Bổi dưỡng CB Phòng thí nghiệm
Chia sẻ bởi Đỗ Trung Thành |
Ngày 23/10/2018 |
85
Chia sẻ tài liệu: Bổi dưỡng CB Phòng thí nghiệm thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường phổ thông
www.software.edu.vn
Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT
PH?M NG?C B?NG
Khoa Hóa học - Đhsp H N?I
$1. Tổng quan về thiết bị dạy học
Phân loại thiết bị dạy học:
1.KháI niệm:
"Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và những phương tiện kỹ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học"
2.Phân loại:
Thiết bị dạy học: Bao gồm:
a. Phương tiện kỹ thuật dạy học:
- Phương tiện nghe nhìn.
- Phương tiện thu nhận, xử lý, truyền thông tin .
b. Thiết bị, vật liệu thí nghiệm/ thực hành, mô hình/ mẫu vật các môn khoa học thực nghiệm.
c. Nhà xưởng, vườn trường.
d. Dụng cụ dạy và học các môn chuyên biệt: TDTT, Âm nhạc, Mỹ thuật.
e. Tranh ảnh, bản đồ giáo khoa, phim giáo khoa, băng đĩa hình.
g. Sách, tài liệu, tư liệu, dữ liệu.
h. Đồ dùng học sinh.
I. Phân loại tbdh môn hóa học
a/ Đối tượng, quá trình: Mẫu vật (vật thật, các chất hoá học), dụng cụ máy móc, thiết bị, các quá trình vật lí và hoá học (tức là thí nghiệm hoá học).
b/ Đồ dùng trực quan tạo hình: Mô hình, hình mẫu các thiết bị, máy móc, tranh ảnh, hình vẽ, phim đèn chiếu, sách giáo khoa,.
c/ Tài liệu trực quan tượng trưng: Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,.
Trong đó TNHH đóng vai trò rất quan trọng
a/ Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
b/ Thí nghiệm học sinh
- Thí nghiệm đồng loạt của HS
- Thí nghiệm thực hành ở lớp
- Thí nghiệm ngoại khoá (ngoài lớp) như thí nghiệm vui trong các buổi học vui vẽ về hoá học.
- Thí nghiệm ở nhà, một hình thức thí nghiệm đơn giản, có thể dài ngày, giao cho HS làm ở nhà riêng.
3. Danh mục tối thiểu
?2. bảo quản, sử dụng dụng cụ, hóa chất thí nghiệm hóa học
I. Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm hóa học pt
1.ống nghiệm:
- ống nghiệm thường
- ống nghiệm có nhánh
- ống thủy tinh hình trụ
* Kích thước:
18x180 mm
15x150 mm
10x100 mm
* Cách sử dụng:
- Lượng hóa chất cho vào ống nghiệm thường chỉ chiếm từ 1/8 đến 1/4 dung tích của ống.
- Rót hóa chất độc và ăn da vào ống nghiệm, nhất thiết phải dùng cặp ống nghiệm. Cặp ống nghiệm nên đặt ở vị trí cách miệng ống khoảng 1/5 bề dài của ống.
- Cho các chất rắn (bột, tinh thể...) :làm một máng nhỏ bằng mảnh giấy dài gập đôi lại theo chiều dọc ống nghiệm.Cầm ống hơi nghiêng rồi luồn máng đến tận đáy của ống mới đổ hóa chất vào. Sau đó dựng đứng ống và đập nhẹ vào thành ống.
Trộn các hóa chất lỏng :Để ống hơi nghiêng và lắc bằng cách đập phần dưới của ống vào ngón tay trỏ của bàn tay trái cho đến khi chất lỏng được trộn đều.
Đun nóng ống nghiệm :đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (ở vị trí 1/3 của ngọn lửa kể từ trên xuống). Để tránh vỡ ống, lúc đầu lướt nhẹ toàn bộ ống trên ngọn lửa cho nóng đều và chú ý không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn.
2. ống thủy tinh hình trụ
ống được chế tạo từ thủy tinh trung tính và chịu nhiệt độ cao. Đường kính 15mm, dài 250mm (Hình 2).
Sử dụng ống này ta có thể lắp ráp các TN khác nhau. Chẳng hạn: TN về tính hấp phụ của than gỗ,hiđro tác dụng với đồng (II) oxit.
3. ống hình trụ loe một đầu:
4. Bình cầu
Bình cầu đáy bằng
Bình cầu đáy tròn
5. ống sinh hàn: ống sinh hàn thẳng
ống sinh hàn là dụng cụ làm lạnh và ngưng tụ hơi. Khi làm lạnh, chất lỏng ngưng tụ hoặc được hứng vào một bình khác (trường hợp cất nước, rượu...) hoặc lại chảy vào trong bình đun chất lỏng (chưng cất một số hợp chất hữu cơ...).
Nước làm lạnh ống bao giờ cũng cho nước chảy vào vòi phía dưới và chảy ra ở vòi phía trên để đảm bảo dòng nước trong ống bao bên ngoài của ống sinh hàn chảy ngược chiều với hơi của chất lỏng được ngưng tụ.
6. Dụng cụ nhận biết tính dẫn điện của chất
7. Dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng
Dụng cụ được sử dụng thay bình Kíp để điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng. Chẳng hạn:
- Điều chế hiđro từ kẽm kim loại và dung dịch HCl loãng.
- Điều chế hiđro sunfua từ sắt sunfua và H2SO4
- Điều chế cacbon đioxit từ canxi cacbonat và dung dịch HCl.
8. Dụng cụ điện phân
9. Dụng cụ điện phân dung dịch muối ăn
10. Giá thí nghiệm "đa năng"
II. Bảo quản và sử dụng hóa chất
1. Một số yêu cầu trong bảo quản hóa chất
1.1. Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp :
. - Các lọ hóa chất phải có nhãn ghi rõ công thức hóa học, tên gọi, nồng độ (nếu là dung dịch) và ghi rõ các đặc điểm như chất độc, chất dễ bay hơi, dễ cháy
- Trên các chai, lọ, bình, túi. phải ghi đầy đủ:
tên hóa chất, công thức, khối lượng phân tử, hàm lượng các tạp chất cần lưu ý, khối lượng hóa chất cần đóng gói, tên hãng và nước sản xuất, ngày xuất xưởng và hạn sử dụng (nếu là hóa chất bị phân hủy theo thời gian, kí hiệu cần chú ý: độc, dễ cháy, gây bỏng, phóng xạ.
1.2. Các lọ hóa chất cần được xếp đặt một cách khoa học trong các tủ chứa
- Muốn bảo quản tốt, phòng thí nghiệm phảỉ có tủ đựng hóa chất.
- Không để lẫn lộn các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa chất. Hóa chất cần sắp xếp theo loại, phân nhóm theo cation, anion.
- Các axit ở thể lỏng đặt ở ngăn cuối cùng của tủ để khi lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ nguy hiểm. Không nên để nhiều và tập trung ở trong phòng thí nghiệm các hóa chất dễ bắt lửa như xăng, benzen, ete cồn đốt, axeton,.
Đối với những hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonnic và hơi nước chú ý:
cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng một lớp parafin. Thí dụ như: Mg, bột sắt.
b. Những hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như: kalipemanganat, bạc nitrat, kali iotdua, nước oxi già. cần được đựng vào lọ màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ.
c. Những hóa chất độc như:
muối thủy ngân (clorua,nitrat,axetat), muối xianua. cần phải để trong tủ có khóa riêng và phảI giữ gìn hết sức cẩn thận
d. Các kim loại natri và kali phải được đựng trong lọ dầu hỏa hay xăng, Phot pho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng phải cắt trong nước.
e. Muối kali clorua, kali nitrat phải được đựng vào lọ sạch, không được để lẫn với các chất cháy.
g. Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hóa chất ở phía ngoài các lọ đựng hóa chất. Các lọ hóa chất để ở bàn cho học sinh làm thực hành nên có hai nhãn đối diện nhau ở 2 phía của bình, lọ.
1.3. Thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi:
Phải thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi vì hơi hóa chất bay lên có thể làm bật nút các lọ chứa. Các chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để ở nơi mát, đựng trong các lọ nút kín.
2. Một số yêu cầu trong sử dụng hóa chất:
2.1. Tiết kiệm
2.2. Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất
2.3. Đảm bảo an toàn
a. Thí nghiệm với chất độc
b. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng
c. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa
d. Thí nghiệm với các chất dễ nổ
3. Các biện pháp xử lý các chất thải nguy hiểm
3.1. Xử lí nước thải
- Hấp thụ bằng than hoạt tính
- Trung hoà
- Kết tủa hóa học
- Oxi hóa hóa học
- Lọc
- Lắng ...
Các chất hay sử dụng để trung hòa nước thải axít là:
- Đá vôi : CaCO3;
- Sữa vôi: Ca(OH)2;
- Xút : NaOH;
- Hyđroxyt magie : Mg(OH)2.
Hóa chất hay sử dụng để trung hòa nước thải kiềm cao là axít Sunphuric, axít Clohyđric.
3.2. Xử lý khí thải :
Các khí thải thuộc loại vô cơ: SO2, SO3, CO2, NOx, HCl, NH3, HF, H2SO4 ..v.v..
- Các khí thải thuộc dạng hữu cơ: axeton, axetylen, benzen, butan, các axít hữu cơ và các dung môi hữu cơ,.
Các khí thải vô cơ có thể sục vào dung dịch xút loãng để trung hòa hoặc đơn giản hơn có thể dùng vôi sữa ( rẻ tiền hơn...). các khí thải hữu cơ có thể dùng than hoạt tính để hấp thụ...
3.3. Xử lý chất rắn :
Các chất rắn dư thừa như đinh Fe, Cu, Zn viên...có thể thu hồi để làm thí nghiệm tiếp. Còn các chất rắn khác, sau khi phản ứng xong cần phải thu dọn đổ gọn vào thùng rác không được vứt lung tung trong phòng thí nghiệm.
viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường phổ thông
www.software.edu.vn
Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT
PH?M NG?C B?NG
Khoa Hóa học - Đhsp H N?I
$1. Tổng quan về thiết bị dạy học
Phân loại thiết bị dạy học:
1.KháI niệm:
"Thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và những phương tiện kỹ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích dạy học"
2.Phân loại:
Thiết bị dạy học: Bao gồm:
a. Phương tiện kỹ thuật dạy học:
- Phương tiện nghe nhìn.
- Phương tiện thu nhận, xử lý, truyền thông tin .
b. Thiết bị, vật liệu thí nghiệm/ thực hành, mô hình/ mẫu vật các môn khoa học thực nghiệm.
c. Nhà xưởng, vườn trường.
d. Dụng cụ dạy và học các môn chuyên biệt: TDTT, Âm nhạc, Mỹ thuật.
e. Tranh ảnh, bản đồ giáo khoa, phim giáo khoa, băng đĩa hình.
g. Sách, tài liệu, tư liệu, dữ liệu.
h. Đồ dùng học sinh.
I. Phân loại tbdh môn hóa học
a/ Đối tượng, quá trình: Mẫu vật (vật thật, các chất hoá học), dụng cụ máy móc, thiết bị, các quá trình vật lí và hoá học (tức là thí nghiệm hoá học).
b/ Đồ dùng trực quan tạo hình: Mô hình, hình mẫu các thiết bị, máy móc, tranh ảnh, hình vẽ, phim đèn chiếu, sách giáo khoa,.
c/ Tài liệu trực quan tượng trưng: Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị,.
Trong đó TNHH đóng vai trò rất quan trọng
a/ Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
b/ Thí nghiệm học sinh
- Thí nghiệm đồng loạt của HS
- Thí nghiệm thực hành ở lớp
- Thí nghiệm ngoại khoá (ngoài lớp) như thí nghiệm vui trong các buổi học vui vẽ về hoá học.
- Thí nghiệm ở nhà, một hình thức thí nghiệm đơn giản, có thể dài ngày, giao cho HS làm ở nhà riêng.
3. Danh mục tối thiểu
?2. bảo quản, sử dụng dụng cụ, hóa chất thí nghiệm hóa học
I. Sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm hóa học pt
1.ống nghiệm:
- ống nghiệm thường
- ống nghiệm có nhánh
- ống thủy tinh hình trụ
* Kích thước:
18x180 mm
15x150 mm
10x100 mm
* Cách sử dụng:
- Lượng hóa chất cho vào ống nghiệm thường chỉ chiếm từ 1/8 đến 1/4 dung tích của ống.
- Rót hóa chất độc và ăn da vào ống nghiệm, nhất thiết phải dùng cặp ống nghiệm. Cặp ống nghiệm nên đặt ở vị trí cách miệng ống khoảng 1/5 bề dài của ống.
- Cho các chất rắn (bột, tinh thể...) :làm một máng nhỏ bằng mảnh giấy dài gập đôi lại theo chiều dọc ống nghiệm.Cầm ống hơi nghiêng rồi luồn máng đến tận đáy của ống mới đổ hóa chất vào. Sau đó dựng đứng ống và đập nhẹ vào thành ống.
Trộn các hóa chất lỏng :Để ống hơi nghiêng và lắc bằng cách đập phần dưới của ống vào ngón tay trỏ của bàn tay trái cho đến khi chất lỏng được trộn đều.
Đun nóng ống nghiệm :đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn (ở vị trí 1/3 của ngọn lửa kể từ trên xuống). Để tránh vỡ ống, lúc đầu lướt nhẹ toàn bộ ống trên ngọn lửa cho nóng đều và chú ý không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn.
2. ống thủy tinh hình trụ
ống được chế tạo từ thủy tinh trung tính và chịu nhiệt độ cao. Đường kính 15mm, dài 250mm (Hình 2).
Sử dụng ống này ta có thể lắp ráp các TN khác nhau. Chẳng hạn: TN về tính hấp phụ của than gỗ,hiđro tác dụng với đồng (II) oxit.
3. ống hình trụ loe một đầu:
4. Bình cầu
Bình cầu đáy bằng
Bình cầu đáy tròn
5. ống sinh hàn: ống sinh hàn thẳng
ống sinh hàn là dụng cụ làm lạnh và ngưng tụ hơi. Khi làm lạnh, chất lỏng ngưng tụ hoặc được hứng vào một bình khác (trường hợp cất nước, rượu...) hoặc lại chảy vào trong bình đun chất lỏng (chưng cất một số hợp chất hữu cơ...).
Nước làm lạnh ống bao giờ cũng cho nước chảy vào vòi phía dưới và chảy ra ở vòi phía trên để đảm bảo dòng nước trong ống bao bên ngoài của ống sinh hàn chảy ngược chiều với hơi của chất lỏng được ngưng tụ.
6. Dụng cụ nhận biết tính dẫn điện của chất
7. Dụng cụ điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng
Dụng cụ được sử dụng thay bình Kíp để điều chế chất khí từ chất rắn và chất lỏng. Chẳng hạn:
- Điều chế hiđro từ kẽm kim loại và dung dịch HCl loãng.
- Điều chế hiđro sunfua từ sắt sunfua và H2SO4
- Điều chế cacbon đioxit từ canxi cacbonat và dung dịch HCl.
8. Dụng cụ điện phân
9. Dụng cụ điện phân dung dịch muối ăn
10. Giá thí nghiệm "đa năng"
II. Bảo quản và sử dụng hóa chất
1. Một số yêu cầu trong bảo quản hóa chất
1.1. Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp :
. - Các lọ hóa chất phải có nhãn ghi rõ công thức hóa học, tên gọi, nồng độ (nếu là dung dịch) và ghi rõ các đặc điểm như chất độc, chất dễ bay hơi, dễ cháy
- Trên các chai, lọ, bình, túi. phải ghi đầy đủ:
tên hóa chất, công thức, khối lượng phân tử, hàm lượng các tạp chất cần lưu ý, khối lượng hóa chất cần đóng gói, tên hãng và nước sản xuất, ngày xuất xưởng và hạn sử dụng (nếu là hóa chất bị phân hủy theo thời gian, kí hiệu cần chú ý: độc, dễ cháy, gây bỏng, phóng xạ.
1.2. Các lọ hóa chất cần được xếp đặt một cách khoa học trong các tủ chứa
- Muốn bảo quản tốt, phòng thí nghiệm phảỉ có tủ đựng hóa chất.
- Không để lẫn lộn các dụng cụ kim loại và dụng cụ quang học vào tủ đựng hóa chất. Hóa chất cần sắp xếp theo loại, phân nhóm theo cation, anion.
- Các axit ở thể lỏng đặt ở ngăn cuối cùng của tủ để khi lấy ra được dễ dàng, tránh đổ vỡ nguy hiểm. Không nên để nhiều và tập trung ở trong phòng thí nghiệm các hóa chất dễ bắt lửa như xăng, benzen, ete cồn đốt, axeton,.
Đối với những hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí cacbonnic và hơi nước chú ý:
cần đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng một lớp parafin. Thí dụ như: Mg, bột sắt.
b. Những hóa chất dễ bị ánh sáng tác dụng như: kalipemanganat, bạc nitrat, kali iotdua, nước oxi già. cần được đựng vào lọ màu để ở chỗ tối hoặc bọc kín bằng giấy màu đen phía ngoài lọ.
c. Những hóa chất độc như:
muối thủy ngân (clorua,nitrat,axetat), muối xianua. cần phải để trong tủ có khóa riêng và phảI giữ gìn hết sức cẩn thận
d. Các kim loại natri và kali phải được đựng trong lọ dầu hỏa hay xăng, Phot pho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng phải cắt trong nước.
e. Muối kali clorua, kali nitrat phải được đựng vào lọ sạch, không được để lẫn với các chất cháy.
g. Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ của hóa chất ở phía ngoài các lọ đựng hóa chất. Các lọ hóa chất để ở bàn cho học sinh làm thực hành nên có hai nhãn đối diện nhau ở 2 phía của bình, lọ.
1.3. Thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi:
Phải thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ bay hơi vì hơi hóa chất bay lên có thể làm bật nút các lọ chứa. Các chất dễ bay hơi, dễ cháy, dễ biến chất cần để ở nơi mát, đựng trong các lọ nút kín.
2. Một số yêu cầu trong sử dụng hóa chất:
2.1. Tiết kiệm
2.2. Đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất
2.3. Đảm bảo an toàn
a. Thí nghiệm với chất độc
b. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng
c. Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa
d. Thí nghiệm với các chất dễ nổ
3. Các biện pháp xử lý các chất thải nguy hiểm
3.1. Xử lí nước thải
- Hấp thụ bằng than hoạt tính
- Trung hoà
- Kết tủa hóa học
- Oxi hóa hóa học
- Lọc
- Lắng ...
Các chất hay sử dụng để trung hòa nước thải axít là:
- Đá vôi : CaCO3;
- Sữa vôi: Ca(OH)2;
- Xút : NaOH;
- Hyđroxyt magie : Mg(OH)2.
Hóa chất hay sử dụng để trung hòa nước thải kiềm cao là axít Sunphuric, axít Clohyđric.
3.2. Xử lý khí thải :
Các khí thải thuộc loại vô cơ: SO2, SO3, CO2, NOx, HCl, NH3, HF, H2SO4 ..v.v..
- Các khí thải thuộc dạng hữu cơ: axeton, axetylen, benzen, butan, các axít hữu cơ và các dung môi hữu cơ,.
Các khí thải vô cơ có thể sục vào dung dịch xút loãng để trung hòa hoặc đơn giản hơn có thể dùng vôi sữa ( rẻ tiền hơn...). các khí thải hữu cơ có thể dùng than hoạt tính để hấp thụ...
3.3. Xử lý chất rắn :
Các chất rắn dư thừa như đinh Fe, Cu, Zn viên...có thể thu hồi để làm thí nghiệm tiếp. Còn các chất rắn khác, sau khi phản ứng xong cần phải thu dọn đổ gọn vào thùng rác không được vứt lung tung trong phòng thí nghiệm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Trung Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)