Boi duong học sinh gioi

Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy | Ngày 13/10/2018 | 74

Chia sẻ tài liệu: boi duong học sinh gioi thuộc Đạo đức 3

Nội dung tài liệu:

Hè 2009-2010
PHÒNG GD-ĐT QUẬN THANH KHÊ
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH
Chào mừng
quý thầy cô giáo
Chúc các em
đạt kết quả tốt
Tập làm văn
Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Nhận ra cái hay (ý nghĩa) , cái đẹp
(nghệ thuật )của thơ, văn.
1/Cảm thụ văn học là gì?
Tập làm văn:Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
+Thuộc các bài thơ,đoạn văn hay trong chương trình Tập đọc lớp 5.
+Nắm vững ý nghĩa.
2/ Các yêu cầu:
+Rèn kĩ năng phát hiện phép tu từ , từ ngữ , hình ảnh đặc sắc.
Tập làm văn:Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
3/Các dạng đề
a/Tìm và nêu tác dụng của các phép tu từ.
VD:Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
-Biện pháp tu từ:Phép nhân hóa:điệu làm sao, mặc áo lụa đào
-Tác dụng: Làm đoạn thơ sinh động , gợi hình ảnh,gợi cảm xúc. Dòng sông như đẹp hơn, có thể thay từng sắc áo theo màu nắng trời, làm cho dòng sông trở nên gần gũi, thân thiện với con người
Tập làm văn:Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
3/Các dạng đề
b/Tìm và nhận xét từ ngữ, hình ảnh đặc sắc có trong đoạn thơ, đoạn văn
VD:Gió thơm.Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về , hương thơm ấp ủ trong từng , nếp áo, nếp khăn
-Nghệ thuật:Điệp từ.Đoạn văn trên, tác giả dùng từ đặt câu rất đặc sắc. Đoạn văn có 3 câu ngắn và một câu dài. Từ “thơm” được lặp lại 4 lần.
-Tác dụng: Cách dùng từ và đặt câu này đã tô đậm mùi hương của thảo quả.Mùi hương ấy ngan ngát , ngào ngạt và theo gió lan tỏa khắp đất trời.
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
3/Các dạng đề
c/Nêu cảm nhận về đoạn thơ, đoạn văn
Yêu cầu:
-Nêu nội dung, ý nghĩa của đoạn thơ, đoạn văn.
- Nhận ra các phép tu từ
- Nêu cảm xúc .(đoạn thơ, đoạn văn gợi suy nghĩ gì cho em)
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
VD: Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Rừng cọ ơi !Rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
( Mặt trời xanh của tôi- tác giả “ Nguyễn Viết Bình)
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Trong bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”,nhà thơ Nguyễn Viết Bình đã viết :
Rừng cọ ơi !Rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.

Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
+Đoạn thơ thật đặc sắc , thể hiện tình cảm của nhà thơ dành cho rừng cọ quê hương.
+Trong câu thơ mở đầu, nhà thơ tha thiết gọi tên “Rừng cọ ơi !Rừng cọ”. Rừng cọ với nhà thơ là đôi bạn thân. Nhà thơ còn so sánh “Lá cọ” như “mặt trời xanh” của mình. Rừng cọ là sự sống của nhà thơ. Đọc đoạn thơ, em càng yêu mến thiên nhiên tươi đẹp quanh ta.
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
4/Một só biện pháp tu từ thường gặp
-Nhân hóa
-So sánh
-Điệp từ , điệp ngữ
-Đảo ngữ
-Câu hỏi tu từ
-Hiển hiện ngữ
-Phóng đại,…
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
4/Một só biện pháp tu từ thường gặp
Là một dạng của ẩn dụ ,dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính ,dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính của đối tượng không phải con người , nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi , dễ hiểu hơn ,đồng thời làm choi người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình.
*Nhân hóa:
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
4/Một só biện pháp tu từ thường gặp
Là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại trong thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó , nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối cảm nhận mới mẻ về đối tượng.
*So sánh:
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
4/Một só biện pháp tu từ thường gặp
Là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý,gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người.
*Điệp từ , điệp ngữ:
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
4/Một só biện pháp tu từ thường gặp
Là cách sử dụng có chủ định một trật tự ngược của các thành phần câu , nhằm mục đích tách ra một nội dung , ý nghĩa-cảm xúc nào đó.
*Đảo ngữ:
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
4/Một só biện pháp tu từ thường gặp
Là cách đặt trong một chuỗi đoạn câu , những khái niệm, hình ảnh đối lập nhau nhằm nêu bản chất của đối tượng được miêu tả.
*Đối chọi:
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Luyện tập
Tập làm văn:Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
* Luyện tập về cảm thụ văn học
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu 5: “…Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ - Trần quốc Minh)
Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên ? Vì sao?
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Theo em, hình ảnh “ngọn gió”trong câu “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấy người mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát , ru cho con ngủ và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả một đời như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn, mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con , làm cho đoạn thơ hay hơn.
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu 6:Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: “ Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu . Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên cành đào , lê , mận . Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.”
Em có nhận xét gì về cách dùng từ , đặt câu ở đoạn văn trên. Nêu tác dụng của cách dùng từ , đặt câu đó.
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu6: +Điệp ngữ :“ Thoắt cái” tác giả đã sử dụng 3 lần; nghệ thuật đảo ngữ : “trắng long lanh một cơn mưa tuyết”
+Tác dụng : Điệp ngữ :“ Thoắt cái” gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng , nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh chóng của thời gian , đến mức gây bất ngờ ,dùng đảo ngữ để nhấn mạnh , làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.

Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu 6: Trong bài “ Về ngôi nhà đang xây” ( Tiếng Việt 5 ,tập I) nhà thơ Đồng Xuân Lan có viết:
-“ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng”
- “Bầy chim đi ăn về
Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc”
Em hãy cho biết: Những dòng thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ( Phép liên tưởng)gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở ngôi nhà đang xây?

Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu 6:+Tác gỉa đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật: Nhân hóa “tựa vào”, “thở ra”, “rót vào”
+Tác dụng:Hình ảnh nhân hóa rất hóm hỉnh và gợi cảm làm cho ngôi nhà đang xây còn ngổn ngang vật liệu mà đáng yêu lạ, thật sống động , gần gũi. Cái ô cửa tuy chưa sơn thế mà đã trở nên bến đậu của đàn chim chiều . Tiếng hót của đàn chim như như “ Vài nốt nhạc ” làm cho ngôi nhà đang xây trở nên vui tươi như lời ca chào mừng ngôi nhà mới sắp ra đời.
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2009
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu 7: Bài thơ “ Hạt gạo làng ta ” ( Tiếng Việt 5 ,tập I) của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại trong tâm hồn em những cảm xúc , suy nghĩ gì?
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu7: Bài thơ “ Hạt gạo làng ta ”là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa viết thời thơ ấu.
Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ, gồm 5 khổ thơ, có nhạc điệu thiết tha , ngọt ngào vang lên như một khúc đồng dao.
Trong bài thơ,tác giả đã sử dụng điệp từ ngữ “Hạt gạo làng ta”điệp lại ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng to lớn trong việc khắc sâu chủ đề , đề tài của bài thơ. Đặc biệt là đến lần điệp cuối cùng trong câu thơ kết thúc lại có sự biến đổi về hình thức : “hạt gạo” thành “hạt vàng” đã nói lên giá trị to lớn của của hạt gạo làng quê , về chất “đắng cay”đã luyện vào hạt gạo quê hương: Có bão , có mưa, có nắng hạn, có mồ hôi của bà con và của mẹ ,…
Tập làm văn: Hướng dẫn các dạng đề cảm thụ văn học
Câu7:Điệp ngữ “có”,hình ảnh so sánh“nước như ai nấu”
và hình ảnh đối lập “cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”đã diễn tả đầy ấn tượng về nỗi vất vả của người thân , người nông dân để làm nên hạt gạo trắng thơm nơi quê nhà .
Hạt gạo đã trở thành “hạt vàng”với tất cả niềm tự hào .Hạt gạo gửi ra tiền tuyến để góp phần làm nên chiến thắng, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Bài thơ “ Hạt gạo làng ta ”là một bài thơ đặc sắc ca ngợi quê hương với bao ân nghĩa ,ân tình và lòng tự hào tha thiết.
5
Xin nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thúy
Dung lượng: 1,87MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)