Boi buong hsg phan LLVH

Chia sẻ bởi Tranthi Trang | Ngày 26/04/2019 | 125

Chia sẻ tài liệu: boi buong hsg phan LLVH thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG VĂN 12
LÝ LUẬN VĂN HỌC
$1 VĂN HỌC –ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG
I/ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC:
1/ Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm phương tiện diễn đạt.Bởi vậy người ta còn gọi văn học là nghệ thuật của ngôn từ.(khác các ngành nghệ thuật khác:hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc…)
2 /Văn học là hình thái ý thức phản ánh tồn tại xã hội, lấy đối tượng là toàn bộ hiện thực khách quan trong mối quan hệ muôn màu ,muôn vẻ với cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của con ngừơi.
Dù tác phẩm có viết về con ong,cái kiến hay con dế mèn ,về cây tùng, cây bách hay cây xấu hổ…thì đấy cũng chỉ là cách nói về con ngừoi, cho con ngừơi.
Trên ý nghĩa đó, M.Gorki cho rằng “Văn học là nhân học”và nhà văn lớn là những bác học về con ngừơi, những kỹ sư tâm hồn.
3/ Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Bởi vậy nhìn vào tác phẩm ta không chỉ thấy cái thế giới khách quan được phản ánh mà còn thấy thế giới chủ quan của chủ thể .Nội dung tác phẩm do đó vừa chứa đựng hiện thực khách quan được phản ánh vừa chứa đựng tư tửong, tình cảm,những suy tư về đời sống xã hội của người sang tác.
4/ Văn học nhận thức thế giới không giống các môn khoa học khác.Các nhà khoa học nhận thức thế giới chủ yếu bằng nhận thức lý tính:quan sát, thực nghiệm,phán đoán,suy luận…và thể hiện bằng công thức, định luật, định lý, tiên đề,mô hình, cấu trúc…Nhà văn khám phá thế giới chủ yếu bằng toàn bộ tâm hồn,tình cảm,cảm xúc,đương nhiên chịu sự chỉ đạo của lý trí. Cách nhận thức thế giới theo phương thức ấy gọi là tư duy của văn học là hình tượng và điển hình.
II/ Chức năng của văn học:
1/ Chức năng nhận thức:
Tác phẩm văn học giúp con người ta biết thêm được những tri thức nào đó về đời sống…
TPVH không chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp tri thức và lượng thông tin mà còn làm cho con người từ những hiểu biết ấycó năng lực khám phá những vấn đề của đời sống xã hội và con người góp phần cải tạo và sáng tạo thực tại “Văn học nghệ thuật là công cụ để hiểu biết ,khám phá và sáng tạo thực tại xã hội”(Phạm Văn Đồng).
Văn học không chỉ làm con người nhận thức cái khách thể mà quan trọng hơn VH giúp con ngừơi nhận thức được chính bản thân mình, tự hiểu biết, tự phát hiện ra chính mình trả lời câu hỏi:ta là ai?...
Đương nhiên năng lực nhận thức còn tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, vốn hiểu biết về đời sống xã hội, sự lịch lãm của từng người.Không có sự bình quân trong hoạt động nhận thức. Sự nhận thức còn là cả một quá trình, mỗi lần đọc lại những nhận thức đó không phải là bất biến.
Để có được những tác phẩm có giá trị nhận thức cao, nhà văn phải là những người có vốn hiểu biết phong phú, những nhà văn hoá lớn là những nhà bác học về cuộc sống và con ngừơi.
2/ Chức năng giáo dục:
Văn học giáo dục lí tưởng , phẩm chất đạo đức góp phần cải taọ thế giới quan và những quan niệm nhân sinh của con người.
Tác dụng giáo dục của văn học cũng được diễn ra từ hai phía:giáo dục và tự giáo dục .Qúa trình tiếp nhận văn học là quá trình nghiền ngẫm, trăn trở, suy tư, quá trình tự đấu tranh và thanh lọc, là sự tự thú và sám hối. Từ đó con ngừoi thấy cần thiết và có thể vươn lên cái đẹp đẽ hơn , cao thượng hơn, nhân đạo hơn.
Sự giáo dục của tác phẩm văn học là sự tự nguyện . Nó không phải là những lý thuyết để mang ra giáo huấn mà bằng sự tự cảm hoá vá thuyết phục.Nhà văn với người đọc không phải là người thầy,không phải là ngừơi ở tư thế dạy đờivà dạy ngừơi mà là ngừơi bạn đừơng đồng hành với người đọc .
Chức năng giáo dục không phải là chức năng riêng biệt của của văn học mà nó thực hiện chức năng này bằng phương thúc của hình tượng văn học.
3/ Chức năng thẫm mỹ:
VH trước hết nhằm thoả mãn yêu cầu của người đọc bằng việc phản ánh cái đẹp, cái đẹp được hiểu theo ý nghĩa một phạm trù mỹ học.
Tác phẩm VH chân chính giúp con người phát triển những cảm xúc thẫm mỹ.VH thực hiện chức năng này một cách vô tư không áp đặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tranthi Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)