Bồi dưỡng đối tượng Đảng

Chia sẻ bởi Phạm Quang Lượng | Ngày 02/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng đối tượng Đảng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TẬP BÀI GIẢNG
Dµnh cho häc viªn líp
båi d­ìng kÕt n¹p ®¶ng
BÀI 1
KHÁI QUÁT
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Khái quát lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
?Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Gần 8 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
?Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, là lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất và những bài học kinh nghiệm quý báu như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: là cả một pho lịch sử bằng vàng. Vì vậy, học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi chúng ta.
I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Thùc d©n Ph¸p x©m l­îc n­íc ta n¨m 1858, chóng thi hµnh chÝnh s¸ch cai trÞ thùc d©n tµn b¹o trªn c¸c lÜnh vùc chñ yÕu sau:
VÒ chÝnh trÞ, thùc d©n Ph¸p trùc tiÕp n¾m gi÷ c¸c chøc vô chñ chèt trong bé m¸y nhµ n­íc, thi hµnh chÝnh s¸ch cai trÞ chuyªn chÕ. Sù cÊu kÕt gi÷a chñ nghÜa ®Õ quèc vµ phong kiÕn tay sai lµ ®Æc tr­ng cña chÕ ®é thuéc ®Þa.
VÒ kinh tÕ, thùc d©n Ph¸p bãc lét tµn b¹o nh©n d©n ta, thùc hiÖn chÝnh s¸ch ®éc quyÒn, k×m h·m sù ph¸t triÓn nÒn kinh tÕ ®éc lËp cña n­íc ta. Chóng ®Æt ra hµng tr¨m thø thuÕ v« lý, v« nh©n ®¹o, t¨ng c­êng v¬ vÐt tµi nguyªn vµ bãc lét nÆng nÒ, lµm cho nh©n d©n ta, bÞ bÇn cïng, nÒn kinh tÕ bÞ quÌ quÆt, lÖ thuéc vµo kinh tÕ Ph¸p.
VÒ v¨n ho¸ - x· héi, chóng thùc hiÖn chÝnh s¸ch ngu d©n, khuyÕn khÝch v¨n ho¸ n« dÞch, sïng Ph¸p nh»m k×m h·m nh©n d©n ta trong vßng t¨m tèi, dèt n¸t, l¹c hËu, phôc tïng sù cai trÞ cña chóng. Yªu cÇu cña x· héi ViÖt Nam lóc nµy lµ ®Êu tranh giµnh ®éc lËp d©n téc ph¶i g¾n chÆt víi ®Êu tranh ®ßi quyÒn d©n sinh, d©n chñ.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

Trong quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài và gian khổ, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930 hàng trăm phong trào và các cuộc khởi nghĩa oanh liệt nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như phong trào Cần Vương; phong trào Đông Du, Đông Kinh -Nghĩa Thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học lãnh đạo.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh đó là do những người yêu nước đương thời chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm lối ra, thoát khỏi cuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.
3. Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngo�i bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. vừa lao động, vừa học tập, quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ) và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra và thắng lợi đã ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn ái Quốc .
Tháng 7-1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu. Người đã hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc.
Tháng 12-1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927).chuẩn bị mọi mặt để thành lập Đảng.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động phát triển mạnh mẽ đã xuất hiện các tổ chức cộng sản:
- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập ở Bắc Kỳ.
- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng thành lập ở Nam Kỳ.
- Ngày 01/1/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành lập ở Trung Kỳ.



Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Do yêu cầu bức thiết cần có một đảng thống nhất, từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng...
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước. Sự ra đời của Đảng ta gắn liền với tên tuổi Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta.
II. Những thành tựu vẻ vang của cách mạng việt nam dưới sự lãnh đạo của đảng
1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng Tháng Tám (1945)
Qua 15 năm lãnh đạo cách mạng, trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ hy sinh, qua ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945) .Đảng ta lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập nên Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
a) Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
Ngay khi mới ra đời, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã phải đối mặt với ba thứ giặc hung dữ: giặc đói; giặc dốt và giặc ngoại xâm. Đảng ta đã động viên được sức mạnh đoàn kết toàn dân, vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm, củng cố, giữ vững chính quyển, đưa cách mạng vượt qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.
b) Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
Thực dân pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đêm ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân.
ýnghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến đã sáng tỏ chân lý "Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù là nhỏ yếu, nhưng một khi đã đoàn kết đứng lên kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính đảng Mác-Lênin để giành độc lập và dân chủ, thì có đủ lực lượng để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược"

3. Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược- đánh thắng đế quốc Mỹ(1954 - 1975)

Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước.
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 và thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chién chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.
Thắng lợi oanh liệt Mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.


4. Đảng lãnh đạo công cuộc XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (từ năm 1975 đến nay)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm (1975 - 1985), cách mạng Việt Nam đã vượt qua những khó khăn trở ngại, thu được những thành tựu quan trọng.
Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã nghiêm khắc kiểm điểm sự lãnh đạo của mình, khẳng định những mặt làm được, phân tích rõ những sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết điểm chủ quan, duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế, đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 và Nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 1991 - 1995. Đại hội đưa ra quan niệm tổng quát nhất về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phương hướng cơ bản để xây dựng xã hội đó; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng lãnh đạo công cuộc XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN (từ năm 1975 đến nay)

Đại hội VIII Đảng (22-6 đến 1-7-1996) của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội"2 và đề ra nhiệm vụ kinh tế - xã hội từ năm 1996 đến năm 2000 là: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào thế kỷ XXI1.
Đại hội IX của Đảng (4-2001) đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII và khẳng định, trong 5 năm 1996-2000 toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng.

Đảng lãnh đạo công cuộc XD CNXH và bảo vệ Tổ quốc
XHCN (từ năm 1975 đến nay)

Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX trong 5 năm qua (2001-2005), Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã khẳng định: toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng.
Một là, nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước. Bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt 7,51%, đạt mức kế hoạch đề ra.
Hai là, văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện.
Ba là, chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới.
Bốn là, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy.
Năm là, công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực.
Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết ĐH IX
Đại hội X cũng chỉ ra những khuyết điểm và yếu kém
Một là, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Hai là, cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng.
Ba là, các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số hạn chế.
Bốn là, tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân chậm đổi mới, bộ máy quản lý Nhà nước các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém; hoạt động của Quốc hội còn lúng túng; dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không nghiêm.
Năm là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu:Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng sức chiến đấu yếu.

iii. Những truyền thống quý báu của đảng cộng sản việt nam
Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng.
Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế...
Học tập, nghiên cứu lịch sử truyền thống của Đảng để tự hào về Đảng và góp phần giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống của Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
18

BàI 2
CUONG LINH X�Y D?NG
D?T NU?C TRONG TH?I K? QU� D? LấN CH? NGHIA X� H?I
I. Khái niệm cương lĩnh

Đảng chính trị phải có Cương lĩnh chính trị.
Theo V.I. Lênin Cương lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên tất cả những điều mà đảng muốn đạt được và vì mục đích gì mà đảng đấu tranh".
Theo quan niệm của Đảng ta, Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.
Cương lĩnh chính trị là cơ sở thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, là ngọn cờ tập hợp, cổ vũ các lực lượng xã hội phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh 1930 để tập hợp và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Đến nay, chúng ta có thêm Cương lĩnh năm 1991.
II. Nội dung cơ bản của cương lĩnh năm 1991

1. Năm bài học lớn của cách mạng Việt Nam
Tổng kết thực tiễn hơn 60 năm cách mạng nước ta, cả trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa (bao gồm cả 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VI đề ra), từ những kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm chưa thành công, Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VII của Đảng đã tổng kết, nêu ra năm bài học lớn của cách mạng Việt Nam trong 60 năm qua:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đây là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Hai vấn đề này có quan hệ hữu cơ với nhau. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra sức mạnh to lớn của dân tộc trong đấu tranh cách mạng, giành thắng lợi.

Năm bài học lớn của cách mạng Việt Nam

Hai là, Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để phát huy, nhân lên sức mạnh vĩ đại của nhân dân, sự lãnh đạo và tòan bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân.
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đòan kết, đòan kết toàn Đảng, đòan kết tòan dân, đòan kết dân tộc, đòan kết quốc tế.Đoàn kết là truyền thống quý báu và là bài học lịch sử lớn, lâu dài của dân tộc ta đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công, tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để giành thắng lợi.

Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Sức mạnh dân tộc, sức mạnh trong nước là sức mạnh tổng hợp của nhiều nguồn lực. Sức mạnh thời đại, sức mạnh quốc tế trước hết là sức mạnh của quy luật và xu thế phát triển không thể đảo ngược của lịch sử nhân loại.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Đểlàm được điều đó, phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, đủ sức giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra.

Năm bài học lớn của cách mạng Việt Nam


2. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta


a) Hoàn cảnh quốc tế
Sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, vừa tạo ra thời cơ phát triển, nhanh, vừa tạo ra những thách thức đối với nước ta và các nước.
Nhiều nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng trầm trọng, thậm chí ở một số nước đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi. Các thế lực thù địch và chủ nghĩa đế quốc luôn phản kích quyết liệt nhằm xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt.
Chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển kinh tế, song bản chất áp bức, bóc lột và bất công vẫn không thay đổi. Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc.
Hoàn cảnh quốc tế

Cuộc đấu tranh của các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển chống nghèo nàn, lạc hậu, chống chủ nghĩa thực dân mới, chống sự can thiệp và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc đang tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức và rất gay go phức tạp, quyết liệt.
Nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách cần phải giải quyết như: ô nhiễm, suy thoái môi trường, tình trạng nghèo đói, bùng nổ dân số...
Đặc điểm nổi bật của thời đại trong giai đoạn hiện nay là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay go, quyết liệt, phức tạp và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

b) Những khó khăn, thuận lợi của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa; vốn là nước thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta.
Chúng ta cũng có những thuận lợi rất cơ bản: (5 )
+ Có sự lãnh đạo của một Đảng được rèn luyện trong đấu tranh, dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, có chính quyền nhân dân, đất nước trong giai đoạn hòa bình xây dựng;
+ Dân tộc ta anh hùng, có ý chí vươn lên mạnh mẽ; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, lao động cần cù, sáng tạo;
+ Chúng ta đã xây dựng một số cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá.
+ Chúng ta có cơ hội mới do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mang lại.
+ Đặc biệt là, những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đã tạo tiền đề rất quan trọng để đất nước ta mạnh lên cả thế và lực.
Những khó khăn, thuận lợi của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH


Cương lĩnh khẳng định: "Quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong tình hình đất nước và thế giới như trên, chúng ta phải tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tìm tòi bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp xây dưụng thành công chủ nghĩa xã hội"[1].



* Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.8.

3. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong
Cương lĩnh năm 1991

Một là, Nhân dân lao động làm chủ.
Hai là, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Ba là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bốn là, con người đựơc giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tòan diện cá nhân.
Năm là, các dân tộc trong nước bình đẳng, đòan kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Sáu là, Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng trên gắn bó hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, được hòan thiện dần từng bước trong quá trình xây dựng. Mọi hoạt động lãnh đạo, quản lý đều phải chú ý đến cả sáu đặc trưng, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

4. Những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Một là, "Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân"[1].
Hai là, "Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp tòan diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân"[2].


Ba là, "Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế chủ yếu"[3].
Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống của xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tọc và những giá trị cao quý của lòai người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội"[4].

Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nứơc; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới"[5].
Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng"[6].
Những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.


Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta"[7].
Theo các phương hướng cơ bản nói trên, mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là ".xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước XHCN phồn vinh"


Những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Việc thực hiện Cương lĩnh 1991 trong 15 năm qua
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, trong đó có 15 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, công cuộc đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh.
Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao.
Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp.

III. Việc thực hiện Cương lĩnh năm 1991 trong 15 năm qua và sự phát triển một số nội dung của cương lĩnh năm 1991 trong nghị quyết đại hội X
2. Sự phát triển một số nội dung Cương lĩnh 1991 trong Nghị quyết Đại hội X
a) Nhận thức về CNXH
Qua 15 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội X của Đảng đã bổ sung và xác định xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng có 8 đặc trưng:
Một là, "Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh"[1]( đặc trưng mới)
Hai là, "do nhân dân làm chủ"[2].(bỏ cụm từ lao động)
Ba là, "Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất"[3](bỏ đoạn chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu)
Bốn là, "Có nền văn hoá văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"[4]. Đặc trưng này giống như Cương lĩnh 1991( như Cương lĩnh 1991).
Năm là, "Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện"[5](bỏ cum từ bóc lột)
Nhận thức về CNXH:
Sáu là, "Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ"[6]. Đặc trưng này về cơ bản như Cương lĩnh 1991, nhưng có bổ sung thêm cụm từ "tương trợ".
Bảy là, "Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản"[7](đặc trưng mới so với Cương lĩnh 1991).
Tám là, "Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới"[8]. Đặc trưng này giống như đặc trưng của Cương lĩnh 1991.

b) Về con đường đi lên CNXH:

Cương lĩnh năm 1991 đã nêu bảy phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH. Đại hội X đã sắp xếp lại, điều chỉnh, bổ sung thành 8 quá trình tất yếu phải thực hiện như sau:
Một là, "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[1].
Hai là, "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa"[2].
Ba là, "Xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội"[3].
Bốn là, "Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc"[4].
Năm là, "Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"[5].

Về con đường đi lên CNXH:
Sáu là, "Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh"[6].
Bảy là, "Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia"[7].
Tám là, "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"[8].

Đại hội X khẳng định: "Qua tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội"[9].


BàI 3
Một số nội dung cơ bản
của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam



I.Giới thiệu khái quát về Điều lệ Đảng

1. Điều lệ Đảng là gì?
Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các cấp.
Mục đích của việc xây dựng Điều lệ Đảng là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của cách mạng.
Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng

2. Đặc điểm của Điều lệ Đảng

Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, nên được viết ngắn gọn, chặt chẽ, dễ hiểu, hiểu cùng một nghĩa và được chia thành các phần, chương, điều, điểm để chấp hành thống nhất.
Những vấn đề cụ thể không đưa vào Điều lệ Đảng thì được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quy định, hoặc các cơ quan chức năng( như Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương...) hướng dẫn thi hành, bảo đảm cho Điều lệ Đảng được thi hành thống nhất, nghiêm minh.
Điều lệ Đảng có giá trị và hiệu lực thi hành trong toàn Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền nên một số nội dung của Điều lệ Đảng được thể hiện trong Hiến pháp, một số bộ luật của Nhà nước và một số văn kiện cơ bản của các tổ chức chính trị - xã hội. Điều lệ Đảng cũng dành những chương riêng(Chương IX, chương X) để nêu rõ các quy định về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đặc điểm của Điều lệ Đảng

Điều lệ Đảng có tính ổn định tương đối, tính kế thừa và được phát triển cùng với quá trình phát triển của cách mạng và của Đảng. Đây là yêu cầu khách quan và là tính thực tiễn của Điều lệ Đảng. Mỗi nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cùng với việc quyết định quan điểm, đường lối chính trị cho thời kỳ mới, Điều lệ Đảng được Đại hội xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng. Từ Điều lệ đầu tiên(Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3-2-1930 đến nay, Điều lệ Đảng đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần.

Điều lệ Đảng hiện hành được Đại hội đại biểu toàn quốc thứ X của Đảng thông qua ngày 25-4-2006.

II. Nội dung cơ bản của Điều lệ Đảng
1. Nội dung phần mở đầu
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội X thông qua có tiêu đề phần mở đầu là "Đảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng", trình bày khái quát về Đảng và những vấn đề cơ bản nhất về xây dựng Đảng.
Điều lệ nêu khái quát lịch sử Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà(nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Về bản chất của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc
Nội dung phần mở đầu

Về mục tiêu của Đảng, Điều lệ ghi: " Mục đích của Đảng là xây xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ giầu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiên thành công CNXH và cuối cùng là CNCS"
Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Điều lệ khẳng định " Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nd".
Về tổ chức và nguyên tắc cơ bản hoạt động của Đảng, Điều lệ quy đ�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quang Lượng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)