Bồi dưỡng HSG tin học ( chuyên đề thuật toán)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 06/11/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HSG tin học ( chuyên đề thuật toán) thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:


Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên tin học THCS


Nội dung
I. Rèn luyện tư duy thuật toán cho học sinh THCS
1. Tại sao phải rèn luyện kỹ năng tìm tòi thuật toán
2. Xác định rõ INPUT và OUTPUT.
3. Mịn dần thuật toán.
II. Rèn luyện phong cách lập trình tốt cho học sinh THCS .
1.Quy ước về cách đặt tên cho các định danh.
3. Phong cách viết mã nguồn
4.Tối ưu sự thực thi mã nguồn
5. Tạo các bộ thử
III.Các dạng toán bồi dưỡng môn tin cho HSG THCS
1.Các bài toán số học
2.Các bài toán về mảng một chiều , hai chiều.
3. Các bài toán về xử lý xâu

Rèn luyện tư duy thuật toán cho học sinh THCS.
Tại sao phải rèn luyện tư duy thuật toán cho học sinh THCS.
Trong quyển sách nổi tiếng của mình về NNLT Pascal ( viết năm 1970), tác giả N.With đã viết một dòng ngay từ trang đầu:

CHƯƠNG TRÌNH= THUẬT TOÁN +CẤU TRÚC DỮ LIỆU


Như vậy thuật toán là phần quan trong bậc nhất để tạo nên một chương trình. Nhưng hết tiểu học, học sinh vẫn chưa được làm quen với khái niệm thuật toán. Do vậy khi học lập trình cái khó khăn ban đầu của học sinh chính là tìm thuật toán để giải bài toán đã cho. Một học sinh muốn tiến sâu, tiến xa trong tương lai phải có tư duy thuật toán tốt.
Bởi vậy làm quen và rèn luyện tư duy thuật toán cho học sinh mới bắt đầu học lập trình là một yêu cầu thiết yếu. Không nên vội vàng cho học sinh làm việc trên máy tính luôn khi mới bát đầu học. Có thầy giáo khi dạy tin học cho lớp chuyên tin đã bỏ ra cả học kỳ để dạy riêng thuật toán.

Phong cách lập trình tốt.

Để có một phong cách lập trình tốt ngoài việc tuân theo các quy chuẩn, còn cần phải tuân theo các quy ước. Cơ sở cho việc cài đặt một chương trình hiệu quả là: Cách trình bày rõ ràng, sáng sủa nổi bật được cấu trúc logic của chương trình. Một phần nhỏ trong lập trình là để máy tính có thể đọc được nó. Phần lớn hơn là viết các mã lệnh cho chương trình chạy được theo đúng chức năng và làm sao để con người có thể dễ đọc, dễ hiểu nó.
Lợi ích của việc trình bày cẩn thận:
Thể hiện tốt cấu trúc lôgic của mã lệnh
Cải thiện khả năng đọc
Bảo đảm sự chính xác trong các thay đổi
Các lợi ích hệ quả của các lợi ích trên
Chương trình ít mắc lỗi và dễ sửa chữa khi mắc lỗi.
Tiết kiệm thời gian sửa lỗi.
Tăng khả năng làm việc theo nhóm,

1. Quy ước về cách đặt tên cho các định danh.
Thông thường tùy theo ngôn ngữ và môi trường lập trình, người viết chương trình chọn cho mình một phong cách nhất quán trong việc đặt tên cho các định danh. Tuy nhiên, nên đặt sao cho thuận tiện, dễ đọc, dễ nhớ và dễ làm việc, có một số quy tắc cần quan tâm khi đặt tên như sau:
a) Đặt tên cho biến.
Tên biến nên thể hiện được ý nghĩa: thông thường các biến nguyên như i, j, k dùng làm biến lặp; x, y dùng làm biến lưu tọa độ… Còn những biến lưu trữ khác thì nên đặt tên gợi nhớ: Biến đếm số lần dùng “Count” hay “Sluong”; biến trọng lượng “weight” hay “Tluong”…. Nếu đặt quá ngắn ngọn như “c” cho biến đếm hay “w” cho biến trọng lượng thì sau này khi nhìn vào chương trình sẽ rất khó hiểu và dễ nhầm lẫn, nhưng cũng không nên quá dài dòng như “Demsoluong” hay “Tinhtrongluong” bởi khi dùng sẽ rườm rà, tốn thời gian viết.
b) Đặt tên hằng: Tất cả các ký tự đều viết hoa.
Ví dụ: Const MAXN = 10000;
INPUT = ‘Baitap.inp’;
Đặt tên cho chương trình con: Tên chương trình con thường bắt đầu bằng chữ hoa. Vì chương trình con thường thực hiện một chức năng nào đó nên tên hay bắt đầu bằng động từ.
Ví dụ: TimMax( ); GetNum( );
Phong cách viết mã nguồn.
a) Quy tắc trình bày tổng thể chương trình:
- Chương trình nên tách thành nhiều đơn thể (mô _ đun), mỗi đơn thể thực hiện một công việc, càng độc lập với nhau càng tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)