Bồi dưỡng hs giỏi tiếng việt

Chia sẻ bởi Bùi Văn Phúc | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng hs giỏi tiếng việt thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:







Lời cảm ơn


Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo tiến sĩ Phạm Thị Hoà - giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội 2-người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo viên, học sinh Trường tiểu học Lý Tự Trọng thị xã Đông Hà - Quảng Trị đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế, thu thập số liệu để hoàn thành đề tài.
Do điều kiện nghiên cứu, thời gian và phạm vi có hạn của một tiểu luận. Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của các thầy, cô trong Hội đồng khoa học nhà trường cũng như sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài có giá trị và ứng dụng thực tế có hiệu quả.


Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2007
NGƯỜI VIẾT



Lê Văn Lực


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU: 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Mục đích nghiên cứu: 1
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: 1
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
PHẦN NỘI DUNG: 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 3
1.1. Cơ sở tâm lý học: 3
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học: 8
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG - THỊ XÃ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ: 12
2.1. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt hiện nay. 12
2. 2. Kết quả đạt được: 14
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG - THỊ XÃ ĐÔNG HÀ - TỈNH QUẢNG TRỊ. 15
3.1. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt: 15
3.1.1. Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành học sinh giỏi môn Tiếng việt:. 15
3.1.2. Bồi dưỡng hứng thú học tập: 16
3.1.3. Bồi dưỡng vốn sống: 16
3.2. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng Tiếng việt: 17
3.2.1. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng từ ngữ: 17
3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng ngữ pháp: 18
3.2.3. Bồi dưỡng cảm thụ văn học: 19
3.2.4. Bồi dưỡng làm văn: 20
PHẦN KẾT LUẬN: 21
1. Một số kết luận: 21
2. Một số kiến nghị: 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 23


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Theo "chiến lược con người" của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ với mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đã được cụ thể hoá trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế mục tiêu "Bồi dưỡng nhân tài" càng được Đảng và Nhà nước quan tâm lớn "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Đất nước muốn phồn thịnh đòi hỏi phải có những nhân tố thích kế để có hướng đi, có những người tài để giúp nước. Hiện nay, chúng ta đang trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, gia nhập WTO thì nhân tài là một trong những yếu tố để chúng ta có thể tiếp cận với sự tiến bộ của KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện mục tiêu đó, nhà trường của chúng ta đang cố gắng hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ở các trường tiểu học hiện nay, đồng thời với nhiệm vụ PCGDTH, nâng cao chất lượng đại trà, việc chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi đang được nhiều cấp bộ chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhưng nguyên nhân sâu xa nhất đó chính là thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy còn yếu kém, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho công tác này, phần lớn chỉ làm theo kinh nghiệm. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn.
Đặc biệt hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)