Bồi dưỡng chuyên đề hè 09 - Môn văn

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bắc | Ngày 21/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: bồi dưỡng chuyên đề hè 09 - Môn văn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




Kính chào các thầy cô đến dự chuyên đề ngày hôm nay!
Chuyên đề môn Ngữ văn phần tiếng việt.

Kính thưa toàn thể các đồng chí .
Như chúng ta đã biết môn Ngữ văn ở THCS nói chung và môn ngữ văn ở lớp 6 nói riêng đều được xây dựng theo 3 phần: Văn bản - Tiếng việt và phần tập làm văn.Mỗi phần có 1 chức năng đặc thù và phương pháp giảng dạy riêng nhưng tất cả đều có quan hệ chặt chẽ với nhau để có thể giúp học sinh hiểu và sử dụng đúng và hay tiếng mẹ đẻ của mình.
Trong thực tế ,do trình độ nhận thức của học sinh còn quá yếu do vậy nhiều GV còn ngại đổi mới ,chưa đầu tư nhiều cho bài soạn ,bài giảng ,dẫn đến tình trạng GV không xác định được yêu cầu ,nhiệm vụ và PP giảng dạy của bộ môn . Từ những thực tế trên , phòng GD đã tổ chức đợt sinh hoạt chuyên đề đầu tiên nhằm hệ thống lại PP dạy học phân môn Tiếng việt với mong muốn có được sự thống nhất về PP với tất cả Gv dạy học môn ngữ văn trong toàn huyện.
Thưa các đồng chí
Trong phạm vi có hạn hôm nay được sự phân công của phòng giáo dục tôi xin phép được trao đổi với các đồng chí về phương pháp giảng dạy phần Tiếng việt lớp 6 .Toàn bộ nội dung tôi trình bày dưới đây đều dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của
thực tế của bản thân và tài liệu bồi dưỡng GV chu kỳ 2004-2007 . Mong rằng các đồng chí quan tâm theo dõi và đóng góp ý kiến sau phần trình bày ngày hôm nay của tôi.
Thưa toàn thể các đồng chí
Như các đồng chí đã biết: Đổi mới PP dạy học không phải năm nay chúng ta mới thực hiện mà từ năm 2002 khi bắt đầu có chương trình thay sách chúng ta đã áp dụng ,trên cơ sở : Kế thừa những PP tối ưu của PP dạy học truyền thống đồng thời sáng tạo áp dụng một số PP dạy học mới nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội .
Trong môn Ngữ văn - Phân môn tiếng việt là môn học thực hành. Khi giảng dạy tiếng việt người giáo viên nào cũng mong muốn học sinh nắm vững kiến thức và biết áp dụng kiến thức vào giải các bài tập theo yêu cầu..Vậy phải dạy như thế nào để đạt hiêụ quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp riêng cho mình.Theo tôi muốn dạy 1 giờ tiếng việt nói chung và tiếng việt ở lớp 6 nói riêng đạt hiệu quả cao mỗi giáo viên chúng ta phải luôn xác định và hình thành cho mình những vấn đề sau:
1/ Sử dụng phương pháp quy nạp là phương pháp chính và đóng vai trò quan trọng trong dạy học Tiếng việt.
2/ Phân tích mẫu : là biện pháp thường xuyên sử dụng trong các tiết dạy học Tiếng việt.
3/ Thực hành, luyện tập là cách thức đạt hiệu quả nhất trong dạy học Tiếng việt.
Đây là những vấn đề quan trọng giúp giáo viên không bị sai lệch về phương pháp và nội dung trong khi dạy học phần Tiếng việt.

Nội dung bài học tiếng việt được biên soạn theo hướng tích hợp ,không quá thiên về cấu trúc ,khái niệm ,các hiện tượng tiếng việt mà chú trọng vào việc chọn lọc các môn hình cụ thể ,hướng HS vào các hoạt động giao tiếp
Chương trình tiếng việt lớp 6 bao gồm :
+/Phần từ ngữ: Từ đơn ,từ phức ,từ mượn ,từ Hán việt ,nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ,các lỗi thường gặp và cách sửa lỗi ,các biện pháp tu từ
+/ Phần ngữ pháp : Danh từ ,động từ ,tính từ,và các từ loại đi kèm ,cụm danh từ ,cụm ĐT,cụm TT,các thành phần ngữ pháp của câu ,sửa lỗi về chủ ngữ ,vị ngữ,,câu trần thuật đơn, các dấu câu.
Cấu trúc của một bài tiếng việt nói chung thường theo mô hình :
Tìm hiểu mẫu
Nội dung bài học
Luyện tập
Và thông thường nội dung hoạt động trong một tiết Tiếng việt thường được thực hiện theo 2 bước:
1) Bước 1: Hình thành khái niệm Tiếng việt( Phần lí thuyết)
Chúng ta nên sử dụng phương pháp quy nạp và coi đây là phương pháp chính để hình thành khái niệm tiếng việt ở bước này giáo viên nên thực hiện theo thứ tự :
*) Giới thiệu mẫu
Giáo viên nên dùng ngay mẫu trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 đã cho vì mẫu trong SGK đã được các nhà biên soạn sách lựa chọn công phu, chuẩn xác được lấy từ các văn bản văn học học trong thực tế vừa bám sát nội dung bài học vừa đảm bảo tính tích hợp giúp học sinh không chỉ được học kiến thức tiếng việt mà còn củng cố thêm về kiến thức văn học và đời sống.
Nếu giáo viên lấy mẫu ngoài sách giáo khoa( Sưu tầm) đòi hỏi mẫu đó phải chuẩn xác, phù hợp và phải đảm bảo khai thác được nội dung bài học.
Ví dụ khi dạy bài: Câu trần thuật đơn( Ngữ văn 6 Tập 2)
Để tìm hiểu khái niệm Câu trần thuật đơn là gì? Giáo viên lấy ngay mẫu trong SGK Trang 101 để giới thiệu cho học sinh.
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức ! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không một chút bận tâm.
( Tô Hoài).
- Giáo viên nên chuẩn bị mẫu ra bảng phụ, đến lớp treo mẫu và đọc mẫu để giới thiệu mẫu với học sinh.
(Việc chuẩn bị mẫu ra bảng phụ là hết sức cần thiết nhằm hướng sự tập trung chú ý của học sinh lên mẫu khi tiến hành tiếp xúc và phân tích mẫu đồng thời cũng giúp giáo viên thuận lợi hơn khi hướng dẫn học sinh phân tích mẫu)
*) Cho học sinh tiếp xúc mẫu:
Giáo viên gọi học sinh đọc kĩ mẫu được đem ra phân tích.( có thể gọi 1 đến 2 học sinh đọc mẫu).
*) Tìm hiểu mẫu:
Giáo viên gợi ý, hướng dẫn và đưa ra câu hỏi, định hướng giúp học sinh thảo luận, phân tích, đánh giá và rút ra những nhận xét của bản thân .
Câu hỏi giáo viên có thể lấy từ SGK hoặc có thể thay đổi câu hỏi sao cho phù hợp với đối tượng học sinh -Với đối tượng học sinh DTTS chủ yếu nên dùng dùng câu hỏi gợi mở giúp học sinh nhận biết vấn đề một cách dễ dàng.
*) Rút ra kết luận từ mẫu:
Đây là khâu cuối cùng của việc hình thành khái niệm Tiếng việt, là kết quả của phương pháp quy nạp.Từ những nhận xét mà học sinh đã rút ra từ việc phân tích mẫu. Giáo viên dùng câu hỏi giúp các em gắn kết giữa những vấn đề tìm được ở mẫu với kiến thức bài học.Nghĩa là giúp các em chủ động nắm được kiến thức bài học từ việc phân tích mẫu chứ không bị động và thụ động trong việc nắm bắt kiến thức mới.
Cuối cùng giáo viên chỉ chốt lại và hoàn thiện nội dung kiến thức bài và cho học sinh đọc ghi nhớ.
Ví dụ : khi dạy bài : Câu trần thuật đơn( Ngữ văn 6 Tập 2)
Để tìm hiểu khái niệm : Câu trần thuật đơn là gì?Đối với mẫu trên trong SGK đưa ra 3 câu hỏi
1. Các câu dưới đây được dùng để làm gì?
2.Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được?
3. Xếp các câu trần thuật nói trên thành hai loại:
- Câu do một cặp chủ ngữ - vị ngữ( mmột cụm C- V) tạo thành:
- Câu do hai hoặc nhiều cụm C- V sóng đôi tạo thành.
GV có thể dùng ngay các câu hỏi đó hoặc có thể thay đổi câu hỏi tùy theo đối tượng học sinh trong lớp
Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, phân tích .Sau mỗi lần trả lời 1 câu hỏi Gv gợi mở và giúp học sinh rút ra những kết luận, nhận xét cụ thể.
Ví dụ như đối với câu hỏi 1 trong SGK giáo viên có thể thay đổi câu hỏi như sau :
? Đoạn văn gồm bao nhiêu câu? Mục đích của từng câu?
? Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học hãy xác định tên các kiểu câu( Phân loại theo mục đích nói)?
Định hướng : Đoạn văn gồm 9 câu. Mục đích của từng câu:
+ Câu 1,2,6,9 : Kể, tả,nêu ý kiến.-> Đó là câu trần thuật.
+ Câu 4 : Hỏi -> Câu nghi vấn.
+ Câu 3,5,8 : Bộc lộ cảm xúc -> Đó là câu cảm thán.
+ Câu 7. Cầu khiến -> Đó là câu cầu khiến.
Sau đó GV hỏi
? Theo em câu trần thuật dùng để làm gì?
Học sinh sẽ dựa vào phần vừa phân tích để rút ra nhận xét:
- Câu trần thuật dùng để giới thiệu, tả, kể về một sự việc hay để nêu một ý kiến.
Đó cũng chính là kết luận được rút ra từ mẫu.
- Để trả lời câu hỏi thứ 2,3.
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được?
? Câu nào do 1 cụm C - V tạo thành? Câu nào do 2 cụm C - V tạo thành?
HS sẽ xác định được chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật .
Tôi / đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài
CN VN
Câu 2: Tôi / mắng
CN VN
Câu 6:
Chú mày /hôi như cú mèo thế này , ta / nào chịu nổi
CN VN CN VN
Câu 9: Tôi / về không một chút bận tâm.
CN VN
Từ đó HS sẽ xếp loại được và rút ra kết luận thứ hai từ mẫu:
- Câu 1-2-9 : là câu có 1 cụm C-V ? Câu trần thuật đơn
_ Câu 6 có 2 cụm C-V sóng đôi ? Câu trần thuật ghép
Khi đã có những nhận xét ở từng mẫu giáo viên có thể chốt lại kiến thức toàn bài bằng 1 câu hỏi tổng quát để rút ra ghi nhớ.
Ví dụ đối với mẫu trên để rút ra ghi nhớ ta có thể hỏi câu hỏi.
? Qua việc phân tích mẫu ,cho biết : thế nào là câu trần thuật đơn.
- HS rút ra kết luận - > giáo viên chốt lại: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Thực hiện theo thứ tự như vậy thầy và trò đã hoàn thành được bước 1: Hình thành khái niệm và nếu giáo viên tiến hành theo thứ tự trên sẽ giúp HS tích cực chủ động học tập và nắm bắt kiến thức, lớp học sẽ sôi nổi ,học sinh sẽ được làm việc nhiều hơn trong giờ học và các em sẽ nắm chắc kiến thức của bài ngay trên lớp.
Sau khi kết thúc phần hình thành khái niệm GV có thể đưa ra 1 vài bài tập nhanh hoặc giải quyết 1 số bài tập trong phần luyện tập nhằm đánh giá khắc sâu kiến thưc cho học sinh đồng thời Gv cũng có thể kiểm tra được mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh đến đâu . Khi xây dựng bài tập nhanh GV nên chọn mẫu trong phần văn bản, . Mẫu ngữ liệu cần :
+/ Ngắn gọn và chứa các đơn vị kiến thức vừa học
+/ Cã tÝnh chuÈn mùc vµ tÝnh thÈm mü.
+/ Cã tÝnh ch©n thùc ,sinh ®éng cña lêi nãi giao tiÕp
L­u ý: Tïy theo thêi l­îng cña c¸c ®¬n vÞ kiÕn thøc trong bµi häc ,GV cã thÓ thiÕt kÕ c¸c ho¹t ®éng d¹y häc sao cho ®¶m b¶o võa ¸p dông ®­îc tinh thÇn ®æi míi võa ®¶m b¶o häc sinh tiÕp thu ®­îc néi dung kiÕn thøc . Ho¹t ®éng nhãm lµ ho¹t ®éng rÊt tÝch cùc ®Ó HS ph©n tÝch mÉu song ®ßi hái GV ph¶i cã kÕ ho¹ch ®iÒu khiÓn líp häc sao cho phï hîp t¹o hiÖu qu¶ cña ho¹t ®éng ,tr¸nh t×nh tr¹ng ho¹t ®éng nhãm l¹i lµ lµ ho¹t ®éng chñ yÕu cña mét sè häc sinh häc kh¸ cßn HS häc yÕu vµ TB l¹i kh«ng tham gia ho¹t ®éng . CÇn chia nhãm cho phï hîp ,tr¸nh ån µo mÊt thêi gian .
2/B­íc 2:LuyÖn tËp
LuyÖn tËp thùc hµnh trong ph©n m«n tiÕng viÖt cã t¸c dông lµm cho häc sinh n¾m v÷ng kh¸i niÖm, hiÓu s©u s¾c kh¸i niÖm h¬n.B»ng thùc hµnh häc sinh ®­îc trùc tiÕp ho¹t ®éng,c¸c em cã ®iÒu kiÖn tù m×nh ph¸t hiÖn l¹i tri thøc, vËn dông tri thøc vµo gi¶i quyÕt cÊc hiÖn t­îng tõ, c©u trong ng«n ng÷ vµ lêi nãi. Th«ng qua qu¸ tr×nh vËn dông vµ ph¸t hiÖn nµy mµ tri thøc cña c¸c em ®­îc chÝnh x¸c, cñng cè vµ kh¾c s©u h¬n.
§©y lµ b­íc rÊt quan träng nh»m gióp häc sinh øng dông vµ cñng cè kiÕn thøc lÝ thuyÕt vµo thùc hµnh bµi tËp vµ më réng n©ng cao kiÕn thøc võa ®­îc häc cña
mình vì vậy giáo viên nên dành lượng thời gian từ 15 đến 20 phút để thực hiện bước 2.
Về bài tập luyện tập SGK phần tiếng việt thường có cấu trúc các dạng bài tập sau: Thực hành nhận diện( bài tập ứng dụng), phân tích, bài tập tạo lập và bài tập sửa chữa, bài tập củng cố, bài tập nâng cao .
*) Bài tập nhận diện, phân tích .
Đây là 1 loại bài tập cho sẵn 1 ngữ liệu và yêu cầu phân tích,xác định, nhận diện 1 số yếu tố về từ ngữ, ngữ pháp. Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và củng cố, phát triển 1 số khái niệm của tiếng việt đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết.Yêu cầu học sinh phải thông hiểu những tri thức lý thuyết vừa học để đối chiếu so sánh Loại bài tập này thường gồm 2 phần: Phần trình bày yêu cầu, phần dẫn ngữ liệu. Yêu cầu có thể được diễn đạt bằng nhiều cách như: tìm, xác định, cho biết, phân tích, tìm hiểu.Đồng thời có thể kết hợp thêm các yêu cầu khác như giải thích.lí giải, so sánh.
Với bài tập này khi luyện tập giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:
Căn cứ vào đặc trưng khái niệm của tiếng việt.
Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện phân tích.
Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng đặc trưng của khái niệm lí thuyết không từ đó có thể củng cố thêm khái niệm.
Ví dụ bài Câu trần thuật đơn( Ngữ văn 6 Tập 2)
Bài tập 1,2 SGK Tr 101,102 là bài tập nhận diện giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại đặc điểm và chức năng của câu trần thuật đơn để HS vận dụng để tìm.
Bài tập 1: Tìm câu trần thật đơn trong đoạn trích và nêu tác dụng .
Bài tập 2: Lần lượt đọc từng câu và nêu tác dụng .
Căn cứ vào đặc điểm và chức năng của câu trần thuật đơn học sinh sẽ xác định được các câu trần thuật đơn và công dụng của nó.
Bài tập 1: Câu trần thuật đơn
Câu 1: Dùng để tả hoặc giới thiệu
Câu 2: Dùng để nêu ý kiến nhận xét
Câu 3 - Câu 4: Câu trần thuật ghép
Bài tập 2:
Câu a , b , c
Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
*/ Bài tập tái hiện : có mức độ cao hơn bài tập nhận diện vì không có các sự kiện từ ngữ có sẵn ,tri giác được mà học sinh phải huy động vốn kiến thức của mình để tái hiện .
Ví dụ: Trong bài : Động từ - Ngữ văn 6 tập 1- có thể đưa ra bài tập tái hiện như sau:
- Hãy tìm 3 động từ tình thái và 3 động từ chỉ hành động .
Với dạng bài tập này GV càn lưu ý học sinh một số thao tác :
+ /Đọc kỹ đề bài , xác định yêu cầu của bài tập
+/ Giải quyết yêu cầu bài tập và trình kết quả tái hiện .
+/ Học sinh nhận xét ,bổ xung ,Gv kết luận
*) Bài tập tạo lập (BT sáng tạo)
Là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó.Việc thực hiện những bài tập này gần với những hoạt động nói và viết hàng ngày của học sinh nhưng vẫn ở dạng luyện tập theo yêu cầu.
Bài tập tạo lập có những dạng : Tạo lập theo mẫu , tạo lập tiaaps sản phảm theo những yêu cầu nhất định .
ví dụ : Trong bài câu trần thật đơn bài tập 5 là bài tập sáng tạo
Chính tả ( nhớ - viết) Lượm( từ Ngày Huế đổ máu đến Nhảy trên đường vàng.)
*) Bài tập nâng cao
Là dạng bài tập nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh ngoài những kiến thức cơ bản trong bài học sinh mở rộng khả năng hiểu biết của bản thân mình với kiến thức mở rộng hơn.
VD : Hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng câu trần thật đơn
Đối với Phần tiếng việt lớp 6 chủ yếu là bài tập ứng dụng, nhận biết và 1 số bài tập sáng tạo.
Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm tất cả các dạng bài tập này bằng cách mỗi bài tập có thể cho học sinh làm từ 1 đến 3 phần trên lớp còn lại ggiáo viên gợi ý cho học sinh về nhà làm.
Mỗi bài tập tiếng việt đều nhằm củng cố 1 đơn vị kiến thức vừa được học ở bước 1 vì thế khi giải xong 1 bài tập giao viên nên hướng dẫn học sinh củng cố lại những kiến thức lí thuyết có liên quan.
Ngoài những bài tập trong SGK giáo viên có thể dùng thêm 1 số bài tập ở vở bài tập để củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức đã được học.
Về việc tổ chức học sinh luyện tập giáo viên có thể dùng nhiều hình thức hoạt động khác nhau sao cho linh hoạt phù hợp và đạt hiêu quả cao nhất như: + Làm việc độc lập
+ Thảo luận theo nhóm ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm lên trả lời..
Ví dụ : Trong bài câu trần thật đơn bài tập 3 giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm- phát phiếu học tập đêr học sinh ghi kết quả bài tập vào phiếu, nhóm trưởng trình bày trước lớp, giáo viên nhận xét, bổ xung, sửa chữa và kết luận.
Lưu ý : GV không nên ỉ nại vào hệ thống bài tập trong SGK mà cần lao động sáng tạo tạo ra các bài tập khác để nâng cao việc thực hành luyện tập và phù hợp với khả năng nhận thức và đối tượng HS .
Kính thưa các đồng chí
Để thực hiện tốt một giờ tiếng việt trên lớp thì việc chuẩn bị của thầy và trò phải rất chu đáo và công phu.
*) Giáo viên: Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng phát triển như hiện nay ,người giáo viên nói chung và GV môn ngữ văn nói riêng cần có những biện pháp cho chính bản thân mình và kế hoạch cụ thể cho học sinh như sau:
- Người GV phải hiểu biết sâu rộng về kiến thức cần truyền đạt nhằm truyền đạt tốt kiến thức mới cho HS ,khắc phục những sai sót mà HS mắc phải ( Chỉ ra cái sai của HS ,sửa lại ,khuyến khích cách giải quyết vấn đề khác ,hướng dẫn cách trả lời ngắn gọn hơn)
- Xác định các đơn vị kiến thức trong bài học ,cách trình bày các đơn vị đó ,phân loại đơn vị trọng tâm ,đơn vị khó .
- Bài soạn thường được soạn trước ngày giảng từ 2- 3 ngày để có thơì gian thâm nhập giáo án .
- Bµi so¹n ph¶i chi tiÕt , phï hîp víi tr×nh ®é nhËn thøc cña Hs theo h­íng ®æi míi vµ ph¸t huy tÝnh tÝch cùc cña HS.
- Sè l­îng c©u hái phï hîp víi ®èi t­îng,râ rµng gióp c¸c em tr¶ lêi tèt c¸c c©u hái cña GV ®­a ra ,t¹o kh«ng khÝ häc tËp ,gióp c¸c em høng thó häc tËp ,nªn sö dông Ýt c©u hái suy luËn , v× tr×nh ®é nhËn thøc cña HS cßn yÕu dÔ g©y ra ch¸n n¶n nÕu c©u hái qu¸ khã .
- Mçi phÇn kiÕn thøc nªn chia c©u hái thµnh nhiÒu c©u hái nhá (Kh«ng nªn chia qu¸ nhá) ®Ó gióp c¸c em tr¶ lêi tèt c©u hái ,gióp GV gi¶m thiÓu thêi gian , HS c¶m thÊy m×nh hiÓu vµ n¾m kiÕn th­c .§Æc biÖt ,gi¸o viªn cã thÓ kiÓm tra ®­îc nhiÒu ®èi t­îng HS vµ HS ho¹t ®éng tÝch cùc h¬n .
- HÖ thèng c©u hái dÉn d¾t cña GV ph¶i chuÈn bÞ chu ®¸o .GV nªn l­êng tr­íc c¸c t×nh huèng tr¶ lêi sai lÖch mµ HS m¾c ph¶i ®Ó ®Æt c©u hái gîi më phï hîp ,tõ ®ã t¹o ra c¸c c©u hái ,t×nh huèng ,c¸c vÊn ®Ò mµ c¸c em cÇn gi¶i quyÕt nh»m kÝch thÝch vµ ph¸t huy t­ duy s¸ng t¹o cña HS.
- Ngoµi viÖc so¹n bµi kÜ gi¸o viªn ph¶i chuÈn bÞ tèt c¸c thiÕt bÞ d¹y häc nh­ b¶ng phô, phiÕu häc tËp…®Ó kh©u ph©n tÝch mÉu ®­îc thuËn lîi ®ì mÊt nhiÒu thêi gian.Tr¸nh l¹m dông ®å dïng trùc quan kh«ng cÇn thiÕt dÔ lµm ph©n t¸n sù chó ý cña häc sinh vµ g©y ¸p lùc nÆng nÒ cho gi¸o viªn trong kh©u chuÈn bÞ ®å dïng .
- Các câu hỏi và các bài tập trong tiết dạy phải có lời giải hoặc định hướng gợi mở rõ ràng để giúp GV chủ động kiến thức trong giờ dạy và sử lý linh hoạt trước những tình huống SP trong giờ học
- Ngoài sự hiểu biết sâu rộng về kiến thức ,giáo viên cần chú ý khâu trình bày bảng tạo tính mỹ quan ,giúp HS tiện theo dõi, tiếp thu kiến thức và khắc sâu kiến thức hơn. Linh hoạt kết hợp giữa giảng và ghi bảng ,tránh tình trạng giảng xong mới quay lại ghi bảng .
*) Học sinh:
- Giáo viên phải nhắc học sinh tiếp xúc với kiến thức ngay từ ở nhà bằng cách đọc kĩ và trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa để tiếp xúc với kiến thức mới .
- Tích cực học tập và làm bài tập trên lớp và ở nhà để nắm chắc kiến thức bài học. Phần bài tập giao về nhà nên hạn chế bởi phần lớn học sinh chưa có thói quen học tập tại nhà hơn nữa bản thân gia đình HS ít có người kèm cặp các em trong việc học hành ,bởi vậy các bài tập nên giải quyết 1-2 phần tại lớp các phần còn lại học sinh về nhà có thể tự làm được.
Kính thưa các đồng chí

Để dạy tốt 1 giờ tiếng việt THCS nói chung và lớp 6 nói riêng chắc chắn còn nhiều những phương pháp hay hơn nữa song với chút kinh nghiệm có hạn của mình tôi xin phép được trao đổi với các đồng chí 1 số ý kiến mang tính chất xáo xới lại những vấn đề đã được học,được tiếp thu ở rất nhiều các đợt bồi dưỡng chuyên môn các năm trước . Rất mong các đồng chí đóng góp ý kiến cho bài trao đổi của tôi đầy đủ hơn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ ,cùng nhau bước vào năm học mới với khí thế mới và sức mạnh mới .

Xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các đồng chí!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bắc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)