BTTN ngu van 8 tu tiet 58 den tiet 66, co dap an

Chia sẻ bởi Sông Hoàng Hà | Ngày 11/10/2018 | 130

Chia sẻ tài liệu: BTTN ngu van 8 tu tiet 58 den tiet 66, co dap an thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Đề TNKH lớp 8 từ tiết 58 -> tiết 66
Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn

Câu 1: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được Phân Châu Trinh viết vào hoàn cảnh nào?
A.Viết tại Côn Lôn
B.Viết vào năm 1908
C.Viết vào năm 1908 tại đảo Côn Lôn khi Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp cầm tù với cái án “ khổ sai chung thân”
D.Cả A,B,C đều không đúng
Câu 2: Có phải bài “Đập đá ở Côn Lôn” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật?
A.Đúng
B.Sai
Câu 3: Chủ đề bài thơ là gì?
A.Tả cảnh đập đá ở Côn Lôn
B.Tả cảnh lao động khổ sai đập đá của người tù.
C.Nêu cao khí phách bất khuất của người chiến sĩ cách mạng
D.Thể hiện ý chí kiên cường bất khuất, khí phách, lòng trung thành sắt son của người chiến sĩ cách mạng phi thường.
Câu 4: Giọng thơ như thế nào? Có phải là trầm tĩnh, ung dung, hào hùng?
A.Đúng
B.Sai
Câu 5: Chữ thứ hai của câu 1 bài thơ là chữ “ trai” thanh bằng vậy “ Đập đá ở Côn Lôn” theo luật gì của thơ thất ngôn bát cú Đường luật?
A.Luật bằng
B.Luật trắc
Câu 6: Bài thơ có năm vần, đó là những vần bằng được gieo vào chữ cuối các câu 1,2,4,6,8( Lôn, non, hòn, son, con)
A.Đúng
B.Sai
Câu 7: Các cặp câu 3-4; 5-6 được cấu trúc như thế nào?
-Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể máy trăm hòn
-Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
A.Những câu song hành
B.Những câu hô ứng nhau
C.Những câu bổ sung nghĩa cho nhau
D.Hai cặp câu bình đối trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Tiết 59: Ôn luyện về dấu câu

Phần I; Trắc nghiệm
Câu 1: Dấu hai chấm trong câu văn dùng để làm gì?
A.Để liệt kê
B.Để đánh dấu( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.
C.Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
D. Để liệt kê, để đánh dấu( báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
Câu 2: Hãy nêu tác dụng của dấu hai chấm trong ví dụ sau:
Tôi nói chuyện lão với vơk tôi. Thị gạt phắt đi:
-Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính cũng mình cũng đói.
( Lão Hạc-Nam Cao)
A.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B.Đánh dấu lời đối thoại
C.Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó
D.Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sông Hoàng Hà
Dung lượng: 62,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)