Bồi dưỡng HSG TV 4-tiết 2

Chia sẻ bởi Hà Huy Tráng | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HSG TV 4-tiết 2 thuộc Tập đọc 4

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
BÀI GIẢNG
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4
MÔN TIẾNG VIỆT
Người thực hiện: Hà Huy Tráng
Tiết 2
Thứ tư, ngày…tháng…. Năm 2009
TIẾNG VIỆT
Luyện tập
Bài 1. Những tiếng nào trong câu thơ dưới đây không đủ 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh?
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền…
…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
(Trần Đăng Khoa)
Đáp án:
ông, yên, em
Bài 2. Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đậm dưới đây:

làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc,
tháng giêng, giếng khơi, gia đình.
Đáp án: Ghi bằng gi: giặc giã, giữ, gia;
Ghi bằng g: gì, gìn, giết, giêng, giếng
(những tiếng đó đã được lược bớt i) còn hình thức là gi.
Bài 3. Trong bài Cái trống trường em, nhà thơ Thanh Hào có viết:
Dựa vào những câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc đoạn thơ trên.
a) Đoạn thơ nói về tình cảm của bạn học sinh đối với đồ vật gì?
b) Bạn nghĩ về đồ vật đó ra sao (khổ thơ 1)?
Lời trò chuyện của bạn với đồ vật (khổ thơ 2) thể hiện thái độ gì?
c) Qua đoạn thơ, em thấy bạn học sinh gắn bó với
mái trường của mình như thế nào?
Yêu cầu: Các em phải viết thành 4- 5 câu văn liền mạch tạo thành đoạn văn, không viết theo kiểu trả lời từng câu rời rạc.
Đoạn thơ trên nói về tình cảm của bạn học sinh đối với cái trống trường, một đồ vật rất quen thuộc của mỗi người học sinh. Bạn nghĩ mùa hè, khi các bạn học sinh được nghỉ thì cái trống cũng được nghỉ ngơi, nó nằm trên giá và ngẫm nghĩ. Lời trò chuyện đó là thái độ ân cần, quan tâm của bạn học sinh đối với một người bạn của mình. Tác giả đã nhân hoá cái trống, coi như một người bạn thực sự. Qua đoạn thơ trên, ta thấy bạn học sinh rất gắn bó với mái trường của mình như gắn bó với ngôi nhà của mình vậy.
Bài 4. Em đã từng giúp đỡ bạn bè (hoặc người thân trong gia đình) một việc dù rất nhỏ. Hãy kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em.
Gợi ý:
Đề bài yêu cầu gì?
- Kể lại một câu chuyện về việc em đã giúp đỡ bạn hoặc người thân trong gia đình.
Kể về việc gì?
Việc đó là sự giúp đỡ của em đối với bạn hoặc người thân khi họ gặp khó khăn hoặc em tình nguyện giúp đỡ khi cảm thấy bạn bè hoặc người thân gặp khó khăn.
Ví dụ:
Cho bạn mượn bút chép bài, cho bạn viên phấn, giảng cho bạn một bài toán khó,…. chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau bằng một việc làm cụ thể.
Tham khảo:
Một buổi sáng, tôi cùng bạn bè vui chơi trước sân nhà thì một đám mây đen kéo đến. Chúng tôi vội chạy về nhà. Phút chốc, mưa rào ập xuống. Mưa như trút nước, mưa trắng xoá cả sân vườn nhà.
Ngồi trong nhà ấm áp, nhìn mưa rơi lạnh buốt ngoài trời, tôi chợt nhớ ra sáng nay chị tôi đi học quên không mang áo mưa. Lúc này cũng sắp đến giờ tan học. Không có áo mưa chị sẽ bị ướt, rồi cảm lạnh mất. Thương và lo cho chị quá. Tôi vội đội nón, mặc áo mưa và mang bộ áo mưa màu xanh của chị chạy vội ra ngoài. Mưa quất vào người xối xả. Cổng trường đây rồi, lác đác đã có những học sinh mặc áo mưa vừa đi vừa chạy, có người che ô nghiêng nghiêng, nước từ vành ô nhỏ xuống thành dòng. Chị tôi kia rồi. Nhìn thấy tôi, chị reo lên rồi nói: “Cảm ơn em, chị đang lo không về được. Em chị ngoan quá.” Đợi chị mặc áo xong, chúng tôi cùng về. Gió vẫn thổi, mưa vẫn rơi như trút nhưng lòng tôi thì nhẹ nhõm. Những hạt mưa rơi lộp bộp trên quần áo mưa nghe thật vui tai.
Tôi rất vui sướng vì đã giúp được chị một việc dù là nhỏ. Lời thầy cô dạy chị em trong nhà phải biết giúp đỡ nhau “Chị ngã em nâng” tôi luôn ghi nhớ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Huy Tráng
Dung lượng: 99,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)