Bt to 2
Chia sẻ bởi Trần Thị Oanh |
Ngày 21/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: bt to 2 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TỐ HỮU
(1920-2002)
I.TIỂU SỬ, CON NGƯỜI, QUAN NIỆM VỀ NHÀ THƠ CỦA NHÀ THƠ CÁCH MẠNG.
1. Tiểu sử.
- Tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920. Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế.
- Thân sinh là một nhà Nho nghèo, cụ có một tâm hồn trong sáng, yêu dân tộc, thích nghĩa lớn, cụ sưu tầm thơ văn các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, HuỳnhThúc Kháng....
- Thân mẫu là một nhà Nho, cụ là người am hiểu và thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế. Sinh ra từ một truyền thống văn hóa, lớn lên trên mảnh đất lịch sử đầy thơ mộng, được tắm mình trong dòng nước quê hương, hồn thơ Tố Hữu đã sớm bộc lộ một tài năng thật sự đã ra đời.
- Năm 1932 thân mẫu nhà thơ qua đời, 1933 Tố Hữu học trường Quốc học Huế. Tố Hữu là người ham đọc sách báo và tìm hiểu cuộc sống, vì thế ông được tiếp xúc với sách báo cách mạng và các chiến sĩ cộng sản mới ra tù như : Lê Duẩn.
- Năm 1938 Tố Hữu kết nạp Đảng, 1939 làm Uỷ viên tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị địch bắt, kẻ thù tra tấn hết sức dã man nhưng không làm sụt trí người Thanh niên cộng sản.
- Năm 1941, mặt trận Việt Minh thành lập, Tố Hữu cùng đồng đội vượt ngục (1942). Sau một tháng lặn lội trốn tránh Tố Hữu đến Thanh Hóa, bắt được liên lạc với cơ sở Đảng ở Trung ương và địa phương, tổ chức lực lượng vũ trang thực hiện cướp chính quyền. Trở về Huế, Tố Hữu được bầu làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu trở lại Thanh Hóa và chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.
- Năm 1947, Tố Hữu được điều động lên chiến khu Việt Bắc.
- Năm 1948, Hội văn nghệ được thành lập, ông làm phó Tổng Bí thư.
Ngôi mộ của TỐ HỮU
2. Con người.
- Ông là một nhà thơ cách mạng và là một con người nhiệt tình đam mê với lí tưởng vô sản, xả thân vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng con người thoát khỏi cảnh lầm than.
- Ông có một tình thương yêu thương con người, nhất là những người lao động nghèo khổ, từ đứa trẻ mồ côi, cô gái giang hồ, lão đầy tớ...
=> Tố Hữu đến với cuộc đời bằng cả trái tim và khối óc, ông là con người của lí tưởng lớn và tình cảm lớn. Ông là nhà thơ cách mạng và là nhà cách mạng làm thơ.
3.Quan niệm về thơ của nhà thơ cách mạng.
- Thơ phải thể hiện cuộc sống một cách hết sức sinh động và chân thực, để thực hiện quan điểm này đồi hỏi nhà thơ phải có một trái tim rung động thật sự và nhạy cảm với hiện thực thì mới có thể tạo được hình tượng thơ hay.
- Nhà thơ phải bám sát cuộc sống và thể hiện cuộc sống sinh động chưa đủ mà nhà thơ còn phải biết đấu tranh cho hiện thực tốt đẹp hơn. Có nghĩa nhà thơ vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ.
- Ông cho rằng: Nhà cách mạng hay nhà thơ đều vì mục đích con người.
=> Ông có quan niệm thơ hết sức đúng đắn, ông quan niệm thơ là một loại hình nghệ thuật nói tiếng nói của quần chúng lao khổ, nó phải phục vụ quần chúng, phục vụ cách mạng, nó là tiếng nói đồng tình, đồng ý, đồng chí.
ll. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ CỦA TỐ HỮU
1.Từ Ấy (1937-1946)
- Tập thơ gồm 72 bài thơ ( mở đầu là Mồ Côi , kết thúc là bài Vui Bất Tuyệt ) tập thơ chia làm ba phần : Máu Lửa , Xiềng Xích và Giải Phóng .
a) Từ Ấy trước hết là nhịp đập đầu tiên của một trái tim giàu lòng yêu thương xúc động trước những cảnh đời bất công ngang trái.
- Tố Hữu mồ côi năm 12 tuổi tâm trạng cô đơn đã sẵn có trong lòng nhà thơ điều đó dễ hiểu vì sao khi nhìn cảnh đời Tố Hữu lại xúc động nhất với thân phận những đứa trẻ mất đi người cha, người mẹ vì thế bài thơ đầu tay của Tố Hữu là bài “Mồ Côi” . năm 16 tuổi bị đuổi khỏi trường nội trú đi làm gia sư nhìn đứa bé đi ở bị mắng chửi không thể cầm lòng ông viết bài “Hai Đứa Trẻ”, “Đi Đi Em”. Nhìn ông già làm vườn ông viết bài “Lão Đầy Tớ” , nhìn chị phụ nữ ở nhà ông viết bài “Chị Vú Em”.
Những số phận hẩm hiu những cuộc đời buồn tủi ấy đều là những con người có thật ngoài đời , được Tố Hữu đua vào thơ.
b)Từ Ấy là tiếng thơ con người say mê lí tưởng
- Từ Ấy là cái mốc quan trọng để Tố Hữu trở thành nhà thơ thuộc về con người cần lao , hòa mình vào cuộc đấu tranh của dân tộc . một trái tim yêu thương và xúc động lại được lí tưởng cách mạng chiếu qua giúp nhà thơ có cái nhìn rộng mở .Mặt trời chân lí là lẽ sống , là niềm tin mà tác giả đã bắt gặp :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Và tác giả tự nguyện :
Là con của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ.
Từ Ấy không chỉ đề cập đến những con người nghèo khổ bất hạnh niềm thông cảm đau xót mà Tố Hữu đã đem đến cho họ và niềm tin vào cuộc sống ngày mai , tương lai của cách mạng , của mỗi kiếp người kể cả thân phận ê chề như cô gái giang hồ trên Sông Hương .
VD: Trong bài “ Đi Đi Em” tác giả đã khuyên :
Nuôi đi em cho đến lớn đến già
Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu…
Trong bài “Tiếng Hát sông Hương” tác giả gợi mở ra một tương lai tươi sáng :
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng …
c) Từ Ấy là một khúc ca chiến đấu , là một trái tim trẻ trung đầy khát vọng .
30 bài viết trong gần 3 năm ở chốn lao tù đã nói rõ phần nào tâm tư trong tù của người chiến sỹ cách mạng : “ Cô đơn thay là cảnh thân tù” là một lời xác nhận về một sự thật cay đắng , một điêù hiển nhiên đã được thấu hiểu bằng sự trải nghiệm của chính nhà thơ : Sống giũa bốn bức tường giá lạnh của xà lim tác giả thấy cô đơn vì phải tạm xa đồng đội , đồng ngũ. Mặc dù sống trong nhà tù tác giả vẫn hướng về cuộc sống bên ngoài “ Lắng nghe tiếng đời lăn náo nức” yêu cuộc sống tự do bao nhiêu thì người chiến sĩ phải đấu tranh với quân thù và bản thân bao nhiêu , quyết hi sinh với quân thù vì lí tưởng cộng sản đã thể hiện rõ tính chiến đấu của nhà thơ chiến sỹ :
“ Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề vai
Là thân sống coi chỉ còn một nửa ”
(Trăng Trối)
“Ta bước tới chỉ một đường cách mạng
Vững lòng tin sẽ nắm chắc tương lai
Như những con tàu giữa biển mênh mông
Còn xa đất vẫn tin ngày cập bến ”
(Như những Con Tàu)
TẬP THƠ “TỪ Ấy”
d) Từ Ấy là bài ca chiến thắng . Thơ Tố Hữu đã hòa nhập vào hồn dân tộc . Nhà thơ đã nói tiếng nói của nhân dân và lòng căm phẫn đối với lũ thực dân đế quốc về nỗi vui sướng khôn cùng khi đất nước được tự do độc lập
VD: “Huế Tháng Tám” , “Vui Bất Tuyệt”
Tóm lại : Từ Ấy là tiếng nói của tâm hồn thanh niên bắt gặp lí tưởng hướng vào nhân dân cần lao và say mê chiến đấu , chiến thắng . Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó vẫn chưa mất đi dấu vết một tâm hồn tri thức tiểu tư sản đến với cách mạng buổi ban đầu .
2.Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
Tập thơ gồm 24 bài ( mở đầu là bài Đêm Xanh kết thúc là bài Lại Về ). Việt Bắc là tiếng nói của người cán bộ cách mạng vì thế có thể coi Việt Bắc là chặng đường thứ hai trong cuộc đời thơ của Tố Hữu . Cái tôi sôi nổi và say mê với lí tưởng cách mạng đã thắng lợi và đi vào chiều sâu của cái ta con người công dân đã đi vào thơ Tố Hữu . Cảm hứng của Tố Hữu lúc này là cảm hứng của dân tộc của thời đại .
a.Việt Bắc như một cuốn nhật kí kháng chiến .
Căn cứ vào thời gian sáng tác xuất hiện các bài thơ trong tập Việt Bắc có thể khẳng định Việt Bắc là tập thơ của một thời kì kháng chiến chống Pháp 1946-1954 . Qua tập thơ người đọc có thể hình dung ra những ngày đầu quân dân ta xây dựng lực lượng non trẻ của mình .
b.Việt Bắc là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của những con người kháng chiến.
- Tố Hữu đã giành tất cả tình cảm yêu thương trân trọng nhất để miêu tả vẻ đẹp của những con người :
+ Anh vệ quốc quân : những con người từ nhân dân vừa ra đến với kháng chiến ,bộ quần áo nâu giản dị và thói quen chăm chỉ của người nông dân .
VD : Qua bài “Cá Nước” , “ Bầm Ơi” , “ Lên Tây Bắc” , “ Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên”.
+ Chị phụ nữ :Vốn bề bộn vất vả lo toan cho cuộc sống, họ sắp xếp việc nhà để tham gia kháng chiến
VD: Qua bài “Phá Đường”
Các bà mẹ Việt Nam : vốn giàu lòng nhân ái, chan chứa tình thương đối với những đứa con của mình . Kháng chiến bùng nổ các bà mẹ đã vượt lên trên tình cảm riêng tư đối với tình cảm chung của dân tộc.
VD: Qua bài “ Việt Bắc”
+ Các em bé : Các em đã chủ động, tự tin tham gia kháng chiến sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cho sự nghiệp cách mạng
VD : Qua bài “Lượm”
+ Lãnh tụ kháng chiến : Là con người bình dị , mộc mạc gần gũi với nhân dân. Có lẽ chính cái phong thái ung dung ‘giản dị ấy làm cho vẻ đẹp và tầm vóc lãnh tụ vĩ đại hơn.
VD : Qua bài “Sáng Tháng Năm”. , “Việt Bắc”
Cảnh các chiến sĩ ở việt bắc
CẢNH Ở ViỆT BẮC
TẬP THƠ ViỆT BẮC
c. Việt Bắc là khúc hát tình yêu quê hương, đất nước .
Tố Hữu cũng như tất cả người dân Việt Nam đều đau đớn , xót xa khi quê hương bị tàn phá và cũng tự hào vì con người quê hương Việt Nam trong đó con người hòa quyện , gắn bó .
VD : Qua bài “Việt Bắc” tác giả tin vào sự chiến thắng của dân tộc sẽ giành độc lập tự do.
3. Gió Lộng (1955- 1961)
a. Tập thơ gồm 25 bài “Xưa….nay” , kết thúc bằng bài “Mẹ Tơm” . Gió Lộng là bài ca xây dựng cuộc sống mới , con người mới khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. đó là tiếng reo vui tự hào của những con người chiến thắng đầy tự tin.
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng
Việt Nam dân tộc anh hùng
Tay không mà đã thành công nên người
( Bài Ca Xuân 1961)
Nhân dân miền Bắc bắt tay vào thời kì xây dựng bằng sự chắt chiu
Dọn tí phân rơi , nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt , cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
(Bài Ca Xuân 1961)
Tác giả ca ngợi cuộc sống mới đang diễn ra từng ngày từng giờ.Nhân dân miền Bắc đang say xưa xây dựng cuộc sống mới ở thôn quê người dân bàn tán sản xuất
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng )
b. Gió Lộng là tiếng thét đau thương , tiếng thét căm thù giục gọi cuộc đời .
- Ngay từ đầu khi đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. Nỗi niềm này thực sự trở thành nỗi đau chua xót khi gót giày đinh của quân thù giày xéo trên “ Quê Mẹ” của ông :
“Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi
Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi
Mẹ ơi dưới đất còn chua xót
Những tiếng giày đinh đạp núi đồi”
Nỗi đau chua xót ấy biến thành những tiếng thét căm thù mãnh liệt đối với bọn Mĩ Diệm .
Tiếng gọi của quê hương miền Nam , tiếng gọi của những con người đang ngày đêm đau khổ trong gông xiềng và máy chém của Mĩ Diệm đã thôi thúc hồn thơ ông nói riêng và dân tộc nói chung đứng lên chiến đấu :
Căm hờn lại dục căm hờn
Máu kêu trả máu , đầu van trả đầu.
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Gió Lộng đã kế thừa và phát triển được mạch thơ tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ từ “Từ Ấy” qua “ Việt Bắc” . nhưng phải công nhận hồn thơ đã chín hơn, vững vàng hơn , từng trải hơn và nghệ thuật cũng nhuần nhuyễn hơn uyển chuyển hơn.
4. Ra Trận (1962-1971)
a. Ra Trận là khúc ca ra trận của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.
- Ngay từ bài thơ đầu thơ đầu tiên của tập thơ Tố Hữu đã nói rõ lí do của những dòng thơ chiến đấu ra đời :
“ Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy
(Có Thể Nào Yên)
-Tất cả dân tộc ra trận hướng về miền Nam
“ Nếu tâm sự cùng ta bạn hỏi
Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói
Như nỗi niềm nhức nhối tim gan
Trong lòng ta hai tiếng miền Nam”…
(Miền Nam)
-Ra trận như một nhu cầu như một sự thôi thúc.
“Đường vào khu bốn vào thanh
Không đi thì nhớ không đành phải đi”
(Đường Vào)
b. Ra Trận là một bài ca khẳng định giá trị chân lí của thời đại
“ Mác_Lênin vĩnh viễn mặt trời
Giữa mây đục càng sáng ngời chân lí
Cuộc đời ta từ cách mạng tháng mười
Đã tươi lại nửa vòng thế kỉ.
c.Giữ năm thắng chiến tranh ác liệt,giữa ngày miền Nam Bắc giành được những chiến công,nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì cả dân tộc lại rơi vào nỗi đau vô cùng lớn,1969 BÁC ra đi,trong cái tang lớn nay có hàng vạn bài thơ khóc BÁC .
5,MÁU VÀ HOA (1971-1977)
-Tập thơ gồm 13 bài mở đầu là bài cây hồng,kết thúc là bài Đảng mùa xuân.
-Nhan đề bài thơ MÁU VÀ HOA đã gợi lên một sự liên tưởng của một bản tổng kết bàng thơ về con đường cách mạng việt nam. Một chặng đường lịch sử gian lao nhiều máu nhất và nhiều hoa nhất.
=>Tập thơ như một bản tổng kết “năm mươi năm máu đã thành hoa”.
6,Một tiếng đờm (1979-1972)
-Tập thơ gồm 71 bài , mở đầu là bài một khúc ca, kết thúc là bài duyên thắm .
-Tập thơ ra đời trong tình hình khá phức tạp nhất là từ 1990 đất nước rất nhiều biến động. Bên cạnh những thành quả to lớn vẫn còn những tồn tại hiện thực bộn bề nhiều mặt phải trái,tốt xấu nhiều khi lẫn lộn.Lòng người nắm lúc chao đảo.Tập thơ ẩn chứa những vấn đề ấy của thực tế xã hội. Bên cạnh niềm vui có bao nỗi buồn và ở đó ta thấy TỐ HỮU có một cái gì đó chân thành gần gũi với con người thế sự.Tập thơ này cái hồn của tác giả lại có dịp được bộc lộ, song sự sôi nỗi trẻ trung đó đã bớt đi nhiều thay vao đó là sự chiêm nghiệm suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời.
“ Mới bảy mươi sao đã gọi là già
Lưng còn thẳng đứng vững gân da
Bạc phơ mái tóc mây đưa mộng
Thanh bạch hòn thơ nắng nở hoa
Phải trái dại khôn đầu vẫn sáng
Thủy trung đen bạc mắt chưa nhòa
Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm”...
7.Ta với ta (1993-2002)
a. Phần ổn định
Được nhà thơ đề cập đến trước hết trong tập thơ là vấn đề chân lí của chủ nghĩa Mác_Lênin , chân lí thời đại mà dân ta đã chọn cả niềm tin và chính mình .
“ Đảo điên thiên hạ đổi màu tên
Bất biến là ta , chí vững bền
Ta nắm tay nhau cùng bước tới
Tìm đường đổi mới hướng đi lên”...
(Thăm Bác Chiều Đông)
b.Nhà thơ chỉ ra phần ổn định của lịch sử xưa và nay.
- Tố Hữu không lí thuyết chung chung mà bàn về cội nguồn của truyền thống dân tộc qua những câu chuyện lịch sử hay những chuyến hành hương về với mảnh đất , những con người dũng cảm đã hy sinh xương máu cho cách mạng .
“Năm ấy thương hoài ngoài bắc rét
Mai đào cũng nở nhớ người thân”…
(Ta vẫn là xuân)
Nhớ về quá khứ để rồi khẳng định cái hiện tại là một phần của tập thơ bước vào thời kì đổi mới chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Là một vấn đề khó khăn .
“Người lao nhanh bước chẳng nhìn nhau
Ai cũng lo kiếm sống làm giàu
Ôi thị trường cũng chiến trường thắng bại
Còn chỗ trăng cho tình thương lẽ phải”…
(Du xuân)
c. Sự thẩm định , sự khẳng định lại chính mình của hồn thơ Tố Hữu.
- Đây là tập thơ mang nặng tình đời , tình người của nhà thơ. Đọc “Ta với ta” người đọc rung động trước tấm lòng chung thủy của nhà thơ với quê hương cách mạng .
“Đường dài , xuôi ngược ngược xuôi
Thủy chung ta vẫn hằng nuôi chí bền”
(Vạn xuân)
=> Con đường sáng tác thơ của Tố Hữu gắn liền với những biến cố lịch sử ông như một thư kí trung thành của thời đại , bắt đầu “TỪ ẤY” đến “TA VỚI TA”
III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU.
1.Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Thơ ông thể hiện một lí tưởng lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
a, Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề lí tưởng, lẽ sống.
Ngay từ tập thơ “Từ ấy” đã thấy Tố Hữu băn khoăn đi kiếm “lẽ yêu đời”, tìm kiếm chân lí lý tưởng cho bản thân và cho tuổi trẻ, lý tưởng đấu tranh giải phóng con người, đem lại cơm no ao ấm và hạnh phúc cho nhân dân lao động.
Các tập thơ tiếp theo: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận và đỉnh cao là Máu và hoa thì lý tưởng đấu tranh giải phóng con người càng hiện hình rõ nét. Để thực hiện lý tưởng cao đẹp ấy Tố Hữu đã thể hiện trong một lẽ sống, chiến đấu không khoan nhượng với quân thù.
b, Thơ Tố Hữu luôn luôn thể hiện một tình cảm lớn, tình cảm dân tộc.
Có lẽ điều này nên thơ Tố Hữu được coi là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ đề cập đến tình thương yêu đồng bào, đồng chí, thể hiện qua các tập thơ:
+ Từ ấy: là tình yêu đồng bào với kiếp sống cần lao.
+ Việt Bắc: tình yêu đồng chí, tình yêu con người.
Các tập thơ của ông thể hiện: Lòng tự hào về lịch sử như: Ba mươi năm đời ta có Đảng; Ông vui cả khi Tổ quốc giàu đẹp như: Việt Bắc, Ta đi tới...
2. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi.
- Thơ ông chủ yếu đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất dân tộc, tính toàn dân.
- Nhân vật thơ Tố Hữu là nhân vật mang tính sử thi, những con người mang tính đại diện cho những phẩm chất của một dân tộc, mang tầm vóc lịch sử, của thời đại.Ví dụ: Bà Bần.
- Cảm hứng của Tố Hữu trước hiện thực cuộc sống chủ yếu là cảm hứng lịch sử, cảm hứng dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự:
“Mà nói vậy: Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để yêu em.”
(Bài ca xuân, 1961)
3. Thơ Tố Hữu mang một giọng điệu riêng.
- Đó là giọng điệu chân tình, tiếng nói của long thương mến rất dễ xúc động trước hiện thực cuộc sống.
2. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi.
- Thơ ông chủ yếu đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất dân tộc, tính toàn dân.
- Nhân vật thơ Tố Hữu là nhân vật mang tính sử thi, những con người mang tính đại diện cho những phẩm chất của một dân tộc, mang tầm vóc lịch sử, của thời đại.Ví dụ: Bà Bần.
- Cảm hứng của Tố Hữu trước hiện thực cuộc sống chủ yếu là cảm hứng lịch sử, cảm hứng dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự:
“Mà nói vậy: Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để yêu em.”
(Bài ca xuân, 1961)
3. Thơ Tố Hữu mang một giọng điệu riêng.
- Đó là giọng điệu chân tình, tiếng nói của long thương mến rất dễ xúc động trước hiện thực cuộc sống.
- Tố Hữu cũng dễ dàng rung động trước đồng bào, đồng chí...., có lẽ đây là lý do trong thơ ông có giọng điệu tâm tình.Biểu hiện rõ nhất của giọng tâm tình đó là cách xưng hô với các đối tượng: Bầm ơi, Anh vệ quốc quân ơi,....
- Ông là nhà thơ trữ tình chính trị nên thơ ông thể hiện sức mạnh “đầy uy quyền”có sức mạnh lôi cuốn mọi người cùng lao động, cùng chiến đấu và sự sảng khoái hào hứng của tác giả.
VD:
“Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi
Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ
Có miền Nam anh dũng tuyệt vời”.
4, Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc.
Tác giả thành công trong việc sử dụng các thể thơ truyền thống
như thể thơ Lục bát, Thất ngôn, Bốn tiếng, Năm tiếng....Ông thường sử dụng lối nói quyen thuộc của đông đảo mọi người,nhất là người lao động .Đặc biệt ngôn từ thơ ông thường giàu tính nhạc:
Nỗi niềm chi rứa huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời thừa thiên
(Quê mẹ)
=>Trong suốt chặng đường thơ, Tố Hữu đã thể hiện chân lý một cách tự nhiên và hồn nhiên.Tố Hữu đã để đọng lại trong lòng độc giả những suy nghĩ,cảm súc tiêu biểu của dân tộc,của giai cấp,thời đại.Tố Hữu là nhà thơ dẫn đầu của đồng thơ ca trữ tình,chính trị và đã đưa thơ trữ tình chính trị đạt đến trình độ nghệ thuật cao
*Han chế trong thơ Tố Hữu:
-Cảm hứng
-Nghệ thuật:+ còn những câu thơ quá dễ dãi “giặc muốn ta về ta lại hóa anh hùng”
+Hình thức : “Một đứa trẻ,hai bàn tay trắng.
Đồng tâm là chính thắng thành công”
HẸN GẶP LẠI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN!!!!
(1920-2002)
I.TIỂU SỬ, CON NGƯỜI, QUAN NIỆM VỀ NHÀ THƠ CỦA NHÀ THƠ CÁCH MẠNG.
1. Tiểu sử.
- Tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920. Quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế.
- Thân sinh là một nhà Nho nghèo, cụ có một tâm hồn trong sáng, yêu dân tộc, thích nghĩa lớn, cụ sưu tầm thơ văn các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, HuỳnhThúc Kháng....
- Thân mẫu là một nhà Nho, cụ là người am hiểu và thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế. Sinh ra từ một truyền thống văn hóa, lớn lên trên mảnh đất lịch sử đầy thơ mộng, được tắm mình trong dòng nước quê hương, hồn thơ Tố Hữu đã sớm bộc lộ một tài năng thật sự đã ra đời.
- Năm 1932 thân mẫu nhà thơ qua đời, 1933 Tố Hữu học trường Quốc học Huế. Tố Hữu là người ham đọc sách báo và tìm hiểu cuộc sống, vì thế ông được tiếp xúc với sách báo cách mạng và các chiến sĩ cộng sản mới ra tù như : Lê Duẩn.
- Năm 1938 Tố Hữu kết nạp Đảng, 1939 làm Uỷ viên tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị địch bắt, kẻ thù tra tấn hết sức dã man nhưng không làm sụt trí người Thanh niên cộng sản.
- Năm 1941, mặt trận Việt Minh thành lập, Tố Hữu cùng đồng đội vượt ngục (1942). Sau một tháng lặn lội trốn tránh Tố Hữu đến Thanh Hóa, bắt được liên lạc với cơ sở Đảng ở Trung ương và địa phương, tổ chức lực lượng vũ trang thực hiện cướp chính quyền. Trở về Huế, Tố Hữu được bầu làm chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa.
- Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Tố Hữu trở lại Thanh Hóa và chức vụ Bí thư Tỉnh ủy.
- Năm 1947, Tố Hữu được điều động lên chiến khu Việt Bắc.
- Năm 1948, Hội văn nghệ được thành lập, ông làm phó Tổng Bí thư.
Ngôi mộ của TỐ HỮU
2. Con người.
- Ông là một nhà thơ cách mạng và là một con người nhiệt tình đam mê với lí tưởng vô sản, xả thân vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng con người thoát khỏi cảnh lầm than.
- Ông có một tình thương yêu thương con người, nhất là những người lao động nghèo khổ, từ đứa trẻ mồ côi, cô gái giang hồ, lão đầy tớ...
=> Tố Hữu đến với cuộc đời bằng cả trái tim và khối óc, ông là con người của lí tưởng lớn và tình cảm lớn. Ông là nhà thơ cách mạng và là nhà cách mạng làm thơ.
3.Quan niệm về thơ của nhà thơ cách mạng.
- Thơ phải thể hiện cuộc sống một cách hết sức sinh động và chân thực, để thực hiện quan điểm này đồi hỏi nhà thơ phải có một trái tim rung động thật sự và nhạy cảm với hiện thực thì mới có thể tạo được hình tượng thơ hay.
- Nhà thơ phải bám sát cuộc sống và thể hiện cuộc sống sinh động chưa đủ mà nhà thơ còn phải biết đấu tranh cho hiện thực tốt đẹp hơn. Có nghĩa nhà thơ vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ.
- Ông cho rằng: Nhà cách mạng hay nhà thơ đều vì mục đích con người.
=> Ông có quan niệm thơ hết sức đúng đắn, ông quan niệm thơ là một loại hình nghệ thuật nói tiếng nói của quần chúng lao khổ, nó phải phục vụ quần chúng, phục vụ cách mạng, nó là tiếng nói đồng tình, đồng ý, đồng chí.
ll. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG THƠ CỦA TỐ HỮU
1.Từ Ấy (1937-1946)
- Tập thơ gồm 72 bài thơ ( mở đầu là Mồ Côi , kết thúc là bài Vui Bất Tuyệt ) tập thơ chia làm ba phần : Máu Lửa , Xiềng Xích và Giải Phóng .
a) Từ Ấy trước hết là nhịp đập đầu tiên của một trái tim giàu lòng yêu thương xúc động trước những cảnh đời bất công ngang trái.
- Tố Hữu mồ côi năm 12 tuổi tâm trạng cô đơn đã sẵn có trong lòng nhà thơ điều đó dễ hiểu vì sao khi nhìn cảnh đời Tố Hữu lại xúc động nhất với thân phận những đứa trẻ mất đi người cha, người mẹ vì thế bài thơ đầu tay của Tố Hữu là bài “Mồ Côi” . năm 16 tuổi bị đuổi khỏi trường nội trú đi làm gia sư nhìn đứa bé đi ở bị mắng chửi không thể cầm lòng ông viết bài “Hai Đứa Trẻ”, “Đi Đi Em”. Nhìn ông già làm vườn ông viết bài “Lão Đầy Tớ” , nhìn chị phụ nữ ở nhà ông viết bài “Chị Vú Em”.
Những số phận hẩm hiu những cuộc đời buồn tủi ấy đều là những con người có thật ngoài đời , được Tố Hữu đua vào thơ.
b)Từ Ấy là tiếng thơ con người say mê lí tưởng
- Từ Ấy là cái mốc quan trọng để Tố Hữu trở thành nhà thơ thuộc về con người cần lao , hòa mình vào cuộc đấu tranh của dân tộc . một trái tim yêu thương và xúc động lại được lí tưởng cách mạng chiếu qua giúp nhà thơ có cái nhìn rộng mở .Mặt trời chân lí là lẽ sống , là niềm tin mà tác giả đã bắt gặp :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
Và tác giả tự nguyện :
Là con của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ.
Từ Ấy không chỉ đề cập đến những con người nghèo khổ bất hạnh niềm thông cảm đau xót mà Tố Hữu đã đem đến cho họ và niềm tin vào cuộc sống ngày mai , tương lai của cách mạng , của mỗi kiếp người kể cả thân phận ê chề như cô gái giang hồ trên Sông Hương .
VD: Trong bài “ Đi Đi Em” tác giả đã khuyên :
Nuôi đi em cho đến lớn đến già
Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu…
Trong bài “Tiếng Hát sông Hương” tác giả gợi mở ra một tương lai tươi sáng :
Cô ơi tháng rộng ngày dài
Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng …
c) Từ Ấy là một khúc ca chiến đấu , là một trái tim trẻ trung đầy khát vọng .
30 bài viết trong gần 3 năm ở chốn lao tù đã nói rõ phần nào tâm tư trong tù của người chiến sỹ cách mạng : “ Cô đơn thay là cảnh thân tù” là một lời xác nhận về một sự thật cay đắng , một điêù hiển nhiên đã được thấu hiểu bằng sự trải nghiệm của chính nhà thơ : Sống giũa bốn bức tường giá lạnh của xà lim tác giả thấy cô đơn vì phải tạm xa đồng đội , đồng ngũ. Mặc dù sống trong nhà tù tác giả vẫn hướng về cuộc sống bên ngoài “ Lắng nghe tiếng đời lăn náo nức” yêu cuộc sống tự do bao nhiêu thì người chiến sĩ phải đấu tranh với quân thù và bản thân bao nhiêu , quyết hi sinh với quân thù vì lí tưởng cộng sản đã thể hiện rõ tính chiến đấu của nhà thơ chiến sỹ :
“ Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ súng kề vai
Là thân sống coi chỉ còn một nửa ”
(Trăng Trối)
“Ta bước tới chỉ một đường cách mạng
Vững lòng tin sẽ nắm chắc tương lai
Như những con tàu giữa biển mênh mông
Còn xa đất vẫn tin ngày cập bến ”
(Như những Con Tàu)
TẬP THƠ “TỪ Ấy”
d) Từ Ấy là bài ca chiến thắng . Thơ Tố Hữu đã hòa nhập vào hồn dân tộc . Nhà thơ đã nói tiếng nói của nhân dân và lòng căm phẫn đối với lũ thực dân đế quốc về nỗi vui sướng khôn cùng khi đất nước được tự do độc lập
VD: “Huế Tháng Tám” , “Vui Bất Tuyệt”
Tóm lại : Từ Ấy là tiếng nói của tâm hồn thanh niên bắt gặp lí tưởng hướng vào nhân dân cần lao và say mê chiến đấu , chiến thắng . Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó vẫn chưa mất đi dấu vết một tâm hồn tri thức tiểu tư sản đến với cách mạng buổi ban đầu .
2.Tập thơ Việt Bắc (1946- 1954)
Tập thơ gồm 24 bài ( mở đầu là bài Đêm Xanh kết thúc là bài Lại Về ). Việt Bắc là tiếng nói của người cán bộ cách mạng vì thế có thể coi Việt Bắc là chặng đường thứ hai trong cuộc đời thơ của Tố Hữu . Cái tôi sôi nổi và say mê với lí tưởng cách mạng đã thắng lợi và đi vào chiều sâu của cái ta con người công dân đã đi vào thơ Tố Hữu . Cảm hứng của Tố Hữu lúc này là cảm hứng của dân tộc của thời đại .
a.Việt Bắc như một cuốn nhật kí kháng chiến .
Căn cứ vào thời gian sáng tác xuất hiện các bài thơ trong tập Việt Bắc có thể khẳng định Việt Bắc là tập thơ của một thời kì kháng chiến chống Pháp 1946-1954 . Qua tập thơ người đọc có thể hình dung ra những ngày đầu quân dân ta xây dựng lực lượng non trẻ của mình .
b.Việt Bắc là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của những con người kháng chiến.
- Tố Hữu đã giành tất cả tình cảm yêu thương trân trọng nhất để miêu tả vẻ đẹp của những con người :
+ Anh vệ quốc quân : những con người từ nhân dân vừa ra đến với kháng chiến ,bộ quần áo nâu giản dị và thói quen chăm chỉ của người nông dân .
VD : Qua bài “Cá Nước” , “ Bầm Ơi” , “ Lên Tây Bắc” , “ Hoan Hô Chiến Sĩ Điện Biên”.
+ Chị phụ nữ :Vốn bề bộn vất vả lo toan cho cuộc sống, họ sắp xếp việc nhà để tham gia kháng chiến
VD: Qua bài “Phá Đường”
Các bà mẹ Việt Nam : vốn giàu lòng nhân ái, chan chứa tình thương đối với những đứa con của mình . Kháng chiến bùng nổ các bà mẹ đã vượt lên trên tình cảm riêng tư đối với tình cảm chung của dân tộc.
VD: Qua bài “ Việt Bắc”
+ Các em bé : Các em đã chủ động, tự tin tham gia kháng chiến sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cho sự nghiệp cách mạng
VD : Qua bài “Lượm”
+ Lãnh tụ kháng chiến : Là con người bình dị , mộc mạc gần gũi với nhân dân. Có lẽ chính cái phong thái ung dung ‘giản dị ấy làm cho vẻ đẹp và tầm vóc lãnh tụ vĩ đại hơn.
VD : Qua bài “Sáng Tháng Năm”. , “Việt Bắc”
Cảnh các chiến sĩ ở việt bắc
CẢNH Ở ViỆT BẮC
TẬP THƠ ViỆT BẮC
c. Việt Bắc là khúc hát tình yêu quê hương, đất nước .
Tố Hữu cũng như tất cả người dân Việt Nam đều đau đớn , xót xa khi quê hương bị tàn phá và cũng tự hào vì con người quê hương Việt Nam trong đó con người hòa quyện , gắn bó .
VD : Qua bài “Việt Bắc” tác giả tin vào sự chiến thắng của dân tộc sẽ giành độc lập tự do.
3. Gió Lộng (1955- 1961)
a. Tập thơ gồm 25 bài “Xưa….nay” , kết thúc bằng bài “Mẹ Tơm” . Gió Lộng là bài ca xây dựng cuộc sống mới , con người mới khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. đó là tiếng reo vui tự hào của những con người chiến thắng đầy tự tin.
Một vùng trời đất trong tay
Dẫu chưa toàn vẹn đã bay cờ hồng
Việt Nam dân tộc anh hùng
Tay không mà đã thành công nên người
( Bài Ca Xuân 1961)
Nhân dân miền Bắc bắt tay vào thời kì xây dựng bằng sự chắt chiu
Dọn tí phân rơi , nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than, mẩu sắt , cân ngô
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ
(Bài Ca Xuân 1961)
Tác giả ca ngợi cuộc sống mới đang diễn ra từng ngày từng giờ.Nhân dân miền Bắc đang say xưa xây dựng cuộc sống mới ở thôn quê người dân bàn tán sản xuất
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng )
b. Gió Lộng là tiếng thét đau thương , tiếng thét căm thù giục gọi cuộc đời .
- Ngay từ đầu khi đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền. Nỗi niềm này thực sự trở thành nỗi đau chua xót khi gót giày đinh của quân thù giày xéo trên “ Quê Mẹ” của ông :
“Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi
Mà lòng ta vẫn cháy không nguôi
Mẹ ơi dưới đất còn chua xót
Những tiếng giày đinh đạp núi đồi”
Nỗi đau chua xót ấy biến thành những tiếng thét căm thù mãnh liệt đối với bọn Mĩ Diệm .
Tiếng gọi của quê hương miền Nam , tiếng gọi của những con người đang ngày đêm đau khổ trong gông xiềng và máy chém của Mĩ Diệm đã thôi thúc hồn thơ ông nói riêng và dân tộc nói chung đứng lên chiến đấu :
Căm hờn lại dục căm hờn
Máu kêu trả máu , đầu van trả đầu.
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Gió Lộng đã kế thừa và phát triển được mạch thơ tràn đầy nhiệt huyết của nhà thơ từ “Từ Ấy” qua “ Việt Bắc” . nhưng phải công nhận hồn thơ đã chín hơn, vững vàng hơn , từng trải hơn và nghệ thuật cũng nhuần nhuyễn hơn uyển chuyển hơn.
4. Ra Trận (1962-1971)
a. Ra Trận là khúc ca ra trận của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.
- Ngay từ bài thơ đầu thơ đầu tiên của tập thơ Tố Hữu đã nói rõ lí do của những dòng thơ chiến đấu ra đời :
“ Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy
(Có Thể Nào Yên)
-Tất cả dân tộc ra trận hướng về miền Nam
“ Nếu tâm sự cùng ta bạn hỏi
Tiếng nào trong muôn ngàn tiếng nói
Như nỗi niềm nhức nhối tim gan
Trong lòng ta hai tiếng miền Nam”…
(Miền Nam)
-Ra trận như một nhu cầu như một sự thôi thúc.
“Đường vào khu bốn vào thanh
Không đi thì nhớ không đành phải đi”
(Đường Vào)
b. Ra Trận là một bài ca khẳng định giá trị chân lí của thời đại
“ Mác_Lênin vĩnh viễn mặt trời
Giữa mây đục càng sáng ngời chân lí
Cuộc đời ta từ cách mạng tháng mười
Đã tươi lại nửa vòng thế kỉ.
c.Giữ năm thắng chiến tranh ác liệt,giữa ngày miền Nam Bắc giành được những chiến công,nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì cả dân tộc lại rơi vào nỗi đau vô cùng lớn,1969 BÁC ra đi,trong cái tang lớn nay có hàng vạn bài thơ khóc BÁC .
5,MÁU VÀ HOA (1971-1977)
-Tập thơ gồm 13 bài mở đầu là bài cây hồng,kết thúc là bài Đảng mùa xuân.
-Nhan đề bài thơ MÁU VÀ HOA đã gợi lên một sự liên tưởng của một bản tổng kết bàng thơ về con đường cách mạng việt nam. Một chặng đường lịch sử gian lao nhiều máu nhất và nhiều hoa nhất.
=>Tập thơ như một bản tổng kết “năm mươi năm máu đã thành hoa”.
6,Một tiếng đờm (1979-1972)
-Tập thơ gồm 71 bài , mở đầu là bài một khúc ca, kết thúc là bài duyên thắm .
-Tập thơ ra đời trong tình hình khá phức tạp nhất là từ 1990 đất nước rất nhiều biến động. Bên cạnh những thành quả to lớn vẫn còn những tồn tại hiện thực bộn bề nhiều mặt phải trái,tốt xấu nhiều khi lẫn lộn.Lòng người nắm lúc chao đảo.Tập thơ ẩn chứa những vấn đề ấy của thực tế xã hội. Bên cạnh niềm vui có bao nỗi buồn và ở đó ta thấy TỐ HỮU có một cái gì đó chân thành gần gũi với con người thế sự.Tập thơ này cái hồn của tác giả lại có dịp được bộc lộ, song sự sôi nỗi trẻ trung đó đã bớt đi nhiều thay vao đó là sự chiêm nghiệm suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời.
“ Mới bảy mươi sao đã gọi là già
Lưng còn thẳng đứng vững gân da
Bạc phơ mái tóc mây đưa mộng
Thanh bạch hòn thơ nắng nở hoa
Phải trái dại khôn đầu vẫn sáng
Thủy trung đen bạc mắt chưa nhòa
Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm”...
7.Ta với ta (1993-2002)
a. Phần ổn định
Được nhà thơ đề cập đến trước hết trong tập thơ là vấn đề chân lí của chủ nghĩa Mác_Lênin , chân lí thời đại mà dân ta đã chọn cả niềm tin và chính mình .
“ Đảo điên thiên hạ đổi màu tên
Bất biến là ta , chí vững bền
Ta nắm tay nhau cùng bước tới
Tìm đường đổi mới hướng đi lên”...
(Thăm Bác Chiều Đông)
b.Nhà thơ chỉ ra phần ổn định của lịch sử xưa và nay.
- Tố Hữu không lí thuyết chung chung mà bàn về cội nguồn của truyền thống dân tộc qua những câu chuyện lịch sử hay những chuyến hành hương về với mảnh đất , những con người dũng cảm đã hy sinh xương máu cho cách mạng .
“Năm ấy thương hoài ngoài bắc rét
Mai đào cũng nở nhớ người thân”…
(Ta vẫn là xuân)
Nhớ về quá khứ để rồi khẳng định cái hiện tại là một phần của tập thơ bước vào thời kì đổi mới chuyển sang nền kinh tế hàng hóa. Là một vấn đề khó khăn .
“Người lao nhanh bước chẳng nhìn nhau
Ai cũng lo kiếm sống làm giàu
Ôi thị trường cũng chiến trường thắng bại
Còn chỗ trăng cho tình thương lẽ phải”…
(Du xuân)
c. Sự thẩm định , sự khẳng định lại chính mình của hồn thơ Tố Hữu.
- Đây là tập thơ mang nặng tình đời , tình người của nhà thơ. Đọc “Ta với ta” người đọc rung động trước tấm lòng chung thủy của nhà thơ với quê hương cách mạng .
“Đường dài , xuôi ngược ngược xuôi
Thủy chung ta vẫn hằng nuôi chí bền”
(Vạn xuân)
=> Con đường sáng tác thơ của Tố Hữu gắn liền với những biến cố lịch sử ông như một thư kí trung thành của thời đại , bắt đầu “TỪ ẤY” đến “TA VỚI TA”
III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU.
1.Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Thơ ông thể hiện một lí tưởng lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
a, Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề lí tưởng, lẽ sống.
Ngay từ tập thơ “Từ ấy” đã thấy Tố Hữu băn khoăn đi kiếm “lẽ yêu đời”, tìm kiếm chân lí lý tưởng cho bản thân và cho tuổi trẻ, lý tưởng đấu tranh giải phóng con người, đem lại cơm no ao ấm và hạnh phúc cho nhân dân lao động.
Các tập thơ tiếp theo: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận và đỉnh cao là Máu và hoa thì lý tưởng đấu tranh giải phóng con người càng hiện hình rõ nét. Để thực hiện lý tưởng cao đẹp ấy Tố Hữu đã thể hiện trong một lẽ sống, chiến đấu không khoan nhượng với quân thù.
b, Thơ Tố Hữu luôn luôn thể hiện một tình cảm lớn, tình cảm dân tộc.
Có lẽ điều này nên thơ Tố Hữu được coi là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ đề cập đến tình thương yêu đồng bào, đồng chí, thể hiện qua các tập thơ:
+ Từ ấy: là tình yêu đồng bào với kiếp sống cần lao.
+ Việt Bắc: tình yêu đồng chí, tình yêu con người.
Các tập thơ của ông thể hiện: Lòng tự hào về lịch sử như: Ba mươi năm đời ta có Đảng; Ông vui cả khi Tổ quốc giàu đẹp như: Việt Bắc, Ta đi tới...
2. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi.
- Thơ ông chủ yếu đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất dân tộc, tính toàn dân.
- Nhân vật thơ Tố Hữu là nhân vật mang tính sử thi, những con người mang tính đại diện cho những phẩm chất của một dân tộc, mang tầm vóc lịch sử, của thời đại.Ví dụ: Bà Bần.
- Cảm hứng của Tố Hữu trước hiện thực cuộc sống chủ yếu là cảm hứng lịch sử, cảm hứng dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự:
“Mà nói vậy: Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để yêu em.”
(Bài ca xuân, 1961)
3. Thơ Tố Hữu mang một giọng điệu riêng.
- Đó là giọng điệu chân tình, tiếng nói của long thương mến rất dễ xúc động trước hiện thực cuộc sống.
2. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi.
- Thơ ông chủ yếu đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất dân tộc, tính toàn dân.
- Nhân vật thơ Tố Hữu là nhân vật mang tính sử thi, những con người mang tính đại diện cho những phẩm chất của một dân tộc, mang tầm vóc lịch sử, của thời đại.Ví dụ: Bà Bần.
- Cảm hứng của Tố Hữu trước hiện thực cuộc sống chủ yếu là cảm hứng lịch sử, cảm hứng dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự:
“Mà nói vậy: Trái tim anh đó
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để yêu em.”
(Bài ca xuân, 1961)
3. Thơ Tố Hữu mang một giọng điệu riêng.
- Đó là giọng điệu chân tình, tiếng nói của long thương mến rất dễ xúc động trước hiện thực cuộc sống.
- Tố Hữu cũng dễ dàng rung động trước đồng bào, đồng chí...., có lẽ đây là lý do trong thơ ông có giọng điệu tâm tình.Biểu hiện rõ nhất của giọng tâm tình đó là cách xưng hô với các đối tượng: Bầm ơi, Anh vệ quốc quân ơi,....
- Ông là nhà thơ trữ tình chính trị nên thơ ông thể hiện sức mạnh “đầy uy quyền”có sức mạnh lôi cuốn mọi người cùng lao động, cùng chiến đấu và sự sảng khoái hào hứng của tác giả.
VD:
“Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi
Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ
Có miền Nam anh dũng tuyệt vời”.
4, Thơ Tố Hữu giàu tính dân tộc.
Tác giả thành công trong việc sử dụng các thể thơ truyền thống
như thể thơ Lục bát, Thất ngôn, Bốn tiếng, Năm tiếng....Ông thường sử dụng lối nói quyen thuộc của đông đảo mọi người,nhất là người lao động .Đặc biệt ngôn từ thơ ông thường giàu tính nhạc:
Nỗi niềm chi rứa huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời thừa thiên
(Quê mẹ)
=>Trong suốt chặng đường thơ, Tố Hữu đã thể hiện chân lý một cách tự nhiên và hồn nhiên.Tố Hữu đã để đọng lại trong lòng độc giả những suy nghĩ,cảm súc tiêu biểu của dân tộc,của giai cấp,thời đại.Tố Hữu là nhà thơ dẫn đầu của đồng thơ ca trữ tình,chính trị và đã đưa thơ trữ tình chính trị đạt đến trình độ nghệ thuật cao
*Han chế trong thơ Tố Hữu:
-Cảm hứng
-Nghệ thuật:+ còn những câu thơ quá dễ dãi “giặc muốn ta về ta lại hóa anh hùng”
+Hình thức : “Một đứa trẻ,hai bàn tay trắng.
Đồng tâm là chính thắng thành công”
HẸN GẶP LẠI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN!!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)