Bọ xít hút máu người

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 23/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Bọ xít hút máu người thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tìm hiểu về
Bọ xít
hút máu người
I. Nhận biết bọ xít hút máu
Bọ xít hút máu (XHMN) thuộc họ Reduviidae là họ bọ xít bắt mồi thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), lớp côn trùng (Insecta). Trong họ này (Reduviidae) phần nhiều là côn trùng có ích, chuyên săn bắt côn trùng khác để ăn; song cũng có một số loài là những loài bọ xít hút máu, có kim chích dài ba đốt, rất khỏe.
Tiêu bản Bọ xít hut máu thu được tại Quy Nhơn năm 2012
Bọ xít hút máu có chiều dài từ 1 đến 3,5 cm
Có thể nhận biết loại bọ xít này, khi nhìn thấy nó với các biểu hiện như: Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm,phần bụng rộng và dẹp, ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng.
Thân và bụng Bọ XHMN
Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi. Bọ xít hút máu có chiều dài từ khoảng 1-3,5 cm tùy thuộc vào còn non hay trưởng thành; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn.
Ở rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu....
Loại bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước khoảng 1-1,5 mm và màu trắng ngà
Trứng của bọ xita hút máu có màu trắng ngà
Tại hội thảo quốc tế về thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 20/6/2013, Các giáo sư Côn trùng khẳng định: tại Việt Nam, bọ xít hút máu người (bọ XHMN) đã tồn tại từ rất lâu nhưng mới được phát hiện từ năm 2011.
Bọ xít hút máu gây bệnh
trên thế giới
Theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, loài bọ xít hút máu người có mặt trên tất cả các nơi, kể cả các khu phố sang trọng. Tuy nhiên, nơi có mật độ cao là những nơi sinh sống thiếu vệ sinh và các khu nghèo khổ.
Bệnh dịch mang tên Chagas – gây nên bởi mầm bệnh truyền vào cơ thể con người do bọ XHMN đốt.
Ở châu Mỹ Latinh có khoảng 16 - 18 triệu người bị bệnh chaga’s. Một số nước như Chile, Bolivia, Achentina, Brazil có khoảng 65% lãnh thổ bị loài bọ xít này truyền bệnh.
Ở Việt Nam chưa thể phát hiện ra loài vi khuẩn nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga’s qua đường máu ở người bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia nước ngoài, có thể ở Việt Nam với các điều kiện sống sẽ có sự thay đổi cơ chế gây bệnh
Tiêu bản sống
Bọ XHMN
tại Hà Nội
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học Việt Nam vẫn chưa tìm ra cơ chế truyền bệnh của loài bọ xít hút máu người.
Do vậy, câu hỏi loài vật này có truyền bệnh hay không vẫn là ẩn số,
Thông thường thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu là vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí tăng cao, nên ở khu vực miền Trung trong thời điểm hiện nay đang là mùa sinh sản của bọ xít hút máu.
Hình ảnh phát triển tốc độ cao của Bọ XHMN tại
Hà Nội
Cách phòng chống bọ xít hút máu
Cho dù đến thời điểm này ở Việt Nam chưa phát hiện ra trường hợp nào bị bệnh do bọ xít này là trung gian lây truyền bệnh; nhưng trước tình hình bọ xít hút máu xuất hiện ở nhiều nơi và có thể đốt người, nên chúng ta cần có một số biện pháp như sau:
Hình ảnh của Bọ XHMN
Cần nhận rõ bọ XHMN
Khi bị bọ xít đốt…
…Không nên gãi để tránh nhiễm trùng, sưng tấy. Nếu vết bọ xít cắn sưng to, kèm theo sốt, người bệnh cần đi khám để được điều trị. Người dân nên chú ý dọn dẹp vệ sinh nơi sinh sống để tránh bọ xít làm tổ, phát tán.
Nếu bị bọ xít hút máu người đốt,
Rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước, viêm nhiễm và đến ngay cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám, điều trị chống dị ứng và chống viêm nhiễm tại chỗ. Không nên gãi hay đánh chết bọ xít ngay trên tay mình, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Chân sưng vù vì bị bọ xít hút máu đôt
Có thể ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của loài côn trùng này trong nhà bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên vệ sinh các nơi ẩm thấp như khe giường, gầm tủ, gầm giường, dưới đệm.
Chú ý dọn dẹp vệ sinh giường, tủ... để loại trừ trứng nở thành ổ bọ xít hút máu phát tán.
Phát hiện
bọ xít
Nếu thấy chúng xuất hiện trong nhà, khe tủ, dưới đệm, giường tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho côn trùng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác.
PP Diệt bọ xít hút máu, 
Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít hút máu thì nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới đệm phòng ngủ hoặc ban đêm thì tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít.
Ở vùng đã phát hiện có bọ xít đốt hút máu thì nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.
Việc giết chúng bằng phương pháp thủ công, có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Fendona 10SC, ICON 10 WP (các loại hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm pyrethroid), phun trong nhà và xung quanh nhà.
Nên chú ý đến trứng để diệt tận gốc, bằng cách thu lại cho vào túi và đốt chúng.
BS Phạm Huy Hoạt sưu tầm tổng hơp từ các TL của Viện SR-KST Hà Nội,Web ĐHhongbang….
------------------------------
6 - 2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)