BƠM CAO ÁP VE

Chia sẻ bởi Quảng Năng | Ngày 11/05/2019 | 398

Chia sẻ tài liệu: BƠM CAO ÁP VE thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

B 2. BƠM CAO ÁP VE
 
20h ( LT : 5h , TH :15 )
I. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE :
1. Nhiệm vụ :
Ngày  nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao. Bơm cao áp VE có các nhieäm vuï sau :
 Áp suất dầu phun luôn luôn được giữ cố định .
Cung cấp một lượng nhiên liệu lý tưởng vào trong buồng khí đốt theo từng chế độ động cơ, phù hợp với lượng khí nạp vào.

 Lượng dầu cung cấp được bơm cao áp điều khiển phù hợp với tốc độ động cơ. được ấn định sẵn.
  Bơm cao áp ấn định thời gian phun khi tốc độ động cơ và tải thay đổi, quyết định thời gian phun sớm hay muộn (có bộ phun dầu sớm theo tải).


Bom cao �p VE ph�n ph?i nhi�n li?u v�o t?ng xi lanh m?t c�ch d?ng d?u v� chính x�c.

Bơm cao áp giúp cho động cơ không vượt quá tốc độ cực đại cho phép hay dưới tốc độ cầm chừng đã được ấn định sẵn.
II .Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của HTNL diesel dùng bơm phân phối VE:
1 . Sơ đồ làm việc của bơm VE
HÌNH II - 1
1 – Thùng chứa dầu
3 – Lọc tinh
2 – Bơm chuyển tiếp
6 – Cần điều khiển
4 - Van an toàn
5-Bơm tiếp
vận
7 – Lò xo điều khiển
8 – Đường dầu về
11 – Van phân phối
12 – Van định lượng (Vành tràn)
10 – Đường dầu đến kim phun
9 – Pittong bơm 
13 – Đĩa cam
14 – Bộ điều khiển phun dầu sớm
HÌNH II - 1
2-SO D? NGUY�N L� L�M VI?C
Bơm sơ cấp (2) hút nhiên liệu từ thùng (1) đưa qua lọc (3) sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt (5) hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm.
Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp.
Đĩa cam (13) được dẫn động bôûi trục dẫn động, pittông bơm (9)được gắn với đĩa cam (13), nhiên liệu được cấp cho kim phun  nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này.
Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí.

Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun. Khi cam quay, piston bơm đi đến điểm chết trên sau đó về điểm chết dưới.
-Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điều khiển phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu
NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
IV - C?U T?O BOM CAO �P , NGUY�N L� L�M VI?C VE :

1 -C?U T?O BOM CAO �P VE :
HÌNH II – 2 : Bơm cao áp VE.
1 – Bơm cấp nhiên liệu
2 – Đĩa cam
3 – Bộ điều khiển phun sớm
8-Van cắt nhiên liệu
4 – Cữa chia
5- Pittông
6-Van ph�n ph?i
7- C?a h�t

Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm.
     


           
.


Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên liệu được cấp cho kim phun  nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này.



.

Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp
Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí.

Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu.

             Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun.
 
1 – Pittông bơm

2 – Lỗ nạp nhiên liệu
3 – Rãnh hút
4 – Buồng cao áp
5 – Rãnh phân phối

6 – Đường phân phối
7 – Lỗ thoát nhiên liệu
8 – Van định lượng

· Bước 1: Nạp nhiên liệu:
     Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong pittông.
Bước 2: Phân phối nhiên liệu:
      Khi đĩa cam và pittông quay, cữa hút đóng và cữa phân phối của pittông sẽ thẳng hàng với một trong bốn trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun.
·        Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu:
Khi pittông dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của pittông sẽ lộ ra khỏi van định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này. Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc.
·      
 
Bước 4: Cân bằng áp suất :
 Khi piston quay 180 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông thẳng hàng với đường phân phối để cân bằng áp suất nhiên liệu trong đường phân phối và trong buồng bơm.

V – BỘ ĐIỀU KHIỂN PHUN SỚM TỰ ĐỘNG: (điều khiển thời điểm phun)
       Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, nhiên liệu trong động cơ Diesel phải được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao áp kiểu Vector trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, nó hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu, để thay đổi thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ.
 1- Cấu tạo và hoạt động:

Pittong bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn của lò xo bộ điều khiển.

4 – Chốt trượt
1 – Vòng lăn 
2 – Con lăn
5 – Pittông bộ điều khiển phun sớm
3 – Lò xo bộ điều khiển
Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đỡ con lăn.


Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay ngược hướng với pittông bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị trí đĩa cam.

VI – CƠ CẤU ĐIỀU CHỈNHCƠ KHÍ BƠM VE.

1 – Cấu tạo và vai trò:

·  Bánh răng trục cơ cấu điều chỉnh và giá đỡ quả văng quay 1,6 lần trong một vòng quay của bánh răng trục dẫn động

·  Có bốn quả văng trên giá đỡ. Các quả văng này phát hiện tốc độ gốc của trục bộ điều chỉng nhờ lực ly tâmvà bạc bộ điều chỉnh sẽ truyền lực ly tâm này đến cần điều khiển .

· Độ căng của lò xo điều khiển thay đổi theo tải
( tức là mức độ đạp chân ga).

· Lò xo giảm chấn và lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục bằng cách tỳ nhẹ vào cần căng và cần điều khiển khi chúng dịch chuyển sang phải (tức là theo hướng giảm lượng phun).


·
· Cụm cần bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của van định lượng theo tốc độ động cơ và theo tải. Nó bao gồm cần dẫn hượng, và cần điều khiển và cần căng, những cần này được nối tại điểm tựa (điểm tự do ) . Cần hướng dẫn còn có thêm một điểm tựa
(điểm cố định vào vỏ bộ điều chỉnh ) .



HÌNH 20 :Bộ điều chỉnh mọi tốc độ.

1- Đĩa cam.
2 – Trục dẫn động.
3 – Bánh răng.
4 – Trục bộ điều chỉnh.
5 – Cần điều chỉnh.
6 – Lò xo điều khiển.
7 – Lò xo giảm chấn.
8 – Cần dẫn hướng.
9 – Cần căng
10 – Cần điều khiển. 11 – Bạc.
13 – Pitông bơm.
14 – Van định lượng ( vòng tràn).
15 – Điểm tựa A.



15 – Điểm tựa A.
2-Nguyên lý hoạt của bộ điều tốc
bơm cao áp VE.
 
a/     Khởi động: (hình .A)
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh sẽ dịch chuyển về vị trí đầy tải . Vì vậy cần căng bị kéo bởi lò xo điều khiển đến tận khi nó tiếp xúc với vấu chặn . Do động cơ vẫn chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển và cần điều khiển bị đẩy tỳ lên bạc bởi sức căng lò xo khởi động vì thế các quả văng vẫn ở vị trí đống hoàn toàn. Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A và đẩy vòng tràn đến vị trí khởi động. Phun cực đại. Nhờ đó lượng  nhiên liệu cung cấp cần thiết cho động cơ để khởi động.

b/ Không tải : ( hình .B)
Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí không tải. Ở vị trí này lò xo điều khiển tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần căng. Vì vậy, ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở ra. Nó làm cho bạc dịch sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức căng các lò xo khởi động, không tải và giảm chấn. Vì vậy cần điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy van định lượng đến vị trí không tải .
·       
c/ Đầy tải: (hình .C)
Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch đến vị trí đầy tải và sức căng của lò xo điều khiển trở nên lớn hơn (vì vậy lò xo giảm chấn sẽ bị ép lại hoàn toàn). Do đó cần căng sẽ tiếp xúc với dấu chặn và đứng im. Hơn nữa, khi cần điều khiển bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên van định lượng được giử ở vị trí đầy tải.
Khi vít đặt đầy tải
( để điều chỉnh lượng phun khi đầy tải ) quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D nên cần điều khiển ( gắn với điểm A) sẽ cũng quay ngược  chiều kim đồng hồ quanh điểm D, đẩy van định lượng theo hướng tăng lượng phun.
    
D/ Tốc độ cực đại : ( hình.D)
Khi tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực ly tâm của các quả văng dần dần trở nên lớn hơn lực căng của lò xo điều khiển. Vì vậy cần căng và cần điều khiển cùng quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A , do đó đẩy van định lượng sang trái, giảm lượng phun để ngăn động cơ chạy quá nhanh.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quảng Năng
Dung lượng: | Lượt tài: 17
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)