Bồi dưỡng HSG TV lớp 4-tiết 1
Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HSG TV lớp 4-tiết 1 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
Tiết 1
Thứ tư, ngày tháng năm 2009
Tiếng Việt
Luyện tập
Bài 1. Các từ in đậm trong hai đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông hồng lại nô nức làm lễ, mở hội tưởng nhớ ông
(Theo Hoàng Lê)
Đáp án:
Nhân dân: (người dân) Từ ghép, là từ chỉ người. Tuy có bộ phận vần được lặp lại nhưng vì mỗi tiếng đều có nghĩa.
bờ bãi: từ ghép, chỉ bờ và bãi nói chung. Do hai tiếng đều có nghĩa
nô nức: chỉ sự vui tươi, náo nhiệt và hào hứng. Từ láy âm đầu và nếu tách ra thì tiếng nô không có nghĩa rõ ràng.
b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Thép Mới
Đáp án:
mộc mạc: từ láy âm đầu. Vì tiếng mạc không rõ nghĩa
nhũn nhặn: từ láy âm đầu. Vì tiếng nhặn không rõ nghĩa.
cứng cáp: từ láy âm đầu. Vì tiếng cáp không rõ nghĩa.
dẻo dai: từ ghép. Vừa dẻo vừa dai.
chí khí: Từ ghép. Chỉ ý chí, khí tiết của người.
Bài 2. Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Vũ Tú Nam
thay đổi
xanh thẳm
chắc nịch
đục ngầu
buồn vui
tẻ nhạt
đăm chiêu
mơ màng
nặng nề
lạnh lùng
hả hê
gắt gỏng
sôi nổi
ầm ầm
Bài 3. Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
Đoạn thơ giúp em càm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Tại sao lời chào lại đi trước?
Tại sao lời chào lại dẫn bước chẳng sợ lạc nhà?
Tại sao lời chào kết bạn làm cho con đường bớt xa?
Lời chào làm cho người với người gần nhau thêm và giúp ta nhận được thiện cảm của mọi người. Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần biết sử dụng lời chào.
Bài 4. Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa phương mình đang sống. Hãy kể một câu chuyện nói về một việc làm tốt đó.
Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại một việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa phương mình đang sinh sống.
Kể chuyện đó để làm gì?
Để giới thiệu, để khoe với bạn bè việc làm tốt của mình hoặc của người khác nào đó.
Để vận động mọi người cùng làm những việc có ích cho địa phương, cho quê hương đất nước
Việc làm tốt đó là những việc gì?
Có thể là việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cây cối hoặc các công trình phúc lợi của địa phương.
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
Tiết 1
Thứ tư, ngày tháng năm 2009
Tiếng Việt
Luyện tập
Bài 1. Các từ in đậm trong hai đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông hồng lại nô nức làm lễ, mở hội tưởng nhớ ông
(Theo Hoàng Lê)
Đáp án:
Nhân dân: (người dân) Từ ghép, là từ chỉ người. Tuy có bộ phận vần được lặp lại nhưng vì mỗi tiếng đều có nghĩa.
bờ bãi: từ ghép, chỉ bờ và bãi nói chung. Do hai tiếng đều có nghĩa
nô nức: chỉ sự vui tươi, náo nhiệt và hào hứng. Từ láy âm đầu và nếu tách ra thì tiếng nô không có nghĩa rõ ràng.
b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Thép Mới
Đáp án:
mộc mạc: từ láy âm đầu. Vì tiếng mạc không rõ nghĩa
nhũn nhặn: từ láy âm đầu. Vì tiếng nhặn không rõ nghĩa.
cứng cáp: từ láy âm đầu. Vì tiếng cáp không rõ nghĩa.
dẻo dai: từ ghép. Vừa dẻo vừa dai.
chí khí: Từ ghép. Chỉ ý chí, khí tiết của người.
Bài 2. Cho đoạn văn sau:
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
Vũ Tú Nam
thay đổi
xanh thẳm
chắc nịch
đục ngầu
buồn vui
tẻ nhạt
đăm chiêu
mơ màng
nặng nề
lạnh lùng
hả hê
gắt gỏng
sôi nổi
ầm ầm
Bài 3. Trong bài Lời chào, nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết:
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dẫn bước
Chẳng sợ lạc nhà
Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa
Đoạn thơ giúp em càm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Tại sao lời chào lại đi trước?
Tại sao lời chào lại dẫn bước chẳng sợ lạc nhà?
Tại sao lời chào kết bạn làm cho con đường bớt xa?
Lời chào làm cho người với người gần nhau thêm và giúp ta nhận được thiện cảm của mọi người. Lời chào có ý nghĩa thật đẹp đẽ trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần biết sử dụng lời chào.
Bài 4. Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa phương mình đang sống. Hãy kể một câu chuyện nói về một việc làm tốt đó.
Đề bài yêu cầu gì?
Kể lại một việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa phương mình đang sinh sống.
Kể chuyện đó để làm gì?
Để giới thiệu, để khoe với bạn bè việc làm tốt của mình hoặc của người khác nào đó.
Để vận động mọi người cùng làm những việc có ích cho địa phương, cho quê hương đất nước
Việc làm tốt đó là những việc gì?
Có thể là việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cây cối hoặc các công trình phúc lợi của địa phương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: 236,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)