BOI DUONG HSG T.VIET 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Chi |
Ngày 11/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: BOI DUONG HSG T.VIET 4 thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhài
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự
chuyên đề bồi dưỡng
học sinh giỏi tiếng việt lớp 4
Trường :Tiểu học Quang Phục
A.Nội dung
Phần 1: Luyện từ và câu
Phần 2: Cảm thụ văn học
Phần 3: Tập làm văn
B. Các dạng bài thường gặp
và phương pháp giảng dạy
I/ Từ đơn, từ ghép, từ láy:
1) Khái niệm:
a,Từ đơn: Là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD1: Nhà , cây, người, mây, áo,.
VD2: Sẽ, đều, rất, . (chỉ mức độ, thể trạng, thời gian)
b. Từ ghép: Từ gồm hai hay nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
Phân loại từ ghép:
+ Từ ghép tổng hợp: Nghĩa của nó là nghĩa của các tiếng gộp lại.
VD: sách vở, quần áo, ruộng đồng, .
+ Từ ghép phân loại: Mỗi tiếng tách ra: 1 tiếng có nghĩa chính, 1 tiếng có nghĩa phụ.
VD: xe đạp, xe máy, xe hoả...
xanh lè, xanh um, xanh rì.
Phần 1: luyện từ và câu
C. Từ láy: Là từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có một bộ phận láy lại hoặc láy
lại toàn phần.
*Xét về nghĩa, có tiếng mang nghĩa gốc, có tiếng nghĩa mờ đi hoặc các tiếng của
từ nghĩa mờ đi.
* Phân loại từ láy:
Có 3 dạng láy: Láy đôi, láy ba, láy tư
- Có 4 kiểu láy: láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy cả âm và vần
* Một số dạng láy đặc biệt:
- Láy khuyết phụ âm đầu: VD: õng ẹo, ồn ã, ấm áp, .
- Láy âm: VD: cuống quýt , cong queo, kệch cỡm. (c ghi bằng k, q).
- Các từ: chim chóc, chùa chiền, đất đai, bạn bè, . có hình thức, nghĩa các tiếng trong từ giống như từ láy.
2) Các dạng bài tập và phương pháp dạy:
*Dạng 1: Cho đoạn thơ, đoạn văn hoặc một câu tục ngữ, thành ngữ. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy.
VD: Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả dồi nương
Mồ hôi mà dổ xuống vườn
Dâu xanh, lá tốt vấn vương tơ tằm.
Hoặc: Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu sau:
"Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót."
*Chú ý: ở dạng này, trong một số trường hợp, HS thường lúng túng khi chia câu thành từ. Nghĩa là HS hay nhầm lẫn giữa ranh giới của tổ hợp từ.
VD: Tiếng họa mi hót véo von.
Trong câu trên, HS phân vân khi tìm lời giải cho tổ hợp: "Tiếng họa mi." Có thể hướng dẫn HS sử dụng thao tác chêm xen để tìm ranh giới tổ hợp từ: "Tiếng họa mi." (Tiếng của họa mi) "Tiếng" và "họa mi" kết hợp không chặt chẽ nên đây là 2 từ.
* Dạng 2: Cho 1 loạt từ, yêu cầu xác định từ ghép, từ láy. Xếp các từ đó vào các nhóm: Nhóm từ láy, nhóm từ ghép.
VD: Cho các từ: Mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
Xếp các từ trên vào 2 nhóm: Từ láy, từ ghép.
*Dạng 3: Cho một số từ dễ lẫn giữa từ ghép và từ láy. Yêu cầu xác định đó là từ
ghép hay từ láy.
VD: Các từ: tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi là từ ghép hay từ láy?
GV cần giúp HS thấy được các tiếng trong mỗi từ trên đều có nghĩa từ vựng,
quan hệ giữa các tiếng trong từng từ là quan hệ về nghĩa nên chúng là các từ ghép.
* Dạng 4: Cho một số kết hợp từ, xác định kết hợp nào là 2 từ đơn, kết hợp nào là từ ghép?
VD: Xe đạp, xe máy, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai luộc, rán bánh, luộc khoai, .
=> Biện pháp : Hướng dẫn HS dùng biện pháp chêm xen để xác định.
*Dạng 5: Ghép thêm tiếng để tạo thành từ mới (từ ghép, từ láy)
VD: Tìm 3 từ ghép có tiếng " thương", 3 từ láy có tiếng " thân".
Hoặc : Ghép các tiếng :yêu, thương, quý, mến, kính thành các từ ghép thích hợp.
* Tóm lại: Khi dạy từ đơn, từ ghép, từ láy cần yêu cầu HS nắm chắc khái niệm, các kĩ năng tìm từ với các dạng bài cụ thể. Cần lưu ý HS một số trường hợp:
+ Từ ghép tổng hợp có hình thức ngữ âm giống nhau
+ Từ ghép "đặc biệt" (VD: che chắn, trai trẻ,.)
+ Từ láy đặc biệt (VD: í ới, cong queo, õng ẹo,.)
+ Biết phân biệt ranh giới từ.
II/ Từ loại:
1) Những kiến thức cần nhớ:
- HS nắm được khái niệm của danh từ, động từ, tính từ.
- Danh từ có: danh từ chung, danh từ riêng, danh từ cụ thể, danh từ khái niệm.
-Động từ có: Động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái, động từ đặc biệt.
-Tính từ có: tính từ chỉ chung (VD: xanh, đỏ) ; tính từ chỉ mức độ (VD: đỏ ối, xanh lè)
* Đặc trưng của danh từ:
Danh từ biểu thị mọi thực thể tồn tại trong thực tại, được nhận thức và được phản ánh trong tư duy của con người như là những sự vật. Danh từ xét về ý nghĩa là từ mang ý nghĩa sự vật ( chỉ người, sự vật, hiện tượng..), về hình thức, là các từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như một, hai, ba, những, các ở phía trước, (những kỉ niệm, những tình cảm, những lúc, những nỗi đau) và kết hợp được phía sau với các từ chỉ định như này, kia, ấy, nọ (trận đấu ấy, tư tưởng đó, hồi ấy, nhà kia, lợi này, việc nọ, cuốn ấy.) hay có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn " nào" đi sau ( lợi ích nào, chỗ nào, khi nào) là danh từ, danh từ có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ. Danh từ có đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ. Trong mối quan hệ với động từ, tính từ, nét riêng biệt của danh từ là ít được làm vị ngữ đặt trực tiếp sau chủ ngữ của câu. Danh từ thường làm chủ ngữ hoặc bỗ ngữ trong câu.
+ Danh từ khái niệm. Danh từ khái niệm là tên gọi chung các danh từ chỉ khái niệm trừu tượng, vật tưởng tượng, từ chỉ sự vật mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan. Có nhiều danh từ khái niệm là từ gốc Hán và nhiều danh từ trừu tượng do ghép sự, cuộc nỗi, niềm với một từ khác mà tạo thành. Ví dụ: sự hy sinh, niềm tin tưởng, thói, tật, nết, ý, ý nghĩ, ý nghĩa, ý chí, tư tuởng, thái độ, quan hệ, tài năng, trí tuệ, khả năng, tập quán, tâm lí, tâm hồn, điều, niềm, nỗi, trở ngại, tư cách,.
VD1:
Em! Điều em chưa kịp nói ra phải không?
VD 2:
Đó là nỗi đau mất ông của An - đrây - ca.
VD 3:
Có lúc, ta phải tỏ thái độ thẳng thắn để phê bình tư tưởng sai lầm của bạn.
* Một số nét về hiện tượng chuyển loại của danh từ :
Trong tiếng Việt nhiều khi một số từ có thể đảm nhiệm vai trò của những từ loại khác nhau tuỳ thuộc vào cách thức cụ thể.
Ví dụ:
Nó bước những bước chắc chắn.
Trong câu này có hai lần dùng từ bước với đặc điểm từ loại khác nhau. Từ bước thứ nhất là động từ, bước thứ hai là danh từ. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng chuyển loại của từ.
+ Động từ chuyển thành danh từ :
Ví dụ 1:
Nó hành động rất sáng suốt ( Hành động là động từ)
Ví dụ 2:
Đây là một hành động sáng suốt ( Hành động là danh từ)
.
+ Tính từ chuyển thành danh từ :
Ví dụ 1:
Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn. ( Khó khăn là tính từ)
Ví dụ 2:
Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn. ( Khó khăn là danh từ)
+ Danh từ chuyển thành tính từ:
Ví dụ 1:
Việt Nam là quê hương tôi. ( Việt Nam là danh từ)
Ví dụ 2:
Món ăn này rất Việt Nam. ( Việt Nam là tính từ)
*Trên đây là những nội dung cơ bản về danh từ cần hướng dẫn, cụ thể hoá giúp học sinh nắm vững bản chất, dễ hiểu, dễ xác định hơn. Tuy nhiên khi tiến hành giảng dạy giáo viên cần đưa ra nhiều ví dụ hơn cho mỗi loại, cần cho học sinh thực hành nhiều bài tập hơn nữa để phát huy tính tích cực cũng như việc nắm vững tính đa dạng và phức tạp của danh từ.
* Dạng 1: Xác định từ loại trong đoạn thơ (văn)
VD: Xác định từ loại (DT, ĐT, TT)trong khổ thơ sau:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay.
Dạng này các em cần phải xác định từ, căn cứ vào khái niệm danh, động, tính từ để xác định.
*Dạng 2: Chỉ xác định danh từ hoặc động từ, tính từ trong câu văn hoặc đoạn thơ.
VD: Tìm tính từ:
Hoa hồng thơm một mùi thơm quyến rũ, đẹp một vẻ đẹp kiêu xa.
2) Các dạng bài tập và phương pháp dạy
*Dạng 3: Cho một số từ yêu cầu HS xác định từ loại:
VD: Xác định từ loại của các từ sau: tình yêu, đáng yêu, yêu thương, vui chơi, nỗi buồn, vui tươi, cuộc vui, thân thiết.
*Dạng 4: Đặt câu có từ "quyết định"là: - Động từ
- Danh từ
*Dạng 5:
Xác định từ loại của từ được gạch chân.
VD: Xác định từ loại của từ gạch chân và giải nghĩa các từ đó:
a,Vì những hành động dại dột của con mà bác ấy hành động nóng vội.
b, Những tà áo dài và bữa cơm rất Việt Nam ấy khiến du khách càng yêu mến Việt Nam hơn.
Iii/ Câu và các Bộ phận của câu.
Phân loại câu:
Theo mục đích nói có:
- Câu kể
- Câu hỏi
- Câu cảm
- Câu khiến (câu cầu khiến)
2. Các bộ phận của câu:
a, Các bộ phận chính: Chủ ngữ - Vị ngữ
b, Các bộ phận phụ: Trạng ngữ - Bổ ngữ - Định ngữ.
3. Các dạng bài:
*Dạng 1: Tìm chủ ngữ , vị ngữ (Hoặc trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu. (Chú ý trường hợp đảo ngữ)
VD : Tìm CN, VN, TN trong các câu sau:
a, Quen sống trong bóng tối, bọ ve định hướng rất giỏi.
b, Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
c, Giữa khoảng triền miên rộng rãi, ngân đưa một điệu hát lơ lửng.
* Khi dạy dạng này cần hướng dẫn HS dựa vào hệ thống câu hỏi Ai?( cái gì? con gì?) - tìm CN; Làm gì?( là gì? như thế nào?)- tìm VN).
* D¹ng 2: C¨n cø vµo môc ®Ých nãi ®Ó ph©n lo¹i c©u.
D¹ng nµy cÇn c¨n cø vµo môc ®Ých nãi, c¸ch sö dông dÊu c©u.
- Dạng 3: Yêu cầu đặt câu theo một kiểu cấu tạo nào đó.
*Đặt câu theo mẫu:
-TN, C-V. - C- TN - V.
-TN,TN, C- V. -C-V, TN.
-TN, C- V, V . - TN, C,C - V.
*Viết đoạn văn ngắn ( 5 - 7 câu) có nội dung bảo vệ môi trường trong đó có 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ mục đích.
Dạng này cần hướng dẫn HS đặt câu đúng yêu cầu đề, tiến tới luyện viết câu hay.
-Dạng 4: Mở rộng câu .
VD : Thêm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ để diễn đạt lại các câu sau cho sinh động gợi tả:
+ Cô giáo kể chuyện .
+ Trăng sáng.
+ Chim hót.
IV/ Chữa câu sai
1. Các dạng bài:
* Dạng 1: Câu sai do thiếu chủ ngữ- vị ngữ.
VD: -Những bông hoa thơm ngát ấy. ( thiếu VN)
- Trên cánh đồng làng. (thiếu CN-VN)
* Dạng 2: Câu sai do không tương hợp về nghĩa giữa các từ trong câu.
VD: - Bỗng trước mặt hiện ra một giọng nói ấm áp.
*Dạng 3: Dùng từ sai.
VD : - Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.
- Bạn Hùng chạy bon bon.
*Dạng 4: Câu sai do diễn đạt không nhất quán.
VD : - Bạn Thành lúc chăm học, lúc thì đẹp trai.
- Ông nội em bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Trường Sơn.
* Dạng 5:Câu sai do cách kết hợp từ ngữ không phù hợp.
VD : -Bạn Hà đang nấu cơm nước.
-Em có một người bạn bè rất thân.
*Dạng 6: Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong văn bản.
VD :Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn thức đêm để trông nhà.
*Dạng 7: Lỗi không dùng dấu câu hay cả bài không dùng dấu câu.
*Dạng 8: Lỗi sử dụng dấu câu sai.
VD:Chiếc cặp hình vuông! Có quai đeo rất tiện?
*Dạng 9: Lỗi đặt dấu câu sai vị trí.
VD: Ngoài cổng bỗng, có một ông khách bước vào trên đầu. Đội mũ màu đen dưới chân. Đi đôi giầy bóng loáng trên cổ. Quàng chiếc khăn len hai tay. Vung vẩy oai phong.
2,Phương pháp
Với loại bài này, yêu cầu HS xác định nguyên nhân rồi tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề để trình bày (chỉ chữa lại hoặc nêu nguyên nhân và chữa lại cho đúng) .
Nên cho HS thực hành thường xuyên các dạng bài tập trên để các em có kỹ năng tốt.
V/ Thành ngữ, tục ngữ:
1.Các dạng bài:
* Dạng 1: Tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao theo yêu cầu:
VD: Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực của con người; Tìm thành ngữ tục ngữ nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng ,.
Đặt câu với một tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được, ...
* Dạng 2: Tìm thành ngữ, tục ngữ với từ cho trước:
VD: Tìm thành ngữ, tục ngữ có từ "chậm", từ "học".
* Dạng 3: Cho thành ngữ, tục ngữ, giải thích ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ.
VD: Em hiểu câu tục ngữ sau như thế nào? Đặt câu với câu tục ngữ đó:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
*Dạng 4: Tìm thành ngữ, tục ngữ có cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
VD: Nhường cơm sẻ áo. (đồng nghĩa)
Hoặc: Chết vinh còn hơn sống nhục. (trái nghĩa)
* Dạng 5: Cho thành ngữ, tục ngữ. Yêu cầu tìm thành ngữ có nội gần nghĩa với thành ngữ, tục ngữ đó.
VD: Cho thành ngữ: "Môi hở răng lạnh".
Thành ngữ gần nghĩa là: "Máu chảy ruột mềm".
2.Phương pháp
Trong khi dạy mở rộng vốn từ: Với mỗi chủ điểm cần cung cấp cho HS các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
Khi giải thích thành ngữ, tục ngữ cần hiểu nghĩa gốc, giải thích bằng nghĩa chuyển (Nếu bài yêu cầu giải thích theo nghĩa chuyển hay nghĩa gốc thì làm theo yêu cầu của đề).
Khi đặt câu với thành ngữ, tục ngữ cần đảm bảo lô gíc giữa thành ngữ, tục ngữ với văn cảnh của câu. Tránh diễn giải dài dòng, lủng củng.
VD: Đặt câu với thành ngữ "Lá lành đùm lá rách", "Thẳng như ruột ngựa".
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lớp chúng em đã quyên góp được nhiều sách vở, bút giấy, quần áo,... tặng các bạn HS vùng lũ.
- Bố em tính tình cương trực, thẳng như ruột ngựa, nên được cả xóm quý mến.
Phần 2: Cảm thụ văn học
I/ Khái niệm:
Cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện,bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn thơ, đoạn văn thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Nói cách khác cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một đoạn văn, một đoạn thơ, một câu chuyện ta không phải hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng, nhập thân với những gì đã học.
Ii/ Yêu cầu cảm thụ ở tiểu học:
1, Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn (thơ) thông qua nội dung, nghệ thuật.
2, Nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của tác giả.
3, Biết bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
4, Biết viết thành một đoạn văn cảm thụ sinh động ở mức độ đơn giản phù hợp với lứa tuổi ở tiểu học.
Iii/ Đối tượng của cảm thụ văn học ở Tiểu học:
Các bài văn, bài thơ, mẩu chuyện ngắn đặc sắc, có giá trị trong chương trình TĐ lớp 4.
Các đoạn văn, đoạn thơ ngoài chương trình có nội dung nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, Bác Hồ hay phản ánh nét sinh hoạt độc đáo của một vùng (miền) trên đất nước.
Iv/ Một số dạng bài thường gặp:
Các câu hỏi bài tập để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Các đề bài này thường có trong các đề thi học sinh giỏi như đưa ra các đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu nghệ thuật đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội dung hoặc yêu cầu học sinh phân tích kỹ đoạn văn, thơ về mặt ý nghĩa. Những tín hiệu nghệ thuật như việc dùng từ "đắt", chính xác, đủ nghĩa, lớp từ gợi tả, gợi cảm, những sự kết hợp bất thường... Hay tín hiệu nghệ thuật là những hình ảnh thẩm mỹ, câu từ hay, nhân vật điển hình, biện pháp tu từ... Các nội dung, ý nghĩa của đoạn, bài thể hiện trong ngôn từ. Sau đây là một số dạng bài tập để học sinh cảm thụ văn học:
* Dạng 1. Dạng bài tập yêu cầu phát hiện từ dùng "đắt" và đánh giá giá trị của nó trọng việc biểu đạt nội dung.
VD: Trong bài thơ Bè xuôi sông La, để nói về những bè gỗ trôi trên dòng sông tác giả đã viết:
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả
Trích: Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông
Nêu cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ, cách sử dung các biện pháp nghệ thuật của tác giả?
* Dạng 2: Yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh đẹp và đánh giá.
VD1:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông là thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Trích "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy
Em thấy đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của hình ảnh đó?
VD2: Kết thúc bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão" nhà thơ Đặng Hiển viết:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
* Dạng 3. Dạng bài tập yêu cầu học sinh nếu ý nghĩa của đoạn, bài:
VD1: Trong bài "Về thăm bà" nhà văn Thạch Lam có viết:
"Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ."
Em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc, đẹp đẽ qua đoặn văn trên?
VD2: Đọc đoạn thơ sau em thấy được những ý nghĩa và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương ta như thế nào?
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
(Trích " Quê hương" - Đỗ Trung Quân)
Dạng 4: Nêu biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ (văn
VD: "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh."
( Chợ Tết _ Đoàn Văn Cừ)
Khổ thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận điều gì?
*Dạng 5: Cho một đoạn văn (thơ) nêu cảm nghĩ về đoạn văn (thơ) đó.
VD : Trong bài thơ " Quả ngọt cuối mùa", nhà thơ Võ Thanh An có viết
"Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".
Hai dòng thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ?
* Dạng 6: Tìm một đoạn văn (thơ) em thích? Cho biết lý do vì sao em thích đoạn văn (thơ) đó?
* Dạng 7: Tìm một đoạn văn (thơ) trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hoá hoặc so sánh, điệp ngữ.). Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận điều gì?
*Dạng 8: Bài tập nhận xét cách viết câu và sử dụng dấu câu, nêu tác dụng.
VD1: Đoạn văn " Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý."
( Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)
- Em nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu ở đoạn văn trên. Nêu tác dụng của cách dùng từ đặt câu đó.
VD2: Tả mấy con ngựa đang ăn cỏ trên đường đi Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: "Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ."
Em có nhận xét gì về cách dùng dấu phẩy trong câu văn trên? Nếu thay những dấu phẩy đó bằng những dấu chấm, câu văn còn hay như trước không ? Vì sao?
*Dạng 9: Cảm thụ hình tượng nhân vật:
VD1: Trình bày cảm nhận của em về " Lòng thương người" một nét tính cách tiêu biểu của Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" của nhà văn Tô Hoài.
VD1: “ T«i lôc t×m hÕt tói nä tói kia, kh«ng cã tiÒn, kh«ng cã ®ång hå, kh«ng cã c¶ mét chiÕc kh¨n tay. Trªn ngêi t«i ch¼ng cã tµi s¶n g×. Ngêi ¨n xin vÉn ®îi t«i. Tay vÉn ch×a ra run lÈy bÈy.
T«i ch¼ng bÕt lµm c¸ch nµo. T«i n¾m chÆt lÊy bµn tay run rÈy kia.
- ¤ng ®õng giËn ch¸u, ch¸u kh«ng cã g× ®Ó cho «ng c¶.”
(Ngêi ¨n xin – Tuèc-ghª-nhÐp)
Tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ nh©n vËt cËu bÐ ®îc miªu t¶ trong ®o¹n v¨n trªn.
v/ Phương pháp
Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được cái gì?)
Đọc và tìm hiểu về câu thơ (văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài.
Viết đoạn văn cảm thụ văn học: khoảng 5- 7 dòng hướng vào yêu cầu của đề (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn hay trả lời thẳng vào câu hỏi; tiếp đó nêu rõ các ý dựa vào đoạn thơ (văn). Kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để tóm lại nội dung cảm thụ.)
Yêu cầu HS nắm được một số biện pháp nghệ thuật thường gặp và tác dụng của chúng, để từ đó vận dụng vào từng bài cụ thể.
Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4
1, Kể chuyện.
2, Miêu tả.
3, Các thể loại văn khác.
Viết thư.
Trao đổi ý kiến.
Giới thiệu hoạt động.
Tóm tắt tin tức.
Điền vào giấy tờ in sẵn.
Trong đó, văn kể chuyện 19 tiết, văn miêu tả là 30 tiết trong tổng số 62 tiết tập làm văn trong cả năm học, văn miêu tả chiếm gần nửa tổng số tiết học trong cả năm (không kể những tiết ôn tập và kiểm tra).
Phần 3: Tập làm văn
1. Kể chuyện
a,Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc và nêu cảm nghĩ.
b,Kể sáng tạo:
VD: Em hãy tưởng tượngvà kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Với dạng này cần yêu cầu HS xây dựng cốt chuyện lô gíc, liên tục. HS có thể kể theo nhiều hướng khác nhau.
c, Nhập vai nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện đó.
Với dạng này, lưu ý HS cách xựng hô cho phù hợp. Cần dựa vào cốt truyện kết hợp lời lẽ của bản thân để câu chuyện hấp dẫn, sáng tạo.
*Lưu ý: Khi làm văn kể chuyện cần kể lại hành động nhân vật, tả ngoại hình nhân vật, kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật => Nói lên tính cách và ý nghĩa câu chuyện cũng làm cho câu chuyện sinh động hơn.
a,Tả đồ vật.
VD1: Tả một đồ dùng trong gia đình.
VD2 :Tả một đồ chơi (đồ dùng học tập) mà em yêu thích.
b, Tả cây cối.
VD1: Tả cây bóng mát (cây ăn quả, cây hoa,. . ..).
VD2: Tả cây vào thời điểm, thời vụ, theo mùa,.
c, Tả con vật.
VD1 : Tả con vật quen thuộc ( con vật nuôi trong gia đình, con vật thường gặp,..)
VD 2 :Tả con vật theo tưởng tượng dựa vào đoạn văn (thơ, truyện,.).
VD3 : Tả con vật đang hoạt động (Trâu đang cày, mèo dang bắt chuột, khỉ làm xiếc,..)
2 Miêu tả:
*Lưu ý: - HS phải nắm chắc dàn bài chung của bài văn miêu tả.
- Biết tả đồ vật,cây cối, con vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều giác quan; phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt với đồ vật, cây, con vật cùng loại khác.
- Tả con vật là nhân vật trong truyện (nhất là truyện cổ tích), cần phù hợp với thời gian, hoàn cảnh của câu chuyện.
- Tả con vật đang hoạt động cần chú ý tả hoạt động là chính.
a,Viết thư thăm hỏi.
b, Viết thư thăm hỏi và kể chuyện.
c,Viết thư chia sẻ, động viên, ...
*Lưu ý: HS cách thức trình bày bức thư, lời xưng hô, cách dùng từ ngữ phù hợp với đối tượng nhận thư.
3.Viết thư:
* Tóm lại:
Dạy phân môn Tập làm văn cần rèn cho HS:
+ Kỹ năng phân tích đề.
+ Phải nắm chắc dàn bài chung của từng thể loại, kiểu bài.
+ Có kỹ năng quan sát, lập dàn ý.
+ Xây dựng dàn ý, đoạn văn thành bài văn.
+ Biết diễn đạt lưu loát, từ ngữ dùng hình ảnh, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, đảo chủ vị ... để bài văn sinh động.
+ Để bài văn hay cần phải tả thêm cảnh, bộc lộ cảm xúc khi miêu tả và bài viết phải chân thực.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô
Chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo về dự
chuyên đề bồi dưỡng
học sinh giỏi tiếng việt lớp 4
Trường :Tiểu học Quang Phục
A.Nội dung
Phần 1: Luyện từ và câu
Phần 2: Cảm thụ văn học
Phần 3: Tập làm văn
B. Các dạng bài thường gặp
và phương pháp giảng dạy
I/ Từ đơn, từ ghép, từ láy:
1) Khái niệm:
a,Từ đơn: Là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
VD1: Nhà , cây, người, mây, áo,.
VD2: Sẽ, đều, rất, . (chỉ mức độ, thể trạng, thời gian)
b. Từ ghép: Từ gồm hai hay nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
Phân loại từ ghép:
+ Từ ghép tổng hợp: Nghĩa của nó là nghĩa của các tiếng gộp lại.
VD: sách vở, quần áo, ruộng đồng, .
+ Từ ghép phân loại: Mỗi tiếng tách ra: 1 tiếng có nghĩa chính, 1 tiếng có nghĩa phụ.
VD: xe đạp, xe máy, xe hoả...
xanh lè, xanh um, xanh rì.
Phần 1: luyện từ và câu
C. Từ láy: Là từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có một bộ phận láy lại hoặc láy
lại toàn phần.
*Xét về nghĩa, có tiếng mang nghĩa gốc, có tiếng nghĩa mờ đi hoặc các tiếng của
từ nghĩa mờ đi.
* Phân loại từ láy:
Có 3 dạng láy: Láy đôi, láy ba, láy tư
- Có 4 kiểu láy: láy âm đầu, láy vần, láy tiếng, láy cả âm và vần
* Một số dạng láy đặc biệt:
- Láy khuyết phụ âm đầu: VD: õng ẹo, ồn ã, ấm áp, .
- Láy âm: VD: cuống quýt , cong queo, kệch cỡm. (c ghi bằng k, q).
- Các từ: chim chóc, chùa chiền, đất đai, bạn bè, . có hình thức, nghĩa các tiếng trong từ giống như từ láy.
2) Các dạng bài tập và phương pháp dạy:
*Dạng 1: Cho đoạn thơ, đoạn văn hoặc một câu tục ngữ, thành ngữ. Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy.
VD: Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả dồi nương
Mồ hôi mà dổ xuống vườn
Dâu xanh, lá tốt vấn vương tơ tằm.
Hoặc: Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu sau:
"Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót."
*Chú ý: ở dạng này, trong một số trường hợp, HS thường lúng túng khi chia câu thành từ. Nghĩa là HS hay nhầm lẫn giữa ranh giới của tổ hợp từ.
VD: Tiếng họa mi hót véo von.
Trong câu trên, HS phân vân khi tìm lời giải cho tổ hợp: "Tiếng họa mi." Có thể hướng dẫn HS sử dụng thao tác chêm xen để tìm ranh giới tổ hợp từ: "Tiếng họa mi." (Tiếng của họa mi) "Tiếng" và "họa mi" kết hợp không chặt chẽ nên đây là 2 từ.
* Dạng 2: Cho 1 loạt từ, yêu cầu xác định từ ghép, từ láy. Xếp các từ đó vào các nhóm: Nhóm từ láy, nhóm từ ghép.
VD: Cho các từ: Mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.
Xếp các từ trên vào 2 nhóm: Từ láy, từ ghép.
*Dạng 3: Cho một số từ dễ lẫn giữa từ ghép và từ láy. Yêu cầu xác định đó là từ
ghép hay từ láy.
VD: Các từ: tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi là từ ghép hay từ láy?
GV cần giúp HS thấy được các tiếng trong mỗi từ trên đều có nghĩa từ vựng,
quan hệ giữa các tiếng trong từng từ là quan hệ về nghĩa nên chúng là các từ ghép.
* Dạng 4: Cho một số kết hợp từ, xác định kết hợp nào là 2 từ đơn, kết hợp nào là từ ghép?
VD: Xe đạp, xe máy, đạp xe, xe kéo, kéo xe, khoai luộc, rán bánh, luộc khoai, .
=> Biện pháp : Hướng dẫn HS dùng biện pháp chêm xen để xác định.
*Dạng 5: Ghép thêm tiếng để tạo thành từ mới (từ ghép, từ láy)
VD: Tìm 3 từ ghép có tiếng " thương", 3 từ láy có tiếng " thân".
Hoặc : Ghép các tiếng :yêu, thương, quý, mến, kính thành các từ ghép thích hợp.
* Tóm lại: Khi dạy từ đơn, từ ghép, từ láy cần yêu cầu HS nắm chắc khái niệm, các kĩ năng tìm từ với các dạng bài cụ thể. Cần lưu ý HS một số trường hợp:
+ Từ ghép tổng hợp có hình thức ngữ âm giống nhau
+ Từ ghép "đặc biệt" (VD: che chắn, trai trẻ,.)
+ Từ láy đặc biệt (VD: í ới, cong queo, õng ẹo,.)
+ Biết phân biệt ranh giới từ.
II/ Từ loại:
1) Những kiến thức cần nhớ:
- HS nắm được khái niệm của danh từ, động từ, tính từ.
- Danh từ có: danh từ chung, danh từ riêng, danh từ cụ thể, danh từ khái niệm.
-Động từ có: Động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái, động từ đặc biệt.
-Tính từ có: tính từ chỉ chung (VD: xanh, đỏ) ; tính từ chỉ mức độ (VD: đỏ ối, xanh lè)
* Đặc trưng của danh từ:
Danh từ biểu thị mọi thực thể tồn tại trong thực tại, được nhận thức và được phản ánh trong tư duy của con người như là những sự vật. Danh từ xét về ý nghĩa là từ mang ý nghĩa sự vật ( chỉ người, sự vật, hiện tượng..), về hình thức, là các từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như một, hai, ba, những, các ở phía trước, (những kỉ niệm, những tình cảm, những lúc, những nỗi đau) và kết hợp được phía sau với các từ chỉ định như này, kia, ấy, nọ (trận đấu ấy, tư tưởng đó, hồi ấy, nhà kia, lợi này, việc nọ, cuốn ấy.) hay có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn " nào" đi sau ( lợi ích nào, chỗ nào, khi nào) là danh từ, danh từ có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ. Danh từ có đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ. Trong mối quan hệ với động từ, tính từ, nét riêng biệt của danh từ là ít được làm vị ngữ đặt trực tiếp sau chủ ngữ của câu. Danh từ thường làm chủ ngữ hoặc bỗ ngữ trong câu.
+ Danh từ khái niệm. Danh từ khái niệm là tên gọi chung các danh từ chỉ khái niệm trừu tượng, vật tưởng tượng, từ chỉ sự vật mà ta không thể cảm nhận được bằng các giác quan. Có nhiều danh từ khái niệm là từ gốc Hán và nhiều danh từ trừu tượng do ghép sự, cuộc nỗi, niềm với một từ khác mà tạo thành. Ví dụ: sự hy sinh, niềm tin tưởng, thói, tật, nết, ý, ý nghĩ, ý nghĩa, ý chí, tư tuởng, thái độ, quan hệ, tài năng, trí tuệ, khả năng, tập quán, tâm lí, tâm hồn, điều, niềm, nỗi, trở ngại, tư cách,.
VD1:
Em! Điều em chưa kịp nói ra phải không?
VD 2:
Đó là nỗi đau mất ông của An - đrây - ca.
VD 3:
Có lúc, ta phải tỏ thái độ thẳng thắn để phê bình tư tưởng sai lầm của bạn.
* Một số nét về hiện tượng chuyển loại của danh từ :
Trong tiếng Việt nhiều khi một số từ có thể đảm nhiệm vai trò của những từ loại khác nhau tuỳ thuộc vào cách thức cụ thể.
Ví dụ:
Nó bước những bước chắc chắn.
Trong câu này có hai lần dùng từ bước với đặc điểm từ loại khác nhau. Từ bước thứ nhất là động từ, bước thứ hai là danh từ. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng chuyển loại của từ.
+ Động từ chuyển thành danh từ :
Ví dụ 1:
Nó hành động rất sáng suốt ( Hành động là động từ)
Ví dụ 2:
Đây là một hành động sáng suốt ( Hành động là danh từ)
.
+ Tính từ chuyển thành danh từ :
Ví dụ 1:
Cuộc sống của anh ấy khá khó khăn. ( Khó khăn là tính từ)
Ví dụ 2:
Chúng tôi vượt qua nhiều khó khăn. ( Khó khăn là danh từ)
+ Danh từ chuyển thành tính từ:
Ví dụ 1:
Việt Nam là quê hương tôi. ( Việt Nam là danh từ)
Ví dụ 2:
Món ăn này rất Việt Nam. ( Việt Nam là tính từ)
*Trên đây là những nội dung cơ bản về danh từ cần hướng dẫn, cụ thể hoá giúp học sinh nắm vững bản chất, dễ hiểu, dễ xác định hơn. Tuy nhiên khi tiến hành giảng dạy giáo viên cần đưa ra nhiều ví dụ hơn cho mỗi loại, cần cho học sinh thực hành nhiều bài tập hơn nữa để phát huy tính tích cực cũng như việc nắm vững tính đa dạng và phức tạp của danh từ.
* Dạng 1: Xác định từ loại trong đoạn thơ (văn)
VD: Xác định từ loại (DT, ĐT, TT)trong khổ thơ sau:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay.
Dạng này các em cần phải xác định từ, căn cứ vào khái niệm danh, động, tính từ để xác định.
*Dạng 2: Chỉ xác định danh từ hoặc động từ, tính từ trong câu văn hoặc đoạn thơ.
VD: Tìm tính từ:
Hoa hồng thơm một mùi thơm quyến rũ, đẹp một vẻ đẹp kiêu xa.
2) Các dạng bài tập và phương pháp dạy
*Dạng 3: Cho một số từ yêu cầu HS xác định từ loại:
VD: Xác định từ loại của các từ sau: tình yêu, đáng yêu, yêu thương, vui chơi, nỗi buồn, vui tươi, cuộc vui, thân thiết.
*Dạng 4: Đặt câu có từ "quyết định"là: - Động từ
- Danh từ
*Dạng 5:
Xác định từ loại của từ được gạch chân.
VD: Xác định từ loại của từ gạch chân và giải nghĩa các từ đó:
a,Vì những hành động dại dột của con mà bác ấy hành động nóng vội.
b, Những tà áo dài và bữa cơm rất Việt Nam ấy khiến du khách càng yêu mến Việt Nam hơn.
Iii/ Câu và các Bộ phận của câu.
Phân loại câu:
Theo mục đích nói có:
- Câu kể
- Câu hỏi
- Câu cảm
- Câu khiến (câu cầu khiến)
2. Các bộ phận của câu:
a, Các bộ phận chính: Chủ ngữ - Vị ngữ
b, Các bộ phận phụ: Trạng ngữ - Bổ ngữ - Định ngữ.
3. Các dạng bài:
*Dạng 1: Tìm chủ ngữ , vị ngữ (Hoặc trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ) trong câu. (Chú ý trường hợp đảo ngữ)
VD : Tìm CN, VN, TN trong các câu sau:
a, Quen sống trong bóng tối, bọ ve định hướng rất giỏi.
b, Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương.
c, Giữa khoảng triền miên rộng rãi, ngân đưa một điệu hát lơ lửng.
* Khi dạy dạng này cần hướng dẫn HS dựa vào hệ thống câu hỏi Ai?( cái gì? con gì?) - tìm CN; Làm gì?( là gì? như thế nào?)- tìm VN).
* D¹ng 2: C¨n cø vµo môc ®Ých nãi ®Ó ph©n lo¹i c©u.
D¹ng nµy cÇn c¨n cø vµo môc ®Ých nãi, c¸ch sö dông dÊu c©u.
- Dạng 3: Yêu cầu đặt câu theo một kiểu cấu tạo nào đó.
*Đặt câu theo mẫu:
-TN, C-V. - C- TN - V.
-TN,TN, C- V. -C-V, TN.
-TN, C- V, V . - TN, C,C - V.
*Viết đoạn văn ngắn ( 5 - 7 câu) có nội dung bảo vệ môi trường trong đó có 2 câu có trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ mục đích.
Dạng này cần hướng dẫn HS đặt câu đúng yêu cầu đề, tiến tới luyện viết câu hay.
-Dạng 4: Mở rộng câu .
VD : Thêm trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ để diễn đạt lại các câu sau cho sinh động gợi tả:
+ Cô giáo kể chuyện .
+ Trăng sáng.
+ Chim hót.
IV/ Chữa câu sai
1. Các dạng bài:
* Dạng 1: Câu sai do thiếu chủ ngữ- vị ngữ.
VD: -Những bông hoa thơm ngát ấy. ( thiếu VN)
- Trên cánh đồng làng. (thiếu CN-VN)
* Dạng 2: Câu sai do không tương hợp về nghĩa giữa các từ trong câu.
VD: - Bỗng trước mặt hiện ra một giọng nói ấm áp.
*Dạng 3: Dùng từ sai.
VD : - Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý.
- Bạn Hùng chạy bon bon.
*Dạng 4: Câu sai do diễn đạt không nhất quán.
VD : - Bạn Thành lúc chăm học, lúc thì đẹp trai.
- Ông nội em bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở Trường Sơn.
* Dạng 5:Câu sai do cách kết hợp từ ngữ không phù hợp.
VD : -Bạn Hà đang nấu cơm nước.
-Em có một người bạn bè rất thân.
*Dạng 6: Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong văn bản.
VD :Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn thức đêm để trông nhà.
*Dạng 7: Lỗi không dùng dấu câu hay cả bài không dùng dấu câu.
*Dạng 8: Lỗi sử dụng dấu câu sai.
VD:Chiếc cặp hình vuông! Có quai đeo rất tiện?
*Dạng 9: Lỗi đặt dấu câu sai vị trí.
VD: Ngoài cổng bỗng, có một ông khách bước vào trên đầu. Đội mũ màu đen dưới chân. Đi đôi giầy bóng loáng trên cổ. Quàng chiếc khăn len hai tay. Vung vẩy oai phong.
2,Phương pháp
Với loại bài này, yêu cầu HS xác định nguyên nhân rồi tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề để trình bày (chỉ chữa lại hoặc nêu nguyên nhân và chữa lại cho đúng) .
Nên cho HS thực hành thường xuyên các dạng bài tập trên để các em có kỹ năng tốt.
V/ Thành ngữ, tục ngữ:
1.Các dạng bài:
* Dạng 1: Tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao theo yêu cầu:
VD: Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực của con người; Tìm thành ngữ tục ngữ nói về thái độ ứng xử trong cộng đồng ,.
Đặt câu với một tục ngữ, thành ngữ vừa tìm được, ...
* Dạng 2: Tìm thành ngữ, tục ngữ với từ cho trước:
VD: Tìm thành ngữ, tục ngữ có từ "chậm", từ "học".
* Dạng 3: Cho thành ngữ, tục ngữ, giải thích ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ.
VD: Em hiểu câu tục ngữ sau như thế nào? Đặt câu với câu tục ngữ đó:
Đói cho sạch, rách cho thơm.
*Dạng 4: Tìm thành ngữ, tục ngữ có cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
VD: Nhường cơm sẻ áo. (đồng nghĩa)
Hoặc: Chết vinh còn hơn sống nhục. (trái nghĩa)
* Dạng 5: Cho thành ngữ, tục ngữ. Yêu cầu tìm thành ngữ có nội gần nghĩa với thành ngữ, tục ngữ đó.
VD: Cho thành ngữ: "Môi hở răng lạnh".
Thành ngữ gần nghĩa là: "Máu chảy ruột mềm".
2.Phương pháp
Trong khi dạy mở rộng vốn từ: Với mỗi chủ điểm cần cung cấp cho HS các thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
Khi giải thích thành ngữ, tục ngữ cần hiểu nghĩa gốc, giải thích bằng nghĩa chuyển (Nếu bài yêu cầu giải thích theo nghĩa chuyển hay nghĩa gốc thì làm theo yêu cầu của đề).
Khi đặt câu với thành ngữ, tục ngữ cần đảm bảo lô gíc giữa thành ngữ, tục ngữ với văn cảnh của câu. Tránh diễn giải dài dòng, lủng củng.
VD: Đặt câu với thành ngữ "Lá lành đùm lá rách", "Thẳng như ruột ngựa".
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lớp chúng em đã quyên góp được nhiều sách vở, bút giấy, quần áo,... tặng các bạn HS vùng lũ.
- Bố em tính tình cương trực, thẳng như ruột ngựa, nên được cả xóm quý mến.
Phần 2: Cảm thụ văn học
I/ Khái niệm:
Cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện,bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn thơ, đoạn văn thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ). Nói cách khác cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một đoạn văn, một đoạn thơ, một câu chuyện ta không phải hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng, nhập thân với những gì đã học.
Ii/ Yêu cầu cảm thụ ở tiểu học:
1, Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn (thơ) thông qua nội dung, nghệ thuật.
2, Nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của tác giả.
3, Biết bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
4, Biết viết thành một đoạn văn cảm thụ sinh động ở mức độ đơn giản phù hợp với lứa tuổi ở tiểu học.
Iii/ Đối tượng của cảm thụ văn học ở Tiểu học:
Các bài văn, bài thơ, mẩu chuyện ngắn đặc sắc, có giá trị trong chương trình TĐ lớp 4.
Các đoạn văn, đoạn thơ ngoài chương trình có nội dung nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, Bác Hồ hay phản ánh nét sinh hoạt độc đáo của một vùng (miền) trên đất nước.
Iv/ Một số dạng bài thường gặp:
Các câu hỏi bài tập để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Các đề bài này thường có trong các đề thi học sinh giỏi như đưa ra các đoạn văn, đoạn thơ, yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu nghệ thuật đánh giá chúng trong việc biểu đạt nội dung hoặc yêu cầu học sinh phân tích kỹ đoạn văn, thơ về mặt ý nghĩa. Những tín hiệu nghệ thuật như việc dùng từ "đắt", chính xác, đủ nghĩa, lớp từ gợi tả, gợi cảm, những sự kết hợp bất thường... Hay tín hiệu nghệ thuật là những hình ảnh thẩm mỹ, câu từ hay, nhân vật điển hình, biện pháp tu từ... Các nội dung, ý nghĩa của đoạn, bài thể hiện trong ngôn từ. Sau đây là một số dạng bài tập để học sinh cảm thụ văn học:
* Dạng 1. Dạng bài tập yêu cầu phát hiện từ dùng "đắt" và đánh giá giá trị của nó trọng việc biểu đạt nội dung.
VD: Trong bài thơ Bè xuôi sông La, để nói về những bè gỗ trôi trên dòng sông tác giả đã viết:
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đằm mình trong êm ả
Trích: Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông
Nêu cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ, cách sử dung các biện pháp nghệ thuật của tác giả?
* Dạng 2: Yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh đẹp và đánh giá.
VD1:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông là thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.
Trích "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy
Em thấy đoạn thơ trên có hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của hình ảnh đó?
VD2: Kết thúc bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão" nhà thơ Đặng Hiển viết:
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao?
* Dạng 3. Dạng bài tập yêu cầu học sinh nếu ý nghĩa của đoạn, bài:
VD1: Trong bài "Về thăm bà" nhà văn Thạch Lam có viết:
"Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ."
Em cảm nhận được ý nghĩa gì sâu sắc, đẹp đẽ qua đoặn văn trên?
VD2: Đọc đoạn thơ sau em thấy được những ý nghĩa và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương ta như thế nào?
Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
(Trích " Quê hương" - Đỗ Trung Quân)
Dạng 4: Nêu biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ (văn
VD: "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh."
( Chợ Tết _ Đoàn Văn Cừ)
Khổ thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận điều gì?
*Dạng 5: Cho một đoạn văn (thơ) nêu cảm nghĩ về đoạn văn (thơ) đó.
VD : Trong bài thơ " Quả ngọt cuối mùa", nhà thơ Võ Thanh An có viết
"Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".
Hai dòng thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ?
* Dạng 6: Tìm một đoạn văn (thơ) em thích? Cho biết lý do vì sao em thích đoạn văn (thơ) đó?
* Dạng 7: Tìm một đoạn văn (thơ) trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hoá hoặc so sánh, điệp ngữ.). Cách sử dụng biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận điều gì?
*Dạng 8: Bài tập nhận xét cách viết câu và sử dụng dấu câu, nêu tác dụng.
VD1: Đoạn văn " Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý."
( Đường đi Sa Pa - Nguyễn Phan Hách)
- Em nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu ở đoạn văn trên. Nêu tác dụng của cách dùng từ đặt câu đó.
VD2: Tả mấy con ngựa đang ăn cỏ trên đường đi Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách viết: "Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ."
Em có nhận xét gì về cách dùng dấu phẩy trong câu văn trên? Nếu thay những dấu phẩy đó bằng những dấu chấm, câu văn còn hay như trước không ? Vì sao?
*Dạng 9: Cảm thụ hình tượng nhân vật:
VD1: Trình bày cảm nhận của em về " Lòng thương người" một nét tính cách tiêu biểu của Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" của nhà văn Tô Hoài.
VD1: “ T«i lôc t×m hÕt tói nä tói kia, kh«ng cã tiÒn, kh«ng cã ®ång hå, kh«ng cã c¶ mét chiÕc kh¨n tay. Trªn ngêi t«i ch¼ng cã tµi s¶n g×. Ngêi ¨n xin vÉn ®îi t«i. Tay vÉn ch×a ra run lÈy bÈy.
T«i ch¼ng bÕt lµm c¸ch nµo. T«i n¾m chÆt lÊy bµn tay run rÈy kia.
- ¤ng ®õng giËn ch¸u, ch¸u kh«ng cã g× ®Ó cho «ng c¶.”
(Ngêi ¨n xin – Tuèc-ghª-nhÐp)
Tr×nh bµy suy nghÜ cña em vÒ nh©n vËt cËu bÐ ®îc miªu t¶ trong ®o¹n v¨n trªn.
v/ Phương pháp
Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (Phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được cái gì?)
Đọc và tìm hiểu về câu thơ (văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài.
Viết đoạn văn cảm thụ văn học: khoảng 5- 7 dòng hướng vào yêu cầu của đề (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn hay trả lời thẳng vào câu hỏi; tiếp đó nêu rõ các ý dựa vào đoạn thơ (văn). Kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để tóm lại nội dung cảm thụ.)
Yêu cầu HS nắm được một số biện pháp nghệ thuật thường gặp và tác dụng của chúng, để từ đó vận dụng vào từng bài cụ thể.
Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4
1, Kể chuyện.
2, Miêu tả.
3, Các thể loại văn khác.
Viết thư.
Trao đổi ý kiến.
Giới thiệu hoạt động.
Tóm tắt tin tức.
Điền vào giấy tờ in sẵn.
Trong đó, văn kể chuyện 19 tiết, văn miêu tả là 30 tiết trong tổng số 62 tiết tập làm văn trong cả năm học, văn miêu tả chiếm gần nửa tổng số tiết học trong cả năm (không kể những tiết ôn tập và kiểm tra).
Phần 3: Tập làm văn
1. Kể chuyện
a,Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc và nêu cảm nghĩ.
b,Kể sáng tạo:
VD: Em hãy tưởng tượngvà kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
Với dạng này cần yêu cầu HS xây dựng cốt chuyện lô gíc, liên tục. HS có thể kể theo nhiều hướng khác nhau.
c, Nhập vai nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện đó.
Với dạng này, lưu ý HS cách xựng hô cho phù hợp. Cần dựa vào cốt truyện kết hợp lời lẽ của bản thân để câu chuyện hấp dẫn, sáng tạo.
*Lưu ý: Khi làm văn kể chuyện cần kể lại hành động nhân vật, tả ngoại hình nhân vật, kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật => Nói lên tính cách và ý nghĩa câu chuyện cũng làm cho câu chuyện sinh động hơn.
a,Tả đồ vật.
VD1: Tả một đồ dùng trong gia đình.
VD2 :Tả một đồ chơi (đồ dùng học tập) mà em yêu thích.
b, Tả cây cối.
VD1: Tả cây bóng mát (cây ăn quả, cây hoa,. . ..).
VD2: Tả cây vào thời điểm, thời vụ, theo mùa,.
c, Tả con vật.
VD1 : Tả con vật quen thuộc ( con vật nuôi trong gia đình, con vật thường gặp,..)
VD 2 :Tả con vật theo tưởng tượng dựa vào đoạn văn (thơ, truyện,.).
VD3 : Tả con vật đang hoạt động (Trâu đang cày, mèo dang bắt chuột, khỉ làm xiếc,..)
2 Miêu tả:
*Lưu ý: - HS phải nắm chắc dàn bài chung của bài văn miêu tả.
- Biết tả đồ vật,cây cối, con vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều giác quan; phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt với đồ vật, cây, con vật cùng loại khác.
- Tả con vật là nhân vật trong truyện (nhất là truyện cổ tích), cần phù hợp với thời gian, hoàn cảnh của câu chuyện.
- Tả con vật đang hoạt động cần chú ý tả hoạt động là chính.
a,Viết thư thăm hỏi.
b, Viết thư thăm hỏi và kể chuyện.
c,Viết thư chia sẻ, động viên, ...
*Lưu ý: HS cách thức trình bày bức thư, lời xưng hô, cách dùng từ ngữ phù hợp với đối tượng nhận thư.
3.Viết thư:
* Tóm lại:
Dạy phân môn Tập làm văn cần rèn cho HS:
+ Kỹ năng phân tích đề.
+ Phải nắm chắc dàn bài chung của từng thể loại, kiểu bài.
+ Có kỹ năng quan sát, lập dàn ý.
+ Xây dựng dàn ý, đoạn văn thành bài văn.
+ Biết diễn đạt lưu loát, từ ngữ dùng hình ảnh, sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, đảo chủ vị ... để bài văn sinh động.
+ Để bài văn hay cần phải tả thêm cảnh, bộc lộ cảm xúc khi miêu tả và bài viết phải chân thực.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô
Chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Chi
Dung lượng: 10,87MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)