Bồi dưỡng thường xuyên

Chia sẻ bởi tieu my tu | Ngày 02/05/2019 | 222

Chia sẻ tài liệu: bồi dưỡng thường xuyên thuộc Khám phá khoa học

Nội dung tài liệu:

BỒI DƯƠNG THƯỜNG XUYÊN
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON
Phát triển ngôn ngữ trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc, được làm quen với chữ tiếng Việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi của trẻ. Việc nắm vững những đặc điểm này sẻ giúp cho người giáo viên có được những kiến thức và kỹ năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đặt ra những phương pháp phù hợp, linh hoạt để đạt được những mục tiêu cho giai đoạn nền móng này.

VỀ NHẬN THỨC

Trẻ nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non
Xác định được những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ

KỸ NĂNG


Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non vào công tác giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới
THÁI ĐỘ
Tôn trọng những đặc điểm riêng về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em trong quá trình giáo dục. Chủ động nắm vững các đặc điểm, mục tiêu và kết quả mong đợi ở mầm non về ngôn ngữ để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với độ tuổi và có hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
NỘI DUNG
N?I DUNG I
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI
Câu hỏi thảo luận: Anh ( chị) biết gì về đặc điểm
phát triển của trẻ:
- Giai đoạn 0 – 5 tháng tuổi
- Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi
- Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

Giai đoạn 0 – 5 tháng
- NGHE: Trẻ phản ứng với các nguồn âm thanh: âm điệu nhẹ nhàng thì thích thú, âm thanh to, mạnh thì giật mình và khóc.
NÓI: 3 tháng trẻ biết “ hóng” chuyện, biết u a những âm thanh chưa rõ ràng. Khi dể chịu có thể cười thành tiếng. Khi khó chịu có thể khóc thét lên.
Vì vậy người thân nên thường xuyên trò chuyện với trẻ.

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Giai đoạn từ 6 – 12 tháng
NGHE: Trẻ hiểu được từ không và có của người khác. Cố gắng giao tiếp bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ
NÓI: Cố gắng nhắc lại âm thanh của người lớn. Nói bập bẹ bi bô: “ma ma, ba ba, bà bà”
VỐN TỪ: Một số vốn từ ít: ba ba, măm măm, ba, bà,…
Giai đoạn từ 12 – 18 tháng
NGHE: Chú ý đến sách và đồ chơi trong vòng khoảng 2 phút. Làm theo những hướng dẫn đơn giản của người lớn bằng điệu bộ, cử chỉ. Trả lời những câu hỏi đơn giản không bằng lời. Chỉ ra các đồ vật, bức tranh và các thành viên trong gia đình.
NÓI: Nói được 2 đến 3 từ chỉ tên người hoặc đồ vật ( phát âm có thể không rõ ràng). Cố gắng làm quen với các từ đơn giản.
VỐN TỪ: Có khoảng 20 – 30 từ.
Theo nghiên cứu của singgapore thì trẻ từ 6 – 12 tháng trên toàn thế giới đều nói những âm thanh giống nhau.
VD: Trẻ phát âm thanh u a, ơ ớ
Từ 12 tháng tuổi trở đi thì nói các từ trong tiếng mẹ đẻ
VD: Ba, mẹ hoặc pa pa, ma mi.
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 3 TUỔI
Câu hỏi thảo luận: Anh ( chị) biết gì về đặc điểm phát triển của trẻ:
- Giai đoạn18– 23 tháng tuổi
- Giai đoạn 2 – 3 tuổi
Giai đoạn Từ 18-23 tháng
NGHE
- Làm theo những đề nghị đơn giản mà không cần biểu thị kèm bằng điệu bộ, cử chỉ.
- Chỉ ra những phần đơn giản trên cơ thể người như “mũi,, miệng, mắt”.
Hiểu được những động từ đơn giản như: ăn, ngủ…
VỐN TỪ
- Biết được khoảng 50 từ khi được 24 tháng.
- Có thể biết vài đại từ: bạn, tôi, cô ấy.
NÓI
- Nói được chuổi từ từ 8 đến 10 từ (phát âm có có thể không rõ ràng).
- Hỏi tên những thức ăn thông thường.
- Bắt chước/ tạo ra tiếng kêu của động vật
- Khi đến 24 tháng có thể nói đến khoảng 40 từ, lời nói bắt đầu chính xác hơn nhưng có thể bị đuối/ nuốt những âm cuối.
- Người lạ có thể không được hiểu nhiều lắm
Giai đoạn từ 2- 3 tuổi
NGHE
Trả lời những câu hỏi đơn giản
NÓI
- Nói được cụm từ từ 2-3 từ.
Sử dụng câu hỏi nhấn trọng âm để hỏi.ví dụ: “quả bóng của con đâu”
Bắt đầu sử dụng các từ chỉ số nhiều như: “những tất cả”, “ những đôi dép”, và thì quá khứ: “ đã ăn rồi”.
VỐN TỪ
- Có vốn từ khoảng 200-300 từ.
- Biết vài khái niệm chỉ không gian: trong, ngoài, trên. Biết miêu tả các từ như: “to”, “vui vẻ”.
N?I DUNG II
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TRẺ TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI
Câu hỏi thảo luận: Anh ( chị) biết gì về đặc điểm phát triển của trẻ:
- Giai đoạn 3 – 4 tuổi
- Giai đoạn 4 – 5 tuổi
- Giai đoạn 5 – 6 tuổi
Giai đoạn 3 – 4 tuổi:
NGHE: Thích thú với ngôn ngữ, hào hứng với thơ ca và nhận ra những điều vô lý trong ngôn từ. Ví dụ: Có con voi trên đầu bạn phải không?
NÓI: Diễn tả ý tưởng và cảm xúc không dừng lại ở việc chỉ nói về thế giới xung quanh bé. Diễn tả thì của động từ: “đang”. Trả lời các câu hỏi đơn giản như: “bé làm gì khi đói bụng?” Nhắc lại các câu của người khác.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
VỐN TỪ: Biết nhóm tên đối tượng. Ví dụ: “ quần áo”, “thức ăn”. Sử dụng được hầu hết các âm nhưng có thể chưa tròn âm đối với các âm khó: Tr, ch, th, ngh, l, s, r, v

Giai đoạn từ 4 – 5 tuổi
NGHE: Hiểu được các khái niệm không gian như: “ đằng sau”, “ bên cạnh”. Hiểu được những câu hỏi phức tạp
NÓI: Miêu tả làm một việc như thế nào, ví dụ: cách vẽ một bức tranh, liệt kê các đồ vật theo loại: Động vật, phương tiện giao thông,… Biết sử dụng các câu hỏi tại sao. Ví dụ: Tại sao trời lại mưa? Tại sao con bướm bay cao?,….
VỐN TỪ: Lời nói có thể hiểu được nhưng còn vài lỗi sai khi phát âm những từ dài, khó, phức tạp như: “ chim khướu, khúc khuỷu”. Nói được 200 đến 300 từ khác nhau.
Giai đoạn từ 5 – 6 tuổi:
NGHE: Hiểu được chuỗi thời gian, ví dụ : điều gì xảy ra trước tiên, thứ hai, thứ ba,….Thực hiện chuỗi có 3 hướng dẫn. Hiểu được nhịp điệu của câu thơ, bài hát.
NÓI: câu có thể đạt độ dài 8 từ trở lên. Sử dụng câu ghép và câu phức. Miêu tả đồ vật. Sử dụng tưởng để sáng tạo ra các câu chuyện.
VỐN TỪ: Hiểu được 2000 từ.
N?I DUNG III
TÌM HIỂU NHỮNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRẺ MẦM NON
Câu hỏi thảo luận: Anh ( chị) biết gì về mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non từ 3 đến 36 tháng tuổi?
Từ 3 – 12 tháng
Từ 12 – 24 tháng
Từ 24 – 36 tháng

Mục tiêu giáo dục trẻ 3 – 36 tháng
NGHE
Nghe các giọng nói khác nhau.
Nghe hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản.
Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng giao, có nội dung phù hợp với độ tuổi
NÓI
Phát âm các âm khác nhau
Trả lời và đặc 1 số câu hỏi đơn giản
Thể hiện nhu cầu, cảm xúc,hiểu biết của bản thân bằng lời nói
LÀM QUEN VỚI SÁCH
- Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các sự vật trong tranh
NỘI DUNG GIÁO DỤC
NỘI DUNG GIÁO DỤC TRẺ NHÀ TRẺ TỪ 3 – 6 THÁNG
TỪ 3 – 12 THÁNG
NGHE
Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau
Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc
Nghe các câu nói đơn giản trong giao tiếp hằng ngày
Nghe các câu hỏi: “đâu?” ( tay đâu, chân đâu,…)
Nghe các bài hát, đồng giao, ca dao
NÓI
Phát âm các âm bập bẹ khác nhau.
Bắt chước các âm khác nhau cửa người lớn.
Nói một vài tù đơn giản.
Thể hiện nhu cầu bằng các âm bập bẹ hoặc đơn giản kết hợp vói động tác, cử chỉ, điệu bộ.
LÀM QUEN VỚI SÁCH
- Chưa biết làm quen với sách



TỪ 12 – 24 THÁNG
NGHE
- Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
- Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật hành động quen thuộc
- Nghe và thực hiện một số yêu cầu bằng lời nói.
- Nghe các câu hỏi: Ở đâu?, Con gì?,... Thế nào? (gà gáy thế nào?), Cái gì? Làm gì?
- Nghe các bài hát, bài thơ, đồng dao, ca dao, truyện kể đơn giản theo tranh
NÓI
- Phát âm các âm khác nhau.
- Gọi tên các đồ vật, con vật, hành động gần gũi.
- Trả lời và đặt câu hỏi: Con gì?, cái gì?, Làm gì?
- Thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình bằng câu đơn giản.
- Đọc theo, đọc tiếp cùng cô tiếng cuối của câu thơ.
LÀM QUEN VỚI SÁCH
- Mở sách, xemn tranh và chỉ vào các nhân vật, sự vật trong tranh.
TỪ 24 – 36 THÁNG
NGHE
Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật hành động quen thuộc
Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.
Nghe các câu hỏi: Cái gì? Làm gì? Để làm gì? Ở đâu? Như thế nào?
Nghe các bài thơ, đong dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn.
NÓI:
Phát âm các âm khác nhau.
Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp.
Trả lời và đặt câu hỏi: Cái gì?, Làm gì?, Ở đâu?,... Thế nào?, Để làm gì? Tại sao?.
Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3 - 4 tiếng
Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý.
Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
Lắng nghe khi người lớn đọc sách.
LÀM QUEN VỚI SÁCH
- Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ 3 – 6 TUỔI
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả nàng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu cửa bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kỹ năng bắt đầu về việc đọc và viết.
- Giáo dục phát triển ngôn ngữ

NGHE
- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chẩt, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.
- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
NÓI
- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
- Bày tỏ nhu cầu, tình cám và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.

LÀM QUEN VỚI VIỆC ĐỌC VIẾT
- Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
- Làm quen với một sổ kí hiệu thông thường trong cuộc sống.
- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.
Nội dung giáo dục trẻ 3 – 6 tuổi
TỪ 3 – 4 TUỔI
NGHE
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.
Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.
Nghe hiểu nội dung các câu đơn.
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi
Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

NÓI

- Phát âm các tiếng của tiếng Việt.
Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng.
Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? cái gì? Ở đâu? Khi nào?
Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép


Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngũ, hò vè.
Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
Mô tả sự vật, tranh ảnh có sụ giúp đỡ.
Kể lại sự việc.
Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.


LÀM QUEN VỚI SÁCH
Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sổng (nhà vệ sinh, lổi ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...)
Tiếp xúc vơi chữ, sách truyện.
Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: Hướng dẫn đọc, viết: từ trái sang phái, từ dòng trên xuổng dòng dưới.
Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và giữ gìn sách
TỪ 4 – 5 TUỔI
NGHE:
Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức hợp.
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện dọc phù hợp với độ tuổi
Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
NÓI
Phát âm các tiếng có chứa các âm khó
Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép.
Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?
Sử dụng các từ biểu thị sự 1ễ phép.
Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngũ, hò vè.
Kể lại truyện đã đuợc nghe.
Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh.
Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.
Đóng kịch.
LÀM QUEN VỚI SÁCH
Làm quen với một sổ kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...).
Nhận dạng một số chữ cái.
Tập tô, tập đồ các nét chữ.
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: Hướng dẫn đọc, viết: từ trái sang phái, từ dòng trên xuổng dòng dưới.
Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách. “Đọc" truyện qua các tranh vẽ.
Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và giữ gìn sách
TỪ 5 – 6 TUỔI
NGHE:
Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa.
Hiểu và làm theo được 2,3 yêu cầu liên tiếp
Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.
Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.
Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
NÓI
Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? có gì giổng nhau? Có gì khác nhau? Do đâu mà có?.


Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm bằng gì?
Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng.
Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự.
Kể chuyện theo đồ vật, theo tranh.
Kể lại sự việc theo trình tự
LÀM QUEN VỚI SÁCH
Làm quen với một sổ kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường cho người đi bộ,...).
Nhận dạng các chữ cái.
Tập tô, tập đồ các nét chữ.
Sao chép một số kí hiệu, chữ cái đầu tiên của mình.
Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt: Hướng dẫn đọc, viết: từ trái sang phái, từ dòng trên xuổng dòng dưới.
Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách. “Đọc" truyện qua các tranh vẽ.
Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và giữ gìn sách
N?I DUNG IV
KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Thông qua những nội dung chúng ta vừa được tìm hiểu và phân tích. Vậy chúng ta sẽ mong đợi kết quả như thế nào về phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non?
Giai đoạn 3-36 tháng tuổi

1. Nghe hiểu lời nói
3-6 tháng tuổi

3-12 tháng tuổi:

6- 12 tháng tuổi
Từ 3-6 tháng tuổi

Có phản ứng với âm thanh: quây đầu về phía có âm thanh; nhìn chăm chú vào mặt người lớn khi nói chuyện…
Mỉm cười, khua tay, chân và phát ra các âm bặp bẹ khi được hỏi chuyện
Từ 6-12 tháng tuổi

Hiểu được một số từ đơn giản, gần gũi.
Làm theo một số hành động dơn giản: vỗ tay, giơ tay chào…
Hiểu câu hỏi: đâu? (tay đâu, chân đâu…)

12-18 tháng tuổi


12-24 tháng tuổi


18-24 tháng tuổi
Từ 12-18 tháng tuổi

Hiểu được một số từ chỉ người, đồ chơi, đồ dùng gần gủi.
Làm được theo một vài yêu cầu đơn giản: chào-khoanh tay; hoan hô-vỗ tay; tạm biệt-vẫy tay…
Hiểu câu hỏi”….đâu”
18-24 tháng tuổi
Thực hiện được các yêu cầu đơn giản: đi đến đây; đi rửa tay...
Hiểu được từ "không": dừng hành động khi nghe "Không được lẩy!"; "Không được sờ",...
. Trả lời được câu hôi đơn giản: "Ai đây?", "Con gì đây?", "Cái gì đây, ...
24-36 tháng tuổi
Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 - 3 hành động. Ví dụ: Cháu cẩt đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay.
Trả lời các câu hỏi: "Ai đây ai", "Cái gì đây?", "... Làm gì?", "... Thế nào?" (ví dụ con gà gáy thế nào?)
Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hôi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật.
2. Nghe, nhắc lại các âm các tiếng và các câu


3-6 tháng tuổi

3-12 tháng tuổi

6-12 tháng tuổi
3-6 tháng tuổi
- Chưa có kết quả mong đợi.

6-12 tháng tuổi
- Bắt chước, nhắc lại âm thanh ngôn ngữ đơn giản theo người lớn: măm măm, ba ba, ma ma,...

12-18 tháng tuổi

12-24 tháng tuổi


13-24 tháng tuổi
12-18 tháng tuổi
Bắt chước được âm thanh ngôn ngữ khác nhau: ta ta, meo meo, bim bim...
Nhắc lại được một số từ đơn: mẹ, bà, ba, tủ...
13-24 tháng tuổi
Nhắc lại được từ ngữ vã câu ngắn: con vịt, vịt bơi, bé đi chơi, .
Đọc tiếp tiếng cuối của câu thơ khi nghe các bãi thơ quen thuộc.
24-36 tháng tuổi
Phát âm rõ tiếng.
Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo.
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
3- 12 tháng tuổi
3-6 tháng tuổi: Phát ra các âm ư, a,... khi người lớn trò chuyện
6-12 tháng tuổi: sử dụng các âm thanh bặp bẹ măm măm, ba ba, ...) kết hợp vận động cơ thể chân tay, dáng người; thay đổi nét mặt...) để thể hiện nhu cầu của bản thân
12-18 tháng tuổi:
- Sửdụng các từ đơn khi giao tiếp như gọi mẹ, bà;...
- Nói câu gồm 1 hoặc 2 từ: "bế" (khi muốn được bế); "uống" hoặc "nước" (khi muốn uống nước); "măm măm" (khi muốn ăn); "đi, đi" (khi muốn đi chơi)...
18 - 24 tháng tuổi:
- Nóiđược câu đơn 2-3 tiếng: con đi chơi; bóng đá; mẹ đi làm; ...
- Chủ động nói nhu cầu, mong muốn của bản thân (cháu uống nước, cháu muốn...).

24 - 36 THÁNG
- Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng định lí sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: Chào hỏi, trò chuyện.Bày tỏ nhu cầu của bản thân. Hỏi về các vấn đề quan tâm như: Con gì đây? Cái gì đây?, ...Nói to, đủ nghe, lễ phép.
3-6 TUỔI
Nghe hiểu lòi nói
3-4 tuổi : Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ". Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, dồ choi, hoa, quả...1.3. Lắng nghe và trả lởi đuợc câu hỏi cửa người đổi thoại.
4-5 tuổi: Thực hiện được 2,3 yêu cầu liên tiếp, ví dụ: “Cháu hãy lấy hình tròn màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng". Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ... Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại.
5-6 tuổi: Thực hiện đuợc các yêu cầu trong hoạt động tập thể, ví dụ: “Các bạn có tên bắt đầu bằng chữ cái T đứng sang bên phải, các bạn có tên bắt đầu bằng chữ H đứng sang bên trái". Hiểu nghĩa từ khái quát: phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập,..). Lắng nghe và nhận xét ý kiến cửa người đối thoại.
2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày
- 3-4 tuổi:. Nói rõ các tiếng. Sử dụng đuợc các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.... Sử dụng đuợc câu đơn, câu ghép. Sử dụng các từ vâng ạ, dạ, thưa,... trong giao tiếp.Nói đủ nghe, không nói lí nhí. Kể lại đuợc những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim,..Đọc thuộc bài thơ, ca dao, dồng dao... Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.
- 4-5 tuổi: Nói rõ để người nghe có thể hiểu được. Sú dụng đuợc các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,... Sử dụng được các loại câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định. Kể lại sự việc theo trình tự. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao...Kể chuyện có mở đầu, kết thúc. Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện. Sử dụng các từ như mời cô, mời bạn, cám ơn, xin lỗi trong giao tiếp. Đều chỉnh giọng nói phù họp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở
5-6 tuổi: Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Sử dụng các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm,... phủ hợp với ngữ cảnh. Dùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh,.. Mêu tả sự việc với nhiều thông tin về hành động, tính cách, trạng thái,... Của nhân vậ. Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao.. Kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện... trong nội dung truyện. Đóng được vai của nhân vật trong truyện. Sử dụng các từ: cám ơn, xin lỗi, lễ phép, thưa, dạ, vâng... phù hợp với tình huổng. Điều chỉnh giọng nói phù hợp vói ngữ cảnh.

3. Làm quen với việc đọc- viết
3-4 tuổi: Làm quen vối việc đọc- viết
4-5 tuổi: Chọn sách để xem.
5-6 tuổi: Chọn sách để “đọc” và xem.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: tieu my tu
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)