Bồi dưỡng thay sách 11
Chia sẻ bởi Trần Quang Hà |
Ngày 10/05/2019 |
93
Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng thay sách 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
bồi dưỡng giáo viên
Thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11
Môn: Ngữ Văn
Phần: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Những vấn đề chung
I. một số thay đổi về nội dung
chương trình và SGK Ngữ văn 11
(Phần Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
I.1. So sánh SGK Văn học 11 và SGK Ngữ văn 11 (bộ Chuẩn) về phần Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Giảm về số lượng bài: SGK Văn học 11gồm 36 bài; SGK Ngữ văn 11 (bộ Chuẩn) gồm 25 bài.
- Tên bài có thay đổi.
- Thêm thể loại văn học: kịch, văn nghị luận (2 bài nghị luận chính trị xã hội, 1 bài nghị luận văn học).
- Bổ sung 12 bài mới.
I.2. So sánh SGK Ngữ văn 11 (bộ Chuẩn) và SGK Ngữ văn 11 (bộ Nâng cao) về phần Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Lượng bài trong SGK Ngữ văn 11 (bộ Nâng cao) nhiều hơn 9 bài.
- Có 2 bài giới thiệu về tác gia văn học: Xuân Diệu, Nam Cao.
- Có 1 bài giới thiệu về tập thơ: "Nhật ký trong tù".
- Thêm thể loại phóng sự: 1 trích đoạn phóng sự "Việc làng" của Ngô Tất Tố.
I.3. Nhận xét chung:
- Chương trình Ngữ Văn 11 có nhiều loại bài khác nhau.
- Riêng về phần đọc văn: các tác phẩm gồm hầu hết các thể văn thể thơ trong văn học hiện đại Việt Nam.
- Cần chú ý: nhiều tác phẩm cùng thể loại nhưng viết rất khác nhau, vì đây là thời kỳ ý thức cá nhân thức tỉnh trong giới cầm bút, dẫn đến sự phát triển phong phú của cá tính và phong cách nghệ thuật các nhà văn.
II. quan điểm tiếp cận:
Nhận diện đúng thực tế lịch sử:
- Sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc của những nhân tố chính trị, văn hóa từ ngoài vào.
- ý thức hệ cũ vẫn còn giữ một vị trí nhất định trong đời sống dân tộc.
- Xuất hiện những hệ ý thức mới, nhiều luồng tư tưởng, chính trị, văn hóa mới.
- ảnh hưởng vô cùng to lớn của phong trào cách mạng yêu nước ngày một dâng cao.
b. Một số điểm cần lưu ý về nội dung
các bài học trong chương trình
I. Bài "Khái quát văn học Việt nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945".
Bài này gồm 2 phần: Đặc điểm cơ bản và thành tựu cơ bản của thời kỳ văn học.
I.1. Về đặc điểm cơ bản của thời kỳ văn học:
Thời kỳ văn học này có 3 đặc điểm cơ bản:
Về diện mạo: văn học được hiện đại hóa
Về tốc độ: văn học phát triển rất mau lẹ
Về cấu trúc: văn học phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều trào lưu, xu hướng, trường phái khác nhau.
I.2. Về chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học.
I.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn:
- Chủ nghĩa lãng mạn là khuynh hướng thẩm mỹ coi trung tâm hứng thú của văn học là khẳng định cái tôi cá nhân được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và trí tưởng tượng.
- Đề tài ưa thích nhất của chủ nghĩa lãng mạn là thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo.
- Thể văn học thích hợp nhất với văn học lãng mạn là thơ trữ tình và các thể văn xuôi trữ tình.
- Văn học lãng mạn thường khai thác triệt để thủ pháp đối lập để thể hiện những tình cảm, xúc cảm mãnh liệt, những ấn tượng đậm nét, những tính cách khác thường.
I.2.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán .
Khác với chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực không thích những gì xa lạ với đời sống thực tế. Nó thường viết về những cảnh, những người quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của mọi người. Nhưng chủ nghĩa hiện thực không dừng lại ở sự mô tả hiện tượng bên ngoài đời sống. Nó muốn khám phá bản chất và quy luật của hiện thực khách quan.
Đề tài thích hợp nhất với chủ nghĩa hiện thực là đề tài xã hội.
Thể văn thích hợp nhất với chủ nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
I.3. Về thành tựu cơ bản của thời kỳ văn học.
Văn học thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến 1945 đã phát huy mạnh mẽ ba truyền thống tư tưởng lớn là tinh thần yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng trên tinh thần dân chủ.
II. Bài "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài":
- Đây là 1 đoạn trích trong vở kịch 5 hồi của Nguyễn Huy Tưởng. HS cần nắm được nội dung của vở kịch "Vũ Như Tô" và biết được vị trí của đoạn trích là toàn bộ hồi V, hồi kết thúc vở kịch.
- Qua bi kịch Vũ Như Tô, tác giả đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghiã vĩnh cửu về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống, giữa lý tưởng nghệ thuật với lợi ích thiết thân và trực tiếp của quần chúng.
III. Bài "Hầu trời":
HS cần thấy được vai trò của Tản Đà với tư cách là người "dạo những bản đàn cho cuộc hòa nhạc tân kỳ sắp sửa". Ông là người của hai thời, là gạch nối giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại. Tản Đà là người phong tình và có cá tính ngông.
c. Một số điểm cần lưu ý
về phương pháp giảng dạy
1. Về bài khái quát đặc điểm và thành tựu của thời kì văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945.
Cần hướng dẫn học sinh ôn lại những tác phẩm thuộc thời kỳ văn học này đã được học ở THCS để minh họa cho các nhận định, các luận điểm.
2. Các bài viết về tác giả như bài Nam Cao, Xuân Diệu, các mục Tiểu dẫn giới thiệu các tác giả, tác phẩm, đều phải cho học sinh đọc trước khi lên lớp (giáo viên cần kiểm tra nghiêm chỉnh).
3. Về các bài đọc văn
3.1. Cần kiểm tra học sinh đọc kĩ những mục Tri thức đọc - hiểu về thể loại.
3.2. Đối với tác phẩm thuộc giai đoạn văn học 1930-1945 nên hướng dẫn học sinh so sánh những bài cùng thể loại
3.3. Đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các tác phẩm văn thơ nghệ thuật, nên đi theo ba bước:
- Yêu cầu học sinh miêu tả ấn tượng chung, phản ứng tình cảm, cảm xúc chung của mình vè toàn bộ tác phẩm hay trích đoạn tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật.
- Gợi ý học sinh chọn lựa và phân tích những chi tiết quan trọng của tác phẩm theo định hướng của ấn tượng hay của phản ứng tình cảm cảm xúc chung về toàn bộ tác phẩm như nói ở trên.
- Tổng hợp và củng cố nhận thức cơ bản về tác phẩm.
Xin cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)