Bóng chữ- Lê Đạt
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Minh Hạnh |
Ngày 21/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: Bóng chữ- Lê Đạt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lê Đạt
BÓNG CHỮ
DÀN Ý:
A. Tìm hiểu chung:
Tác giả
Phong cách nghệ thuật
B. Tập thơ “Bóng chữ”:
Giới thiệu chung
Nội dung
Nghệ thuật
Kết luận
C. Bài thơ “Bóng chữ”:
Giới thiệu chung
Khai thác bài thơ
Kết luận
A/ Tìm hiểu chung:
I. Tác giả:
Lê Đạt (10/9/1929 – 21/4/2008) tên thật là Đào Công Đạt, quê ở xã Á Lữ, Bắc Giang. Ông là gương mặt tiêu biểu trong làng văn thơ Việt Nam.
Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và bắt đầu hoạt động văn học, trở thành hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn - Giai phẩm, nhà thơ cách tân hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại vào nửa sau của TK XX.
Sau các tác phẩm nổi tiếng Cha tôi, Bài thơ trên ghế đá, Ông bình vôi,… do bị kỷ luật vào tháng 7.1958 vì tham gia Nhân văn - Giai phẩm, phải hơn 30 năm sau nhà thơ Lê Đạt mới có điều kiện công bố trở lại các tác phẩm của mình.
Năm 1988, ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đến năm 2007, ông cùng với ba nhà thơ khác của phòng trào Nhân văn - Giai phẩm là Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
II. Phong cách nghệ thuật:
Quan niệm nghệ thuật thơ của Lê Đạt xoay quanh vấn đề con chữ
- Lê Đạt khẳng định “người làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ”. Chữ là thuộc tính thứ nhất của thơ, ông khẳng định: “Chữ bầu nên nhà thơ”. Nhà thơ không có sự tồn tại nào khác ngoài chữ.
“Mỗi công dân có một vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt cũng có một dạng vân chữ
Trộn không lẫn”
- Nếu làm thơ là một trò chơi chữ thì người chơi được Lê Đạt gọi là “phu chữ”, nghĩa là một đời nhọc nhằn với chữ. Nhà thơ phải biết học chữ, thao thức với chữ, sinh sự với chữ… Và đường chữ là một hành trình với vô số ngã tư chữ.
- Ông cặm cụi và miệt mài lao động trên cánh đồng chữ mang khát vọng được cách tân thơ Việt một cách mạnh mẽ
“Lê Đạt và những người đồng hội đồng thuyền với ông từ giữa thế kỉ XX đã kiên quyết khởi lên một cuộc cách tân thơ Việt, đoạn tuyệt với Thơ Mới, đi tìm những cách biểu hiện mới cho thơ, tạo lập những giá trị chuẩn mực mới của thơ”
Tác phẩm đã xuất bản:
- Bóng chữ (thơ - 1994)
- Hèn đại nhân
(truyện ngắn - 1994)
- Ngó lời (thơ - 1997),
- U75 từ tình (thơ - 2007)
B/ Tập thơ “ Bóng chữ”
I. Giới thiệu chung:
- “Bóng chữ” ra đời trong hoàn cảnh thơ Việt đang được “cởi trói”, đổi mới. Tập thơ có ảnh hưởng khá lớn đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
- Tập thơ “Bóng chữ” xuất bản năm 1994, gồm 108 bài, phần nhiều thơ ngắn, hai câu, năm mười câu ; dăm bài dài nhất chỉ độ trăm câu.
“Bóng chữ” của Lê Đạt ghi lại lịch sử một đời người, qua buồn vui một cá nhân, giữa thăng trầm của dân tộc, và trăn trở của một nghệ sĩ thường xuyên tra vấn ngôn ngữ. Xuyên suốt tập thơ là những cung bậc cảm xúc của thi nhân gắn liền với cuộc đời mình. Từ những kỉ niệm, những rung động của tuổi mới lớn cho đến những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời, tất cả được thể hiện trong khung cảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của vùng đồng quê hay những đô thị đang ngày một đổi mới.
II. Nội dung:
a.1/ Về hình ảnh:
- Nhà thơ nhìn hiện thực bằng con mắt đầu tiên hồn nhiên nên hình ảnh thơ trở nên tinh khôi, mới mẻ lạ thường.
Đặc biệt hệ thống hình ảnh trong tập “Bóng chữ” có sự dãn nở kì lạ, tạo ra những phiên bản khác nhau từ hình ảnh gốc, mang những gương mặt mới lạ lẫm với độc giả.
III. Nghệ thuật:
1. Cái lạ trong tập thơ “Bóng chữ”:
a.Lạ hoá về hình ảnh và thi tứ:
▪ Tình hoa:
“Mỗi năm tình hoa mới gọi xuân”
▪ Bến nụ hoa:
“Bến nụ hoa tròn môi đợi nói”
▪ Lúm hoa:
“Hoa lúm hoa bông thắm”
Ví dụ: Riêng từ “hoa”, nhà thơ sử dụng trên 90 lần, nhưng rất sáng tạo:
- Nhiều con chữ những tưởng không thể trong cõi thơ, thế mà qua tư duy của ông, chúng được sống một cuộc đời khác trong nhiều mối quan hệ và giàu sắc thái, như: tần số, ăng ten, tạm ứng, honda, tín dụng…
- Lê Đạt biết cách làm mới cái cũ. Ông đã sử dụng và sai khiến các con chữ một cách sáng tạo, tài tình, vừa truyền thống vừa rất hiện đại:
“ Cá đớp động bóng lay vùng tuổi nhỏ
Phao chìm câu giật hẫng một tình khô”
( Thu điếu )
a.2/ Về thi tứ:
Lê Đạt luôn ý thức cấu tứ mới lạ. Trong “Bóng chữ”, tứ thơ hiện ngay trên nhan đề, như:
Át cơ, Bóng chữ, Khuyết điểm, Gương…
=> Đây là tiền đề tạo nên hệ thống hình ảnh mới lạ và hiệu ứng thẩm mỹ có sức lan truyền trong lòng bạn đọc.
b.Lạ hoá trong liên tưởng, suy tưởng:
- Trong “Bóng chữ” có những liên tưởng, suy tưởng mới lạ, bất ngờ:
“Em về trắng đầy cong khung nhớ” (Bóng chữ)
“Lạnh giờ em đâu” (Chiều Bích Câu)
“Thả đỏ đốt xứ đồng không anh nhớ”
(Chim ức lửa)
- Con chữ như con người. Nó có một đời sống tự do, nó tìm lại cái tôi đích thực và sống trọn vẹn với cái bản ngã đích thực của nó.
- Ngữ âm:
+ Tương đồng phần vần trong một bài
+ Tương đồng thanh điệu- nhịp điệu trong câu kết của nhiều bài
- Ngữ nghĩa: Do sự tương đồng này, các tín hiệu ngôn ngữ trong một bài thơ được liên kết cộng hưởng với nhau về mặt ngữ nghĩa nên giá trị biểu đạt được tô đậm.
2. Nghệ thuật tổ chức ngôn từ:
a. Nghệ thuật tạo tương đồng ngữ âm, ngữ nghĩa:
b. Phá vỡ cấu trúc của ngữ pháp thông thường:
- Kết hợp các yếu tố ngôn ngữ như:
“Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ
Em như bản đồ thân chữ nổi
Dắt anh lần mò nguyên quán tầm xuân”
- Chèn thêm một từ ngữ lạ vào giữa một từ ghép quen thuộc như:
“ Xập xanh xoè cửa ngõ”
“Mắt lá ngày răm mát«
“Quả môi thơm đầu mùa”
3. Biện pháp tu từ:
- Sử dụng điển cố, điển tích:
“ Một đàn ngày trắng phau phau
Bì bạch bờ xoan nước mát”
(Thuỷ lợi)
- Chơi chữ:
+ Chơi chữ đồng âm, gần âm
+ Chơi chữ đồng nghĩa, gần nghĩa
- Hoán dụ, ẩn dụ: có sự tương giao, xâm thực lẫn nhau.
4. Giọng điệu:
- Giọng hài hước, châm biếm:
“ Phó thường danh / phố nhỏ vô danh /
vô giai thoại
Thành tích / mấy trang giấy sờn / mấy câu thơ bụi / núi Vô Sơn”
( Xưng danh )
- Giọng suy tư, triết lý
“Bóng chữ” là tác phẩm có tầm quan trọng trong đời thơ Lê Đạt. Nó là sản phẩm được chưng cất của hơn 30 năm lao động và sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ, là sự khẳng định của nhà thơ sau nhiều năm vắng bóng trên thi đàn. Tập thơ đã tạo nên những dư chấn và chắc chắn có những ảnh hưởng đáng kể cho thơ ca Việt Nam trong hiện tại và sau này.
IV/ Kết luận:
"Bóng chữ" được viết vào năm 1994. Đây là một bài thơ hay với xúc cảm dồn nén và chắt lọc qua hình ảnh thơ được lựa chọn kỹ càng. Qua bài thơ, người đọc thấy được lao động nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ Lê Đạt thật đậm tình và sắc nét.
C/ Bài thơ “Bóng chữ”:
I. Giới thiệu chung:
Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
Mây mấy độ thu
Vườn thức một mùi hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu?
Chiều Âu Lâu
Bóng chữ động chân cầu
II/ Khai thác bài thơ:
1. Nhan đề “Bóng chữ”:
Nhan đề thơ “Bóng chữ” vừa lạ lùng, vừa dồi dào sự lay động:
“chữ” ở đây chính là sự tồn tại của các kí tự
“bóng chữ” là ảnh chiếu, là sự hất loang những nét nghĩa ra bên ngoài vỏ ngôn từ để người đọc tự do suy ngẫm theo vốn hiểu của mỗi cá nhân.
“bóng chữ” tức là hiểu nghĩa đằng sau ngôn từ.
Tuy nhiên, nói đến Lê Đạt - một “phu chữ” thì ý nghĩa nhan đề không chỉ dừng lại ở đó.
Đó là bóng dáng thương nhớ một thời đã qua nhưng chưa bao giờ lìa xa trong tâm tưởng tác giả.
“Bóng chữ” ấy là “bóng nàng” - nửa hư nửa thực; vừa như có thể kéo lại gần, vừa như lại quá diệu vợi, xa xôi.
Nhan đề ấy thực chất là sự tưởng niệm về một tình yêu dở dang, một thế giới hoài niệm đẫm màu nhớ thương trong trái tim tác giả.
2. Sự tưởng niệm về một tình yêu dở dang:
“Chia xa rồi anh mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ”
Tín hiệu quá vãng hiện lên ngay ở câu mở đầu: Hai vần bằng “xa rồi” tiếp nối hai vần trắc “mới thấy”
Sự đối lập của cái hiện hữu với cái đã qua, vừa rưng rưng một niềm chua chát: khi mất đi điều quý giá, người ta mới biết mình từng có điều vô cùng đáng để trân trọng.
Ba từ “Thời thiếu nhỏ” rất đa nghĩa:
+ Vừa là thời đã qua
+ Vừa là sự thu hẹp dần về mức độ nhỏ, khuyết, vắng, xa ... tức là độ lùi của có em ngày xưa càng xa.
=> Khi liên kết hai câu thơ với nhau, câu thơ thứ hai có vẻ như rõ nghĩa hơn. Ta vô tình dùng tiếng cuối của câu thứ nhất làm chủ thể của câu thứ hai. Có thể hiểu thành:
“Em như một thời thơ thiếu nhỏ”
Đó là Em, Em cũng chính là Bóng Chữ. Bóng Em, Bóng Chữ, Bóng Ai?
Đặc biệt, thứ quý giá để tạo nên chất men của thơ, chất nồng trong trái tim đập rộn yêu thương bản năng của nhân loại, đó là:
“Em về trắng đầy cong khung nhớ”
- “trắng” đồng nghĩa với “không”, với hư vô, với nhàm nhạt, thậm chí là “trắng quá nhìn không ra” (Hàn Mặc Tử)
- Nhưng với cách dùng từ của Lê Đạt, tính từ “trắng” đứng trước tính từ “đầy”, tính từ “nhớ” và ở ngay sau động từ “về” thì câu thơ đã trở thành một sự kết hợp từ diệu kì: Hình ảnh “Em” choán đầy trong niềm nhớ của thi nhân.
=> Câu thơ vừa tha thiết, vừa đắm say.
- “Khung nhớ” là hình ảnh đẹp và hiếm, vừa cụ thể hóa sự dồn nén vô hạn của nhớ thương. Từ “cong” mang sắc thái mềm mại làm tiếng “khung” như mềm ra, ngọt ngào và gợi chất thơ đến lạ kì.
- Hình tượng “em” đang đến hay đang đi?
+ Em đến mang theo nỗi nhớ ?
+ Em đi để lại nỗi nhớ?
+Em ở đây mà nỗi nhớ vẫn tràn về “đầy cong khung nhớ”?
=> Dù hiểu theo cách nào, người đọc vẫn cảm nhận được một tình yêu nồng nàn, đắm say.
“Mưa mấy mùa
Mây mấy độ thu”
Câu thơ tạo nên một sắc thái khá ngọt:
“Mưa mấy mùa – Mây mấy độ”
- “Mây, mưa” vốn là các từ thường được liên kết với nhau nhưng ở đây tác giả tách ra đứng độc lập ở 2 đầu dòng thơ riêng biệt.
=> Hai từ ấy chỉ sự xoay vần, tuần hoàn của thời gian: bao mùa đã qua, bao độ đã tới - duy chỉ có một thứ không đổi thay, không im ngủ:
“Vườn thức một mùi hoa đi vắng”
+ “Vườn”: một sự ẩn dụ ngọt ngào cho anh, cho nỗi nhớ cháy bỏng
=> Dù em đã xa, dù “mùa hoa đã đi vắng” nhưng chiếc kim la bàn tình yêu vẫn chỉ hướng về một phương: chính là “Em”.
+ Lời thơ gợi nhớ đến thơ của Xuân Quỳnh:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
=> Chỉ có khác nhau là lời tình tự của nhân vật trữ tình, còn điểm giống nhau đó là ở sự đắm say đến tha thiết, cảm động.
“Em vẫn đây mà em ở đâu?”
- Câu thơ gợi nhiều cách hiểu:
+ Người đã đi, nhưng ảnh hình và mùi hương vẫn còn vương vấn.
+ Hay người vẫn đây, nhưng tâm hồn người lại quá đỗi xa xôi.
=> Chủ thể trữ tình cảm nhận được “em vẫn đây”, nhưng không thể thấy, không thể chạm vào. “Em” như ở khắp nơi, như mùi hoa lẩn khuất quanh vườn, nhưng chưa từng xuất hiện.
- Đây là một câu hỏi không có lời đáp, chỉ vọng về một chút dư âm, ngân toả và buồn tha thiết:
“Em vẫn đây mà em ở đâu”
phải chăng còn có nghĩa là: em không còn nữa.
=> Có lẽ bi kịch tình yêu chính là ở đây. Tất cả chỉ còn là sự diệu vợi, xa xôi; là quá vãng dù vẫn đắm say, thắm quyện, da diết nỗi nhớ.
3. Hai câu thơ kết - dồn tụ tất cả cảm xúc bài thơ:
“Chiều Âu Lâu
Bóng chữ đọng chân cầu”
+ Từ “âu” còn có thể là âu lo, âu yếm.
=> Nó vừa là ảo giác từ nỗi nhớ của một kẻ si tình vừa là sự từ bỏ của chính niềm say đắm ấy.
- Hình ảnh “Âu Lâu” mang nhiều tầng nghĩa:
+ Quê hương của Lê Ðạt, một bến sông ở Yên Bái.
+ Một mái lầu - một nơi hò hẹn.
+ Chốn dừng chân trong giây phút của người du khách.
=> Phải chăng đó chính là bóng em, chợt đến rồi chợt đi, để lại nỗi nhớ thiết tha khôn cùng.
- Trong chiều Âu Lâu ấy, hình ảnh bóng em, hay bóng chữ “đọng” lại thành dòng kí ức như rễ cây luôn gắn vào cội đất - bóng em mãi được neo đậu chắc chắn trong trái tim chàng trai si tình Lê Đạt.
Cả bài thơ, bởi làm nên từ bóng chữ, nên đã mở ra một thực tại khác vô cùng đắm say và thơ mộng giữa hai thực thể chữ và câu .
Bóng chữ chao đảo giữa mộng và thực, giữa tục và thanh, giữa người và ảnh, giữa phôi pha và vĩnh cửu.
III/ Kết luận:
1. Nội dung:
- “Bóng Chữ” không chỉ là một bài thơ 40 tiếng, mà còn là một đời thơ.
+ Nếu nói về bài thơ, “bóng chữ” là bóng em, bóng người.
+ Nếu nói về đời thơ, “bóng chữ” là nỗi ám ảnh chi phối và “làm khổ” Lê Đạt, cũng như làm những người yêu thơ luôn phải ngỡ ngàng khi đọc thơ ông.
- “Bóng chữ”, dung lượng thơ tuy không lớn nhưng sức chuyển tải ý nghĩa quả không giản đơn, dễ dàng. Lê Đạt đã thực sự để tang một tình yêu dang dở trong “Bóng chữ”. Ông đã hoàn toàn thành công khi vẽ lên tình yêu màu sắc của nhớ nhung trong một thế giới ảo ảnh. Nơi ấy, tình yêu là bóng, nỗi nhớ cũng là bóng. Tất cả đều là hư ảo, liêu trai, mong manh và không sắc màu.
2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo các từ ngữ, hình ảnh mới lạ, hấp dẫn.
- Kết cấu câu độc đáo, không có dấu ngắt câu giúp cảm xúc tự do tuôn trào mãnh liệt.
- Sử dụng câu hỏi tu từ không rõ lời đáp, khiến cho nỗi nhớ của chủ thể trữ tình càng thêm da diết, khôn nguôi, tạo sự ám ảnh trong lòng người đọc.
“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt
Một mật ngọt thành đời vạn chuyến ong bay”
(Chế lan Viên)
Với ngòi bút tinh tế, độc đáo cùng hành trình miệt mài, trăn trở tìm kiếm những giá trị nghệ thuật mới mẻ trong khu vườn cuộc đời, nhà thơ Lê Đạt đã để lại những dấu ấn riêng mới mẻ không thể trộn lẫn trên thi đàn văn học Việt Nam hiện đại.
Một số nguồn tư liệu trong bài thuyết trình
Tư duy nghệ thuật thơ Lê Đạt qua tập thơ bóng chữ ( PGS.TS. Hồ Thế Hà)
Phân tích bài thơ Bóng chữ của Lê Đạt (bài làm Mai Thảo Yên)
Bóng chữ hay là bóng em! (ThS. Trần Thị Anh Thư - Khoa SP Xã Hội -Nhân Văn)
Trải lòng với “Bóng chữ” của nhà thơ Lê Đạt (Lưu Khánh Linh - Trường THPT Đồng Tâm, Yên Bái)
Bài thuyết trình của nhóm em đến đây là kết thúc.
Cảm ơn cô và các ban đã chú ý lắng nghe!
Những thành viên trong nhóm:
Lê Thị Thu Trang
Thiều Thị Thu Thảo
Nguyễn Châu Linh
Trần Ngọc Minh Hạnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Minh Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)