Bộ xương ĐVCXS

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Huyền | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: bộ xương ĐVCXS thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BỘ XƯƠNG CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ XƯƠNG
Gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn dây sống (cá lưỡng tiêm, ấu trùng hải tiêu…)
Giai đoạn dây sống với bao mô liên kết làm thành vỏ bảo vệ thần kinh trung ương, có nhiều mầm sụn (cá miệng tròn và phôi có xương sống cao)
Giai đoạn bộ xương sụn (cá sụn, phôi các nhóm có xương sống cao)
Giai đoạn thành hình giáp xương (cá láng sụn và cá sụn cổ)
Giai đoạn bộ xương sụn biến hoàn toàn thành xương (cá xương và các lớp có xương sống khác)



CỘT SỐNG
Phát triển tiến hóa theo chức năng của các phần cơ thể
+ Dây sống: cá miệng tròn, cá láng sụn, cá vây tay, cá phổi và phôi các nhóm có xương sống còn lại.
+ Dây sống dần dần được thay thế bằng cột sống sụn, cột sống xương gồm nhiều đốt sống.
Cá sụn và cá xương gồm hai phần:
- phần mình có sườn: bảo vệ phủ tạng
- phần đuôi không có sườn: vận động
CỘT SỐNG
BỘ XƯƠNG CÁ CHÉP
Ba phần:
Xương sọ: hộp sọ và sọ tạng
Xương trục (cột sống)
Xương chi ( chi lẻ và chi chẵn)
HỘP SỌ
5 vùng:
1. Vùng nóc
2. Vùng tai
3. Vùng bên
4. Vùng chẩm
5. Vùng đáy
SỌ TẠNG
Cung hàm: gồm phần sơ cấp có gốc sụn; phần thứ cấp có gốc bì mới hình thành sau, đảm nhiệm chức năng của hàm trên.
Bộ máy mang - cung móng: cung mang và cung móng hợp lại
CỘT SỐNG CÁ CHÉP
Gồm 34 – 36 đốt sống:
4 đốt đầu tiên biến đổi thành bộ máy Vêbe: cơ quan thủy tĩnh của cá có 4 đôi xương:
+ đôi xương ba càng
+ xương chêm
+ xương đậu
+ xương then
CỘT SỐNG CÁ CHÉP
Hai phần:
Phần thân (15 đốt): đốt sống thân
Phần đuôi (16 đốt): đốt sống đuôi
Phần trung gian có 3-4 đốt
Xương sườn (14-15 đôi): từ đốt sống thứ 5, đốt sống thân và trung gian đều có xương sườn: bảo vệ nội quan trong xoang cơ thể cá.

ĐỐT SỐNG THÂN
- thân đốt hình trụ hai mặt lõm
- giữa thân đốt có lỗ dây sống
- mặt lưng thân đốt có cung thần kinh tạo nên lỗ ống tủy
- trên cung thần kinh có gai thần kinh
- hai bên thân đốt có đôi mấu ngang: nơi gắn của sườn.
ĐỐT SỐNG ĐUÔI
Thân đốt
Cung thần kinh
Gai thần kinh
Cung huyết
Gai huyết ở đỉnh cung huyết
ĐỐT SỐNG TRUNG GIAN
Có cấu tạo giữa đốt sống thân và đốt sống đuôi:
Thân đốt
Cung thần kinh
Gai thần kinh
Cung huyết: không có gai huyết, có nơi gắn sườn
XƯƠNG CHI
Chi lẻ: - vây lưng:
- vây hậu môn
- vây đuôi
Chi chẵn: - vây ngực
- vây bụng
BÀI TẬP
Quan sát và vẽ:
1. Đai và vây ngực cá Chép
2. Đốt sống thân, đuôi và trung gian (nhìn trước)

Các lớp có xương sống ở cạn thay đổi do liên quan đến:
- sự chuyển vận trên đất bằng chi
- sự phát triển của khớp sọ với cột sống
CỘT SỐNG
Chia 5 phần:
Cổ: phần cử động, có sườn tiêu giảm
Ngực: có sườn làm thành lồng ngực
Thắt lưng: có mấu bên dài
Chậu: có chi sau khớp với đai
Đuôi: đốt sống thay đổi, có ống huyết
CỘT SỐNG
CÁ SỤN
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
Đốt sống gồm:
cung thần kinh
ống thần kinh
thân đốt sống
ống huyết ở phần đuôi
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
CÁ XƯƠNG
XƯƠNG LƯỠNG CƯ
XƯƠNG LƯỠNG CƯ
XƯƠNG LƯỠNG CƯ
XƯƠNG LƯỠNG CƯ
XƯƠNG LƯỠNG CƯ (tt)
SO DO CUNG THAI DUONG
XƯƠNG BÒ SÁT
XƯƠNG BÒ SÁT
Bộ xương hóa cốt hoàn toàn.
Cột sống gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.
Sọ có một lồi cầu, có quá trình tiến hóa tiêu giảm xương bì giáp xương sọ, hình thành hố thái dương dùng làm nơi ẩn cho cơ nhai.
Có xương mỏ ác chính thức.
Chi 5 ngón khỏe, thích nghi với chuyển vận nhanh.
ở một số loài chi thóai hóa, mất hẳn.
XƯƠNG BÒ SÁT
Cột sống
năm phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi.

Phần cổ gồm nhiều đốt, số đốt sống cổ thay đổi tuỳ loài, ở thằn lằn có 8 đốt. Hai đốt cổ thứ nhất biến đổi thành đốt chống (atlas) và đốt trục (axis), khớp với sọ làm đầu cử động được theo nhiều hướng. Các đốt còn lại có thể có xương sườn cụt (thằn lằn, cá sấu, thằn lằn đầu mỏ).
Phần ngực gồm nhiều đốt và số đốt cũng thay đổi tuỳ loài, nhưng thường 5 đốt. Mỗi đốt mang một đôi xương sườn có đầu xa gắn với xương mỏ ác làm thành lồng ngực chính thức.
- Xương sườn ở cá sấu và thằn lằn đầu mỏ còn có thêm mấu móc như ở chim làm cho lồng ngực thêm vững chắc.
- Rắn không có xương mỏ ác, nên đầu xa của xương sườn tì vào vẩy bụng.

XƯƠNG BÒ SÁT
Phần thắt lưng cũng có số đốt sống thay đổi. Mỗi đốt có mang xương sườn (rắn), sườn cụt (thằn lằn) hoặc không có (cá sấu).
Phần chậu thường gồm 2 đốt có mấu ngang khớp với xương hông.
Phần đuôi gồm vài chục đốt sống nhỏ dần từ gốc đến mút đuôi.
XƯƠNG BÒ SÁT
Sọ

Nền sọ rộng và cao hơn
Các xương hóa cốt hoàn toàn nên xương nặng hơn
Chỉ có một lồi cầu chẩm
Sọ cá sấu phát triển xương khẩu cái thứ sinh làm cho lỗ mũi trong (khoan) lùi ra sau miệng.
Sọ
Trong quá trình tiến hóa thích nghi với đời sống ở cạn hoàn toàn sọ Bò sát có qúa trình giảm xương bì của giáp sọ để hình thành hố thái dương là nơi ẩn của các cơ nhai. Các xương bì ở mỗi bên của hộp sọ gồm ba hàng:
- Hàng giữa sọ gồm xương trán và xương đỉnh
- Hàng bên sọ gồm xương sau ổ mắt và xương vẩy
- Hàng lề sọ gồm chủ yếu xương gò má và xương vuông
Sự hình thành hố thái dương làm cho các hàng xương bì thành các cung xương gọi là cung thái dương.
Xương chi

Đai vai:
- ở mỗi bên gồm xương quạ, trước quạ và xương bả
- có thêm xương đòn và xương gian đòn hình chữ thập
Đai hông
- ở mỗi bên gồm xương hông, xương háng và xương ngồi
- hai xương háng và hai xương ngồi gắn với nhau thành tiếp hợp.
- Trung gian hai tiếp hợp là lỗ háng ngồi
Đai vai (trái) và đai hông (phải) của
thằn lằn Mabuya
XƯƠNG BÒ SÁT (tt)
XƯƠNG BÒ SÁT (tt)
XƯƠNG BÒ SÁT (tt)
XƯƠNG BÒ SÁT (tt)
Bộ xương Rùa
XƯƠNG BÒ SÁT (tt)
XƯƠNG BÒ SÁT (tt)
XƯƠNG CHIM
Chim cổ Archaeopteryx lithographica
XƯƠNG CHIM
XƯƠNG CHIM
Sọ chim
Các xương sọ chim gần như gắn kết lại với nhau thành một mảnh, không còn đường ranh giới giữa các xương.
- Hộp sọ lớn chứa não phát triển
- ổ mắt lớn
- Các xương hàm không có răng, bọc bằng bao sừng
Cột sống
thích nghi với đời sống bay
gồm 4 phần:
- Phần cổ: cột sống dài và rất linh động, khoảng 13 - 14 đốt
- Phần ngực: gồm 7 đốt sống, gắn chặt với nhau và gắn với phần chậu. Xương mỏ ác có gờ lưỡi hái rất lớn, là nơI bám của cơ ngực
- Phần chậu: 13 - 14 đốt, gắn liền với nhau gồm các đốt sống phần thắt lưng, một số đốt đuôI và với đai hông tạo thành bộ xương chậu tổng hợp, nơi tựa vững chắc cho các chi sau
- Các đốt sống đuôi cuối cùng gắn với nhau thành xương phao câu
Xương chi
Đai vai: 3 xương: xương bả, xương quạ, xương đòn
Xương chi trước: biến đổi nhiều tạo thành cánh chim
Đai hông: cấu tạo thích ứng với đẻ trứng lớn có vỏ cứng và làm chỗ tựa vững chắc cho đôi chân. Có 3 xương: xương hông, xương háng, xương ngồi
Xương chi sau: chân chim gồm 3 phần: xương đùi, xương ống, xương bàn và các ngón chân.
XƯƠNG CHIM
XƯƠNG CHIM
XƯƠNG CHIM
XƯƠNG CHIM KHÔNG CÓ GỜ LƯỠI HÁI (CHIM CHẠY)
XƯƠNG CHIM KHÔNG CÓ GỜ LƯỠI HÁI (CHIM CHẠY)
XƯƠNG CHIM KHÔNG CÓ GỜ LƯỠI HÁI (CHIM CHẠY)
XƯƠNG CHIM CÓ GỜ LƯỠI HÁI
XƯƠNG CHIM CÓ GỜ LƯỠI HÁI
XƯƠNG CHIM CÓ GỜ LƯỠI HÁI
XƯƠNG THÚ

Cột sống: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi
Đốt sống có mặt khớp phẳng đặc trưng cho thú
và xen kẽ với các đĩa sụn tròn
Phần cổ : 7 đốt ở hầu hết các loài thú. Hai đốt sống đầu tiên là đốt chống và đốt trụ. Đốt chống có hai diện khớp với hai lồi cầu chẩm của sọ. Đốt sống cổ không có sườn
Phần ngực : có 13 đốt đều mang xương sườn nhưng chỉ có 8 đôi xương sườn gắn với xương ức (sườn thực). Xương ức gồm năm khúc tận cùng bằng tấm sụn dài
Phần thắt lưng : 6 -7 đốt, thiếu sườn
Phần chậu: 4 đốt gắn với nhau, đôi khi gắn thêm đốt sống đuôi
Phần đuôi: nhiều đốt tùy loài
Sọ thú
- Hộp sọ lớn (khối lượng bộ não lớn).
- Hai lồi cầu chẩm, có cung gò má.
- Các xương có khuynh hướng gắn lại với nhau.
- Các xương chẩm, xương vẩy, xướng đá và xương màng nhĩ gắn lại với nhau hình thành xương thái dương.
- Xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi xoang miệng với xoang mũi. Các xương đặc trưng cho thú là ngoài hai xương đỉnh còn xương gian đỉnh, xương màng nhĩ và xoăn mũi phức tạp liên can tới sự phát triển của thính giác và khứu giác.
Xương chi
Đai vai của thú giảm nhiều so với các lớp Động vật có xương sống thấp, chỉ gồm chủ yếu xương bả. Nhiều loài thú thiếu xương đòn (ở các thú cử động chi theo mắt phẳng của trục thân, như thú móng guốc). Xương quạ chỉ có ở Thú mỏ vịt còn ở các loài thú khác tiêu giảm thành mấu quạ gắn với xương bả

Đai hông giống với bò sát, gồm xương chậu và xương háng, xương ngồi gắn với nhau ở mặt bụng tạo thành xương không tên

Xương chi tự do về cơ bản có cấu tạo theo kiểu chi năm ngón điển hình. Do sự thích nghi với cách chuyển vận khác nhau mà cấu trúc chi thú có nhiều biến đổi
XƯƠNG THÚ
Bộ xương chó
XƯƠNG THÚ
Bộ xương ngựa
XƯƠNG THÚ
Bộ xương lợn (heo)
XƯƠNG THÚ (tt)
Bộ xương thỏ
XƯƠNG THÚ (tt)
Bộ xương dơi
XƯƠNG THÚ (tt)
Bộ xương dơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)