Btth10

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Quang | Ngày 25/04/2019 | 101

Chia sẻ tài liệu: btth10 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Tuần:13(HKII) Tiết: 43 Ngày dạy:02/04/2013
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10
HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
- Biết chọn khóa cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quen thuộc
- Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khóa để có thể tìm được những thông tin liên quan đến một cá thể được quản lí
Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh khả năng chọn khóa cho các bảng dữ liệu của CSDL đơn giản, củng cố cho HS khái niệm liên kết và cách xác lập liên kết giữa các bảng
3. Thái độ:
Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc sử dụng máy tính
NỘI DUNG HỌC TẬP
- Biết chọn khóa cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quen thuộc
- Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khóa để có thể tìm được những thông tin liên quan đến một cá thể được quản lí
CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC:
Giáo viên: Tài liệu là sách giáo viên Tin học lớp 12, Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 12.
Học sinh: Tài liệu là Sách Giáo Khoa Tin Học lớp 12, tập ghi chép
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/Ổn định tổ chức, kiểm diện: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2/Kiểm tra bài cũ: GV: khi xét một mô hình dữ liệu ta cần quan tâm những yếu tố nào?
Những tiêu chí nào giúp ta chọn khóa chính cho bảng HS: lên bảng trả lời
3/Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

GV: Yêu cầu HS đọc phần nội dung bài học để nắm bắt được ý nghĩa của việc phải tổ chức dữ liệu của kì thi gồm 3 bảng: THÍ SINH, ĐÁNH PHÁCH, ĐIỂM THI.
HS: Đọc và nghiên cứu bài.

GV: Cho HS phát biểu theo ý kiến cá nhân, khuyến khích các ý kiến khác nhau.
HS: Có thể dùng các trường STT, SBD, Phách... để làm khóa chính.

GV: Bảng THÍ SINH có thể chọn tập hợp các trường: Họ tên thí sinh, Ngày sinh, Trường là khóa nếu trên thực tế không có 2 HS lớp trong tỉnh trùng họ tên, ngày sinh và học cùng trường. Tuy nhiên việc chọn STT hoặc SBD làm khóa sẽ tốt hơn và khóa gồm ít trường nhất có thể.
Bảng ĐÁNH PHÁCH có thể chọn 1 trong 3 trường STT, SBD, Phách làm khóa chính. Các khóa của bảng này đều chỉ gồm 1 trường.
Bảng ĐIỂM THI không thể chọn trường Điểm làm khóa vì có thể có nhiều bài khác nhau có điểm giống nhau.
GV: Muốn biết kết quả thi cần ghép được đúng (tương ứng) thông tin thí sinh nào (thông tin chi tiết gồm: họ và tên, ngày sinh, trường) có số phách là gì và được bao nhiêu điểm.
Bài 1: Em hãy chọn khóa chính cho mỗi bảng trong cơ sở dữ liệu trên và giải thích lí do lựa chọn đó.
Nên chọn khóa như sau:
- Bảng THÍ SINH chọn trường SBD (số báo danh) làm khóa chính.
- Bảng ĐÁNH PHÁCH chọn trường SBD hoặc trường Phách làm khóa chính.
- Bảng ĐIỂM THI chọn trường Phách làm khóa chính.

Chú ý:
Trong cả 3 bảng, trường STT (số thứ tự) đều có thể làm khóa cho mỗi bảng bởi vì trong mỗi bảng không có hai bản ghi (hàng) nào có số thứ tự trùng nhau.

Bài 2: Em hãy chỉ ra các mối liên kết cần thiết giữa ba bảng để có được kết quả thi thông báo cho thí sinh.
Các mối liên kết:
Giữa bảng ĐIỂM THI và bảng ĐÁNH PHÁCH: thuộc tính Phách.
Giữa bảng ĐÁNH PHÁCH và bảng THÍ SINH: thuộc tính SBD.
Chú ý: Để thiết lập được liên kết, cần có một trường được lặp lại ở cả hai bảng và là khóa của bảng tham chiếu đến.



TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1/Tổng kết
Khái niệm khóa, khóa chính, liên kết giữa các bảng.
Ý nghĩa của việc xác định liên kết giữa các bảng.
2/Hướng dẫn học tập
Xem trước §11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
PHỤ LỤC
RÚT KINH NGHIỆM



Tuần:12(HKII) Tiết: 44 Ngày dạy:02/04/2013
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10(tt)
HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức:
- Biết chọn khóa cho các bảng dữ liệu trong một bài toán quen thuộc
- Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khóa để có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)