Boi duong hs gioi o tieu hoc _ bien phap tu tu_

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hoa | Ngày 18/03/2024 | 60

Chia sẻ tài liệu: boi duong hs gioi o tieu hoc _ bien phap tu tu_ thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Biện pháp tu từ
Kĩ năng nhận diện, Sử dụng biện pháp tu từ
6.1 Nhận diện biện pháp tu từ
Đây là những bài tập yêu cầu HS nhận ra biện pháp tu từ ( so sánh, nhân hóa) trong đoạn văn, đoạn thơ. Bài tập cũng có thể yêu cầu HS chỉ ra từng bộ phận cấu tạo nên từng biện pháp tu từ.
Đề thi HS giỏi ít khi chỉ có yêu cầu nhận diện biện pháp tu từ.
Ví dụ 1 : TV3 tập 2 trang 85
1. Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
Nguyễn Ngọc Ánh.
Ví dụ 2 : TV3 tập 2 trang 44
1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi :
Đồng hồ báo thức
Bác kim giờ thận trọng
Nhích từng li, từng li
Anh kim phút lầm lì
Đi từng bước, từng bước.
Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng
Ba kim cùng tới đích
Rung một hồi chuông vang.
Hoài Khánh
Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa ?
Những vật ấy được nhân hóa bằng cách nào ?
Em thích hình ảnh nào? Vì sao ?
6.2 Bài tập cấu trúc yêu cầu tạo lập biện pháp tu từ
Thuộc dạng bài tập này là những dạng bài tập yêu cầu HS lắp ghép hoặc thêm bộ phận còn thiếu để tạo biện pháp tu từ. Những bài tập được xem là thú vị trong nhóm này là những bài tập dùng hình ảnh hoặc từ ngữ để gợi ra các mối quan hệ so sánh .
Ví dụ 1 : TV3 tập 1 trang 126
Bài tập 3 : Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh :
Trăng tròn như quả bóng.
Mặt đẹp như hoa.
Mặt tươi như hoa.
Nước Việt Nam như hình chữ S.
Những ngọn đèn như những ngôi sao.
Vầng trăng như ngọn đèn soi đường cho chúng ta đi.
Mục đích của so sánh là làm cho đối tượng được so sánh trở nên gần gũi, sinh động và có đặc điểm được đánh giá , nhận định trở nên thuyết phục hơn. Đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh phải được thừa nhận đạt chuẩn nào đó.
Trăng tròn như quả bóng.
Quả bóng tròn như trăng .
Mặt đẹp như hoa.
Mặt tươi như hoa.
Hoa như mặt người .
Nước Việt Nam như hình chữ S.
Chữ S giống hình nước Việt Nam.
Những ngọn đèn như những ngôi sao.
Vầng trăng như ngọn đèn soi đường cho chúng ta đi.
Ví dụ 2 :
Chọn một từ trong ngoặc đơn để viết 3 câu văn có nhân hóa tả các đối tượng sau :
a) Những cánh cò (chấp chới, rập rờn, phân vân, bay lả bay la).
b) Giọt mưa xuân (se sẽ, nhẹ nhàng, nhè nhẹ, dịu dàng).
c) Hoa cỏ may ( quấn quýt, mắc vào, vướng vào).
a) Phân vân.
Những cánh cò đang phân vân bên ruộng lúa.
b) Dịu dàng.
Giọt mưa xuân dịu dàng, mơn man trên má em.
c) Quấn quýt.
Hoa cỏ may quấn quýt theo bước chân em tới trường.
Ví dụ 3 :
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về hoa phượng trong từng câu dưới đây :
a) Hoa phượng là hoa ...
b) Phượng không nở một đóa, một vài cành, mà là ...
c) Những tán hoa lớn xòe ra như ...
d) Ngày xuân, sắc hoa đỏ như ...
Hoa phượng là hoa học trò.
Phượng không nở một đóa, một vài cành, mà là cả một góc trời đỏ rực.
Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Ngày xuân, sắc hoa đỏ như lửa thấp sáng cả một không gian.
Khi dạy biện pháp tu từ, chúng ta cần làm cho HS hiểu được mục đích, giá trị của biện pháp tu từ chứ không chỉ hình thức của chúng.
Vì không chú ý đến mục đích của so sánh nên nhiều HS khi giải bài tập trong đề thi HS giỏi yêu cầu viết câu có hình ảnh so sánh từ các cặp từ ngữ chiếc đĩa bạc- vầng trăng, tấm thảm vàng – cánh đồng lúa chín đã tạo ra những câu không rõ mục đích so sánh để làm gì như Chiếc đĩa bạc như vầng trăng, tấm thảm vàng như cánh đồng lúa chín.

6.3 Bài tập yêu cầu phân tích, đánh giá giá trị của biện pháp tu từ
Bản thân biện pháp tu từ là thú vị, nó tạo nên giá trị nghệ thuật của ngôn ngữ văn chương. Vì vậy dạng bài tập này xuất hiện nhiều trong đề thi Hs giỏi.

Ví dụ 1 : Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Biện pháp tu từ được sử dụng là : Ẩn dụ.
Mặt trời ( Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng) chỉ người em bé trên lưng mẹ, thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con. Mặt trời không tạo độ nóng, độ chói mà trở thành hình tượng biểu trưng cho nguồn sống mạnh mẽ. Người mẹ Tà-ôi coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào một ngày mai chiến thắng.
Ví dụ 2:
Mở đầu bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã viết :
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng...
Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ?
Những hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được điều gì ?
 Những hình ảnh đẹp :
Hình ảnh con sông xanh biếc có nước trong như mặt gương để những hàng tre hàng ngày soi bóng.
Hình ảnh lòng sông lấp loáng phản chiếu ánh nắng trưa hè.
 Những cảm nhận :
Con sông quê hương có vẻ đẹp thật quyến rủ lòng người.
Tình yêu quê hương thật tha thiết của tác giả.
Yêu cầu phân tích , đánh giá giá trị của biện pháp tu từ chính là một kiểu bài tập cảm thụ văn học, vì vậy chúng sẽ được bàn kĩ khi nói về mạch kiến thức, kỹ năng – cảm thụ văn học, rèn kĩ năng đọc hiểu.
Ví dụ 3 : Trong bài thơ Cây dừa ( SGK-TV2/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có đoạn.
  Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay gọi gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. »
Theo em, phép nhân hóa và phép so sánh được thể hiện qua những từ ngữ nào trong khổ thơ trên.
Hãy cảm nhận cái hay, cái đẹp của nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.
+ Phép nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ : Dang tay đón gió ; gật đầu gọi trăng.
+ Các từ ngữ đó có tác dụng làm cho các vật vô tri vô giác (là cây dừa) trở nên có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng biết mở rộng vòng tay để đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên.
+Phép so sánh được thể hiện qua các từ ngữ : Quả dừa (giống như) đàn lợn con ; tàu dừa (giống như) chiếc lược.
+ Cách so sánh ở đây được chon những sự vật thật là gần gủi, thể hiện sự liên tưởng rất phong phú của tác giả.
* Qua cách so sánh này làm cho cảnh vật trong thơ trở nên sinh động, có đường nét, hình khối và có sức gợi tả, gợi cảm cao.
Ví dụ 4 : Trong bài Nghe thầy đọc thơ (sách TV4/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết :
 Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa… » 
Theo em, cuộc sống xung quanh đã gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu học sinh khi nghe thầy đọc thơ.
+ Nghệ thuật nhân hóa và cách gieo vần.
+ Nhân hóa : thở
Cách gieo vần : ngày-cây ; nhà-xa ; xa-bà ; xưa- dừa.
+ Các hình ảnh : nắng chói chang, cây cối xanh tươi
(Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà)
+ Các âm thanh. Tiếng mái chèo quẫy nước, khua nước vọng lại từ dòng sông hiện về trong kí ức.
Tiếng ru ạ ơ của người bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé.
Tiếng tàu dừa trở mình dưới ánh trăng khuya..

Cảm nhận được :
+ Với những lời thơ của thầy đọc, cảnh vật xung quanh muôn màu, muôn âm sắc tươi sáng đã hiện ra trong tâm trí của cậu học trò.
+ Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại.
6.4 Bài tập sáng tạo – yêu cầu sử dụng biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ảnh, có cảm xúc.
Những bài tập này là những bài tập sáng tạo, yêu cầu HS sử dụng biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ành, có cảm xúc, chúng được sử dụng nhiều khi luyện viết văn. Vì vậy những bài tập này được sử dụng nhiều ở mạch kiến thức , kĩ năng – làm văn – rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.
Ví dụ 1 :
Viết 2 câu văn có hình ảnh nhân hóa để tả :
- tia nắng sớm.
- cánh cổng trường.

Gợi ý :
- Những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển.
- Cánh cổng trường dang tay chào đón học sinh.
Ví dụ 2 : Viết lại câu văn sau cho sinh động bằng cách sử dụng biện pháp so sánh :
Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa.
Bé có đôi mắt đen tròn, hai má ửng đỏ.
Sau trận ốm nó rất gầy.
Gợi ý :
Cây phượng vĩ ở cổng trường đã nở hoa đỏ như một bó đuốc khổng lồ.
Bé có đôi mắt đen tròn như hạt nhãn, hai má ửng đỏ như trái đào chín.
Sau trận ốm tay chân nó khẳng khiu như que củi, người gầy đét như con cá mắm.
Ví dụ 3 : Viết đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng biện pháp so sánh
Miêu tả cây bút.
Miêu tả cây chuối.
1. Miêu tả cây bút.
Cây bút dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn nhỏ, thon thon như ngón tay út của mẹ. Mũi bút nhọn có hạt bi tròn như hạt cát. Nhờ hạt bi ấy mà chữ em đều và đẹp như in. Em rất thích cây bút này. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để dùng được lâu hơn. 

2. Miêu tả cây chuối.
Hoa chuối cong cong mềm mại,thuôn dài như búp măng màu tím hồng.Rồi theo dòng thời gian, chiếc hoa chuối ấy nở thành những nải chuối con, những quả chuối trên mỗi nải to tròn, màu ngọc thạch xếp thành hai hàng uốn cong cong chỉ lên trời. Quả nào cũng có một mẫu núm đen như đội chiếc mũ bảo hiểm tí hon. Dưới nắng xuân, buồng chuối sáng ngời lên, trông rất ngon lành và đẹp mắt.
Ví dụ 3 :
Hãy viết bài văn theo đề bài sau với phần mở bài gián tiếp :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Dựa vào bài ca dao trên, em hãy tả vẻ đẹp của cây hoa sen và nêu cảm xúc của mình về loài hoa thanh cao đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)