Boi duong chuyen mon

Chia sẻ bởi Phạm Mạnh Hùng | Ngày 23/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: boi duong chuyen mon thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài 3:
Định hướng
đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn Vật lý THCS
I. Mục tiêu:
GV năm được thực trạng của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THCS.
Căn cứ đánh giá kết quả học tập môn Vật lý.
Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THCS.
Gồm:
Về căn cứ ra đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập học sinh.
Về nội dung kiểm tra đánh giá.
Về hình thức kiểm tra đánh giá
Về các dạng trắc nghiệm thường dùng.
Về các cấp độ nhận thức cần đánh giá.
Về tiêu chí biên soạn đề kiểm tra một tiết.
Về qui trình biên soạn đề kiểm tra 1 tiết.
Kĩ năng: GV sử dụng ma trận để ra đề kiểm tra nhanh, chính xác, hiệu quả.
Tìm hiểu về thực trạng của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THCS.
GV chưa thực hiện đầy đủ mục đích, chức năng của kiểm tra đánh giá.
Chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của từng loại hình kiểm tra.
Chưa phản ánh đúng chất lượng kết quả học tập của học sinh.
Qua những tồn tại trên việc biên soạn các đề kiểm tra đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là hết sức cần thiết.
Định hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường THCS
Hoạt động nhóm:
Theo nhóm trường để thảo luận những nội dung sau:
1.Về căn cứ ra đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập học sinh.
2. Về nội dung kiểm tra đánh giá (Đơn vị Đ/c đã làm ntn và làm đến đâu?).
3. Về hình thức kiểm tra đánh giá (Đơn vị Đ/c đã làm ntn và làm đến đâu?).
4. Về các dạng trắc nghiệm thường dùng (Đơn vị Đ/c đã làm ntn và làm đến đâu?).
5. Về các cấp độ nhận thức cần đánh giá (Đơn vị Đ/c đã làm ntn và làm đến đâu?).
6. Về tiêu chí biên soạn đề kiểm tra một tiết.
7. Về qui trình biên soạn đề kiểm tra 1 tiết.
Chia nhóm
Nhóm .....: Nd .....
Nhóm .....: Nd .....
Nhóm .....: Nd .....
Nhóm .....: Nd .....
Nhóm .....: Nd .....
Nhóm .....: Nd .....
Nhóm .....: Nd .....
Các nhóm hoạt động trong thời gian ....phút
1. Căn cứ ra đề kiểm tra:
Mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu dạy học môn Vật lý.
Kiến thức chuẩn.
Cắn cứ vào đối tượng học sinh của từng vùng, từng miền.
( Điểm khác: Đề ra rạch ròi hơn, rõ nét hơn, mục tiêu cụ thể hơn gồm có kiến thức, kĩ năng, thái độ). Trước kia ra đề rộng hơn.
2. Về nội dung kiểm tra đánh giá.
Đánh giá được một cách toàn diện các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được sau khi học xong môn học ở cấp THCS.
Chuyển dần trọng tâm kiểm tra, đánh giá vào những nội dung liên quan nhiều đến việc ứng dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết tình huống thực tế.
Chú ý đến đặc thù của khoa học vật lý là khoa học thực nghiệm, do đó cần có những nội dung nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh về thực hành vật lý.
Phản ánh được đầy đủ các cấp độ về nội dung, kiến thức và kĩ năng.
3. Về hình thức kiểm tra đánh giá:
Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá. Tăng cường sử dụng hình thức quan sát để đánh giá kĩ năng cũng như quá trình tiến bộ của học sinh.
Cần phối hợp một cách hợp lý giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành, kiểm tra vấn đáp với kiểm tra viết, kiểm tra của giáo viên với tự kiểm tra của học sinh.., nhằm tạo điều kiện đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của học sinh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm bài và xử lý kết quả kiểm tra sao cho vừa nhanh, vừa chính xác, đảm bảo được tính khách quan và sự công bằng, hạn chế được tiêu cực trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
4. về các dạng trắc nghiệm thường dùng.
a) Trắc nghiệm khách quan:
Câu nhiều lựa chọn.
Câu đúng, sai.
Câu điền khuyết.
Câu ghép đôi.
b) Trắc nghiệm tự luận:
Là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà học sinh phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải. Đây chính là loại câu hỏi và bài tập lâu nay chúng ta vẫn quen dùng để ra các đề kiểm tra viết.
5: Về các cấp độ nhận thức cần đánh giá.
Ba cấp độ biết, thông hiểu, vận dụng.
Chú ý: khi ra đề chú ý ra đề ở mức độ hiểu cao hơn hoặc bằng mức độ nhận biết:
ví dụ: 3 - 4 - 3
Nên rạch ròi giữa câu biết và câu hiểu (đôi khi giáo viên còn nhầm).
Không nên dùng câu hỏi tự luận để kiểm tra mức độ biết ( mức độ câu tự luận đạt trình độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp.
6. Tiêu chí ra đề kiểm tra viết
a) Phạm vi kiểm tra:
Kiến thức, kĩ năng được kiểm tra toàn diện.
Số câu hỏi đủ lớn để bao quát được phạm vi kiểm tra. (>; = 10 câu TNKQ)
Số câu hỏi đánh giá mức độ đạt 1 nội dung không nên quá 3 câu.
b) Mức độ kiểm tra:
Không nằm ngoài chương trình.
Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
c) Hình thức kiểm tra:
Kết hợp trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan.
Tỉ lệ TNTL và TNKQ phù hợp với bộ môn: 1: 2 tức là dành 15` cho TNTL, 30` cho TNKQ. Làm 1 câu khách quan khoảng từ 1 đến 2 phút. Số câu khách quan nhỏ hơn hoặc bằng 30 câu.
d) Tác dụng phân hoá:
Có nhiều câu hỏi ở mức độ nhận thức khó, dễ khác nhau.
Thang điểm phảI đảm bảo cho HS TB đạt yêu cầu, đồng thời phân loại được học sinh khá giỏi.30% biết - 40 % hiểu - 30 % vận dụng.
e) Có giá trị phản hồi:
Các câu hỏi phải có nhiều tình huống để học sinh bộc lộ được điểm mạnh, điểm yếu về nhận thức và năng lực, phản ánh được ưu điểm, thiếu sót chung của học sinh.
f) Độ tin cậy:
Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài kiểm tra.
g) Tính chính xác, khoa học:
Không có sai sót.
Diễn đạt rõ ràng, chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu đến học sinh.
h) Tính khả thi:
Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làn bài của học sinh.
Có tính thực tiễn của địa phương.
Ra ma trận đề kiểm tra:
nghiên cứu ma trận đề kiểm tra học kì I môn vật lý 9.
Phân nhóm (TL1)
Nhóm 1,2 làm ma trận đề kiểm tra học kì I; II vật lý 6.
Nhóm 3, 4 làm ma trận đề kiểm tra học kì I; II vật lý 7.
Phân nhóm (TL2)
Lê Văn Tám, Nội Trú, Bản Hồ làm ma trận đề kiểm tra học kì I môn vật lý 9.
Bản Khoang, Bản Phùng, Hầu Thào làm ma trận đề kiểm tra học kì II môn vật lý 9.
Lao chải, San sả Hồ, Sử Pán làm ma trận đề kiểm tra học kì I môn vật lý 8.
Nậm Cang, Nậm Sài, Suối Thầu làm ma trận đề kiểm tra học kì II môn vật lý 8.



bài tập về nhà (TL1)
Tả Phìn, Trung Chải làm ma trận đề kiểm tra học kì I môn vật lý 6.
Tả Giàng Phình, Thanh Phú làm ma trận đề kiểm tra học kì II môn vật lý 6.
Kim Đồng, Võ Thị Sáu làm ma trận đề kiểm tra học kì I môn vật lý 7.
Sa Pả, Tả Van, Thanh Kim làm ma trận đề kiểm tra học kì II môn vật lý 7.




bài tập về nhà (TL2)
Nhóm 1: Làm 5 đề kiểm tra học kì I Vật lý 8.
Nhóm 2: Làm 5 đề kiểm tra học kì II Vật lý 8.
Nhóm3: Làm 5 đề kiểm tra học kì I Vật lý 9.
Nhóm 4: Làm 5 đề kiểm tra học kì II Vật lý 9.
cHú ý:
Cần nắm vững quy trình ra đề kiểm tra viết.
Khi tiến hành kiểm tra nên cho học sinh làm phần tự luận trước trong thời gian qui định (15 phút ban đầu) sau đố mới phát câu hỏi phần trắc nghiệm khách quan để học sinh cả lớp cùng làm (trong thời gian 30 phút) để tránh việc học sinh hỏi nhau khi làm bài.
Nên thay đổi thứ tự các của các câu hỏi khách quan, thay đổi phương án lựa chọn một số câu để tạo ra những đề kiểm tra có nội dung như nhau nhưng có cấu tạo khác nhau. Những đề kiểm tra này có thể dùng được nhiều lần.
Không nên để cho học sinh làm vào tờ giấy in đề, mà làm bài ra một tờ giấy riêng có ghi rõ họ tên để có thể sử dụng đề kiểm tra được nhiều lần.
Chú ý cách tính điểm bài làm của học sinh được quy về thang điểm 10 theo công thức: 10X/ TSĐ
Trong đó: X - Số điển đạt được của học sinh.
TSĐ - Điểm tối đa của đề.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Mạnh Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)