Bóng tối

Chia sẻ bởi phạm thị hồng thắm | Ngày 03/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: bóng tối thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC SÔNG LÔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN ĐẠO

KHOA HỌC
LỚP 4
GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ MỸ LINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN ĐẠO
BÀI : BÓNG TỐI
TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
Kiểm tra bài cũ
Tìm hiểu nội dung bài
Thí nghiệm chứng minh
Ứng dụng của bóng tối
Góc thư giãn
1- Kể tên những vật phát sáng?
Bóng điện
Mặt trời
Kiểm tra bài cũ
Thứ ba ngày 10 tháng 02 năm 2009. KHOA HỌC
2- Nhờ đâu mà chúng ta nhìn thấy mọi vật?
Nhờ có ánh sáng
GIỚI THIỆU BÀI
Hoạt động Tìm hiểu bài
1- Hoạt động 1 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

2- Thực hành tìm hiểu về bóng tối.
Hoạt động 1 : QUAN SÁT TRANH
Mặt trời chiếu sáng từ phía nào trong hình?
Trái
Phải
Hoạt động 1 : QUAN SÁT TRANH
Mặt trời chiếu sáng từ phía nào trong hình?
Trái
Phải
Mặt trời chiếu sáng từ phía bên phải của hình, bên trái là bóng của các bạn học sinh đang tập thể dục và bóng của cây cột sắt
KẾT QUẢ QUAN SÁT TRANH
Bóng của các bạn học sinh xuất hiện ở đâu?
Bóng của các bạn học sinh xuất hiện ở phía sau người các bạn.
Hãy tìm vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng trong bức hình?
Mặt trời là vật chiếu sáng và cây cọc sắt là vật được chiếu sáng.
Bóng của các bạn học sinh đang tập thể dục và bóng của cây cột sắt LÀ GÌ ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bóng tối
Quan sát hình 2/sgk trang 93 và dự đoán :
1- Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu và có hình dạng như thế nào khi bật sáng đèn?
2- Bóng sẽ thay đổi như thế nào khi dịch đèn lại gần quyển sách?
Ghi lại kết quả vào cột dự đoán ban đầu trên phiếu giao việc
Chia
lớp
2 nhóm
ngẫu
nhiên
Nhiệm vụ hoạt động của Nhóm 1
Nhóm cử 1 đại diện, thao tác với các đồ vật trên máy chiếu. Các thành viên còn lại quan sát các hiện tượng trên màn chiếu và ghi kết quả quan sát vào phiếu
Nhiệm vụ hoạt động của Nhóm 2
Cách trình bày trên phiếu
Thí nghiệm
chứng minh
KẾT QỦA THÍ NGHIỆM
Bóng tối xuất hiện phía sau quyển sách.
Bóng tối có hình dạng giống quyển sách.
Những vật dưới đây có cho ánh sáng truyền không?
Những vật đó không cho ánh sáng truyền
Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì?
Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi vật cản sáng.
Bóng tối xuất hiện ở đâu?
Bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng.
Khi nào bóng tối xuất hiện?
Bóng tối xuất hiện khi vật cản sáng được chiếu sáng.
KẾT LUẬN
Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng (vì khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới  đó là vùng bóng tối).
Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng tối có hình dạng của vật cản sáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình dạng, kích thước của bống tối.
Theo em hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không? Khi nào nó sẽ thay đổi?
Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái của chiếc bút bi dựng đứng trên mặt bìa.
- Bóng tối của chiếc bút bi sẽ xuất hiện như thế nào?
Chia
lớp
2 nhóm
ngẫu
nhiên
Nhiệm vụ hoạt động của Nhóm
THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH
+ Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trên chiếc bút bi thì ………. bóng bút bi ngắn lại ở ngay dưới chân bút bi.

+ Khi đèn pin chiếu sáng ở phía trái chiếc bút bi thì……
bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên phải.

+ Khi đèn pin chiếu sáng ở phía phải chiếc bút bi thì…… bóng bút bi dài ra, ngả về phía bên trái.
Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
Bóng của vật thay đổi khi nào?
Muốn bóng của vật to, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng.
Làm thế nào để bóng của vật thay đổi to hơn?
Do ánh sáng truyền qua đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng.
K?T LU?N
Ứng dụng của bóng tối
LÀM CHỮ NỔI
LÀM CHỮ NỔI
Khi ánh sáng chiếu vào chữ
Bóng của Chữ
Ghép chồng
Ứng dụng của bóng tối
Nào, chúng ta hãy tìm thêm các ứng dụng khác của bóng tối để điền vào các khung này nhé
VD: Dựa vào bóng tối của vật để tính kích thước của vật đó ...
GÓC THƯ GIÃN
Bạn hãy làm như sau:
- Ngồi ngay ngắn trước màn hình
- Nhìn thằng giữa màn hình và đừng cử động
- Click vào khung “Chụp ảnh” bên đây =>
- Nhớ ngồi thật yên trong khi máy xử lý ảnh.
Chụp ảnh
Chụp ảnh
Xích qua trái một tí!!! Bạn chưa ngồi đúng chính giữa!!! Nhớ cười cho thật tươi nhé!!!
Chụp ảnh
Bạn cười chưa tươi!!! Cười tươi lên tí nữa!!!
Chụp lại nhé!
Xem ảnh
Tốt rồi!
Đợi xử lý vài giây rồi click “Xem ảnh”
1 . . . 2 . . . 3 . . . 4 . . . 5 . . .
Xong rồi!
Làm gì có chuyện đó!!!

Chẳng lẽ bạn cũng tin rằng màn hình có thể trở thành một ống kính máy ảnh sao?

Dù sao bạn cũng đã thư giãn rồi! Bây giờ nhấn phím ESC đế thoát!
Làm gì có chuyện đó!!!

Chẳng lẽ bạn cũng tin rằng màn hình có thể trở thành một ống kính máy ảnh sao?

Dù sao bạn cũng đã thư giãn rồi! Bây giờ nhấn phím ESC đế thoát!
XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY, CÔ GIÁO, HỌC SINH ĐÃ GIÚP CHÚNG TÔI HOÀN THÀNH BÀI GIẢNG NÀY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị hồng thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)