BT À TH1: LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN

Chia sẻ bởi Trần Thị Trúc Phương | Ngày 25/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: BT À TH1: LÀM QUEN VỚI THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1



Tiết PPCT: 4, Lớp 10
Ngày dạy: / ./20
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Củng cố hiểu biết ban đầu về tin học, máy tính.
Về kỹ năng:
Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa kí tự, số nguyên.
Biết được cách mã hóa của máy tính.
Viết được số thực dưới dạng dấu phẩy động.
Về thái độ:
Chuẩn bị :
Giáo viên:
Sách giáo khoa tin học 10, sách giáo viên tin học 10.
Bài giảng, giáo án, phấn, bảng.
Máy vi tính, máy chiếu Projector.
Học sinh:
Xem trước bài tập và thực hành 1: “Làm quen với thông tin và mã hóa”
Sách giáo khoa.
Phấn, khăn lau.
Phương pháp giảng dạy:
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp giảng giải.
Phương pháp tự nghiên cứu.
Phương pháp thực hành.
Tiến trình tổ chức dạy:
Ổn định tổ chức:
Ổn định lớp.
Điểm danh lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu khái niệm thông tin và dữ liệu?
Câu 2: Đơn vị đo thông tin là gì? Nêu các dạng thông tin cơ bản?
Câu 3: nêu khái niệm mã hóa thông tin?
Hãy biến đổi 2310 Cơ số 2
11010012 Cơ số 10
Nội dung:

Hoạt động của
Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức

GV: Đặt câu hỏi theo SGK trang 16







HS: Trao đổi, thảo luận , trả lời câu hỏi của giáo viên.








GV: Gợi ý để HS biết một cách mã hóa, tương ứng với HS “nữ” là bit 1và tương ứng với HS “nam” là bit 0.
GV: Gợi ý để HS liên hệ với ví dụ tương tự hình ảnh 8 bóng đèn.


GV: Phân tích kĩ để HS hiểu rõ hơn về tin học, máy tính.
GV: Gợi ý HS sử dụng phụ lục 1 bộ mã ASCII cơ sở để chuyển đổi.
GV: Gọi 2 Hs lên bảng để thực hiện giải mã







GV: Gọi 1 Hs lên bảng để thực hiện giải mã.







GV: Gọi 3 Hs lên bảng để thực hiện giải mã.

Tin học, máy tính:
Câu a1: Hãy chọn những khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong lĩnh vực tính toán;
Học tin học là học sử dụng máy tính;
Maý tính là sản phẩm trí tuệ của con người;
Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu hiểu biết về tin học;
Khẳng định câu đúng: (C), (D)
Câu a2:Trong các đẳng thức sau đây, những đẳng thức nào là đúng?
1KB=1000 byte;
1KB=1024 byte;
1MB= 1000000 byte
Khẳng định câu đúng (B)
Câu a3: Có 10 học sinh xếp hàng ngang để chụp ảnh. Em hãy dùng 10 bit để biểu diễn thông tin cho biết mỗi vị trí trong hàng là bạn nam hay nữ.

Sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa và giải mã:
Câu b1: Chuyển các xâu ký tự sau thành mã nhị phân: “VN”, “Tin”
Đáp án đúng:
“VN” mã nhị phân là: “01010110 01001110”
“Tin” mã nhị phân là:
“01010100 01101001 01101110”
Câu b2:
Dãy bit “01001000 01101111 01100001” tương ứng là mã ASCII của dãy ký tự nào?
Đáp án đúng: “Hoa”
c) Biểu diễn số nguyên và số thực:
Câu c1: Để mã hóa số nguyên -27 cần ít nhất bao nhiêu byte?
Đáp án đúng: cần 1 byte: trong đó bit 7 biểu diễn dấu, bit 0-6 biểu diễn số.
27=110112


1
0
0
1
1
0
1
1

Câu c2: Viết các số thực sau đây dưới dạng dấu phẩy động: 11005; 25,879; 0,000984
Đáp án đúng:
11005=0,11005 x 105
25,879=0,25879 x 102
0,000984=0,984 x 10-3


Củng cố:
Nhận xét hiệu quả của tiết làm bài tập. Rút kinh nghiệm.
Biết sử dụng bảng mã ASCII để giải mã.
Nắm chắc cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
Dặn dò:
Đọc bài đọc thêm trang 17
Xem trước bài 3 : ‘Giới thiệu về máy tính’ trang 19 SGK
Rút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trúc Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)