BOI DUONG HSG 11 CHUYEN DE NGUYEN TU - BTH

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 26/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: BOI DUONG HSG 11 CHUYEN DE NGUYEN TU - BTH thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Tuần 6
Ngày soạn : 28/9/2008
Buổi 6 : thành phần nguyên tử


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Ôn tập kiến thức cơ bản về thành phần các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
- Nắm được thế nào là : số khối, điện tích hạt nhân, số đvđthn và viết được kí hiệu nguyên tử.
- Nắm được các pứ hạt nhân và lịch sử tìm ra các hạt cơ bản.
- Nắm được điều kiện bền của hạt nhân và tỉ lệ số N và Z.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho hs :
+ Làm các bài tập xác định thành phần các hạt trong nguyên tử, số khối.
+ Hoàn thành các ptpứ hạt nhân.
+ Các bài tập xác định khối lượng nguyên tử.
B. CHUẨN BỊ
1. Hs
Xem lại phần kiến thức về bài 1 và bài 2.
2. Gv
Chuẩn bị giáo án và các câu hỏi bài tập áp dụng.
C. CÁCH TIẾN HÀNH
1. Ổn định lớp
3. Nội dung bài học mới.
I.LÝ THUYẾT
A. Thành phần nguyên tử.
Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 phần là lớp vỏ và hạt nhân.
+ Lớp vỏ : gồm các hạt e
+ Hạt nhân gồm : hạt p và hạt n.
qe = - 1,602.10-19 C = 1- đvđt. me = 9,1094.10-31kg ~~ 0,00055 u
qp = 1+ đvđt , mp = 1,6726.10-27kg
qn = 0 , mn = 1,6748.10-27kg
1u = 1,6605.10-27kg.
Các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.
B. Kí hiệu nguyên tử.
+ Số khối A = Z + N
+ Số hiệu nguyên tử Z
+ Kí hiệu nguyên tử là AZX
C. Khối lượng nguyên tử
+ Khối lượng nguyên tử = me + mp + mn
+ Nếu một cách gần đúng thì coi khối lượng nguyên tử = số khối = khối lượng hạt nhân.
D. Phản ứng hạt nhân
a) K/n : pứhn là pứ giãư các hạt ( thường là tia  hoặc nơtron ) với các nguyên tử hoặc sự tự phân rã của một nguyên tử phóng xạ ( có nhân không bền ) tạo ra các nguyên tử của nguyên tố khác đồng thời phát ra các tia ,  và các hạt p, n.
Chú ý : proton là 11H, tia  là 42He , tia - là 0-1e, + là 0+1e và nơtron là 10n.
Phương trình hạt nhân :
b) sự tìm ra p : 147N +  11H + 178O

c) Sự tìm ra n
94Be +  10n + 126C
Trong pứ hn thì hạt nhân này biến thành hạt nhân khác do đó nguyên tố này biến thành nguyên tố khác.
Năng lượng giải phóng trong pứ hn là rất lớn so với các pứ hoá học thông thường.
I. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài tập1 (Đề thi Đại học, Cao đẳng năm 2003 - Khối B)
1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
a) Xác định 2 kim loại A và B. Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), K (Z = 19), Ca (Z= 20), Fe (Z = 26) Cu (Z=29), Zn (Z = 30).
Bài tập 2: (Trường CĐSP Bến Tre, Năm 2004)
Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 36. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định R và vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Bài tập 3: (Trường CĐ Giao thông vận tải III- Năm 2004)
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt electron, proton, nơtron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện.
Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A. Xác định
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)