Bộ vnifont đầy đủ
Chia sẻ bởi Đặng Anh Tuấn |
Ngày 29/04/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: bộ vnifont đầy đủ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Giáo dục bảo vệ
Môi trường
Phòng giáo dục & đào tạo huyện tứ kỳ
Mục đích đưa giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn ở THCS
1. Do đổi mới chương trình nội dung của quốc hội và chỉ thị của thủ tướng chính phủ.
2. Căn cứ vào luật giáo dục và mục tiêu giáo dục của các cấp học.
3. Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa
Chương trình Ngữ văn THCS có sự điều chỉnh tiếp, tổng hợp lại nhữngnội dung cơ bản đã nắm vững mục tiêu giảm tính hàn lâm, tăng thực hành và tiến tới tổng tích hợp. Chính vì vậy nội dung GDBVMT trong các môn học cấp THCS trong đó có môn ngữ văn được biên soạn phù hợp với thực tế để phục vụ mục tiêu giáo dục.
Yêu cầu : Trong môn Ngữ văn đưa GDBVMT vào mục tiêu kép mang tính chất sinh hoạt chuyên môn toàn quốc.
Đưa GDBVMT lồng ghép trong môn Ngữ văn thì trước hết không thay đổi kế hoạch giáo dục, không làm nặng thêm nội dung dạy học
Giáo dục BVMT trong môn Ngữ văn ở THCS góp phần hoàn thiện nội dung chủ trương xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
I. Một số kiến thức cơ bản về môi trường
1. Định nghĩa
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
- Môi trường tự nhiên
- Môi trường xã hội
- Ngoài ra người ta còn phân biệt môi trường nhân tạo. Môi trường nhân tạo bao gồm.
2. Các chức năng cơ bản của môi trường
- Môi trường có 4 chức năng cơ bản:
a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Các nguồn tài nguyên này bao gồm:
+ Rừng tự nhiên
+ Nguồn nước
+ Động vật và thực vật
+ Khí hậu
+ Các loại khoáng sản
c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống sản xuất
Vai trò của môi trường trong quá trình này được thực hiện qua:
+ Biến đổi lí - hóa
+ Biến đổi sinh - hóa
+ Biến đổi sinh học
d. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
+ Cung cấp thông tin
+ Cung cấp chỉ thị
+ Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn.
3. Thành phần của môi trường
- Môi trường có những thành phần chủ yếu sau:
a. Thạch quyển
b. Thủy quyển
c. Khí quyển
d. Sinh quyển
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
II. Tình hình Môi trường việt nam hiện nay
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế-xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam.Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
1. Về đất đai
2. Về Rừng
3. Về nước
4. Về không khí
5. Về đa dạng sinh học
6. Về chất thải
7. Về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn
III. Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp
1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền
- Giáo dục
- Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường đã được thông qua.
2. Tăng cường, công tác quản lí nhà nước, tạo cơ chế pháp lí và chính sách.
- Quản lí môi trường bằng pháp luật
- Kiểm soát nghiêm ngặt
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng
- Thực hiện chương trình quốc gia của Việt Nam về "biến đổi khí hậu" và "bảo vệ tầng ôzôn".
3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tạo cơ sở pháp lí và cơ chế, chính sách khuyến khích
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế
- Mỗi người phải ý thức được rằng bảo về môi trường
- Khuyến khích, động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường
a. Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải
b. Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường
c. Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Đầu tư
- Tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia nghiên cứu và các kĩ thuật viên về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
IV. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường
1. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
a. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học
b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THCS
- Hiểu biết bản chất
- Nhận biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và không ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Mục tiêu giáo dục BVMT trong chương tình giáo dục phổ thông:
Kiến thức:
Học sinh hiểu về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng.
- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững.
- Dân số - môi trường.
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Các biện pháp BVMT
Thái độ- tình cảm
- Có tình cảm yêu qúy, tôn trọng thiên nhiên
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có ý thức
+ Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí.
+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động
+ ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
Kĩ năng - hành vi:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có hành động cụ thể BVMT
- Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS
a. Nguyên tắc
b. Phương pháp giáo dục
c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
Phần thứ hai: giáo dục bảo vệ môi trường
Trong môn ngữ văn
I. Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách ngữ văn thcs
II. Cách tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn
1. Các nguyên tắc tích hợp
(1) Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép.
(2) Đảm bảo đặc trưng của môn học
(3) Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải
(4) Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lí.
(5) Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường.
2. Một số cách thức tích hợp
Theo quan niệm của chúng tôi, không có cái gọi là phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn. Như vậy sẽ không chính xác về thuật ngữ. Mặt khác khi dạy ngữ văn, các phương pháp được xác định cho từng phân môn là những phương pháp được tổng kết, bổ sung và hoàn thiện trong những năm đổi mới gần đây. Muốn đảm bảo được đặc trưng môn học, chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp đó.
Tuy nhiên khi áp dụng các phương pháp cho dạy Văn, Tiếng việt, tập làm văn trong các bài có liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao cho hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số ví dụ, gợi ý về cách tích hợp của một số bài học để tham khảo.
III. Một số bài soạn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Lớp 6
Bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Qua bức thư, giúp học sinh hiểu được tình yêu đất đai, tình yêu thiên nhiên, môi trường của người da đỏ và phê phán thái độ lạnh lùng khai thác cạn kiệt đất đai của người da trắng thực dụng. Bức thư càng có ý nghĩa to lớn khi thực tế lịch sử đã cho mọi người thấy rằng con người phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường nếu không muốn bị hủy diệt.
2. Bức thư đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh tương phản, điệp ngữ rất thành công, làm nổi bật tình cảm gắn bó của người da đỏ với đất đai và phê phán những "người da trắng" - đại diện chủ nghĩa tư bản lạnh lùng tàn phá thiên nhiên.
3. Giáo dục tinh thần bảo vệ thiên nhiên, môi trường tình yêu quê hương đất nước và ý thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ môi trường "sanh, sạch, đẹp".
4. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích nội dung và nghệ thuật một bức thư giàu tình cảm về đất đai, môi trường.
II- Tiến trình tổ chức bài học
Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Vì sao có thể nói cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội?
Sau khi hs trả lời, giáo viên bổ sung, nhận xét và cho điểm. GV kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.
2. Giới thiệu bài mới
( Mỗi người dạy nên suy nghĩ để chọn cho mình một cách giới thiệu bài mới cô đọng và ngắn gọn, tạo không khí thích hợp với việc tìm hiểu bài học.
Dưới đây xin nêu lên một cách giới thiệu) :"Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ". Đây là những lời trong bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời ý định mua đất của tổng thống thức 14 của nước Mĩ Phreng-klin pi-ơ-xơ. Bức thư được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ bức thư này.
3. Đọc và tìm hiểu chung
GV đọc và yêu cầu học sinh đọc. Chú ý thể hiện được tình cảm yêu qúy, gắn bó với đất đai, thiên nhiên, môi trường của người da đỏ, thái độ phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cách ứng xử vụ lợi làm cạn kiệt môi trường của người da trắng-đại diện cho chủ nghĩa tư bản.
Phần đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa đã gợi ý chia bức thư làm 3 đoạn. Vì vậy khi phân tích sẽ dựa theo các đoạn đã chia.
4. Phân tích
a. Đoạn đầu của bức thư
GV: Qua đoạn đầu của bức thư chúng ta hiểu mối quan hệ của đất với người da đỏ là mối quan hệ như thế nào? Thủ lĩnh da đỏ đã dùng những hình ảnh nghệ thuật nào để thể hiện điều đó?
Yêu cầu cần đạt: Qua đoạn đầu của bức thư, mối quan hệ của đất với người da đỏ là mối quan hệ ruột thịt và thiêng liêng, mối quan hệ gắn bó khăng khít. Đất là mẹ của người da đỏ. "Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi". Thủ lĩnh da đỏ đã dùng những hình ảnh nhân hóa: "bông hoa ngát hương là người chị, người em". Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều "cùng chung một gia đình".
Biện pháp so sánh cũng góp phần làm tăng tính chất gắn bó máu thịt:
- Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới dòng sông, con suối là máu của tổ tiên
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông
Như vậy đất đai không chỉ là đất đai, mà còn là người mẹ, mọi thứ trên mặt đất đều chung một gia đình, và ông cha, tổ tiên người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong âm thanh của côn trùng và những dòng nước chảy.
GV: Em hãy chỉ ra sự lặp lại từ ngữ trong những câu mở đầu. Tác dụng của sự lặp lại đó trong cách diễn đạt.
Yêu cầu cần đạt: ở đây thủ lĩnh da đỏ đã lặp lại từ "mỗi": tấc đất, lá thông, bờ cát, hạt sương, bãi đất, tiếng thì thầm của côn trùng. Các vật thể được nhắc đến có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có vị trí khác nhau nhưng có điểm chung là chúng thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm. Việc lặp lại đó nhấn mạnh ý nghĩa của đất đai đối với người da đỏ, sự gắn bó của người da đỏ với đất đai là vô cùng bền chặt, sâu sắc.
b. Đoạn giữa bức thư
GV: Trong đoạn đầu bức thư, thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên sự khác biệt giữa người da đỏ và da trắng đối với đất đai. Đoạn hai lại tiếp tục nói về sự khác biệt với đất đai. Em hãy chỉ ra sự khác biệt này.
Yêu cầu cần đạt: Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng đối với đất đai thể hiện trong đoạn một là: Người da trắng quan niệm khi chết, họ lên thiên đường, dạo chơi giữa các vì sao, và do đó họ quên đi đất nước họ sinh ra. Còn người da đỏ thì mãi mãi gắn bó với đất đai, không bao giờ quên mảnh đất tươi đẹp.
ở đoạn hai, sự khác biệt ở chỗ người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đất như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Mặt khác người da trắng chỉ biết khai thác đất. Họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần, học sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
GV: Gọi hs đọc từ "Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của ngài.."cho đến.đượm hương thơm của phấn thông".và nêu câu hỏi:
- Sự khác biệt của người da dỏ và người da trắng tiếp tục thể hiện như thế nào? Giọng điệu của thủ lĩnh da dỏ khi trình bày có điều gì đáng chú ý?
Yêu cầu cần đạt: Sự khác biệt của hai bên thể hiện ở việc đánh giá sự yên tĩnh của môi trường. ở thành phố của người da trắng "chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của công trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn lăng mạ trong tai ". Đó là sự ồn ào của cuộc sống công nghiệp đã phá vỡ sự yên tĩnh, thư thái của con người.
Thủ lĩnh da đỏ cho rằng đó là sự khác biệt của cách sống. Ông nói thẳng thắn "Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt của người da đỏ", nhưng lại trình bày với giọng nhún nhường "Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?" Sự thực, thủ lĩnh da đỏ chỉ rõ mặt trái của cuộc sống công nghiệp đã phá vỡ sự êm đềm và chất thơ của thiên nhiên và tỏ ý phê phán cách sống đó.
c. Đoạn cuối bức thư
GV yêu cầu hs đọc và nêu câu hỏi:
- ý chính của đoạn cuối bức thư là gì? Sự trình bày có điều gì giống và khác với hai đoạn trên?
Yêu cầu cần đạt: ý chính của cuối bức thư là yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai, coi đất là mẹ, bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
Đoạn này không nêu lên sự khác biệt nữa, và cũng không đặt giả thiết nếu chúng tôi bán thì ngài tổng thống phải làm gì. cũng không có sự nhún nhường ở các mức khác nhau.(có lẽ, người da đỏ hoang dã và tối tăm chăng?) "Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu..") Đoạn cuối bức thư là một lời yêu cầu với ba câu cầu khiến liên tiếp "Ngài phải dạy", "Ngài phải bảo", "Hãy khuyên bảo.." Đến đây vị thủ lĩnh da đỏ đưa ra những yêu cầu đối với đất đai. Đây là sự tổng kết tất cả những điều đã trình bày: "Đất là Mẹ, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất".
Vị thủ lĩnh da đỏ đã hoàn toàn thuyết phục người đọc về tầm quan trọng sống còn của môi trường và trách nhiệm của tất cả mọi người trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống.
5. Tổng kết - ghi nhớ
a. Nội dung
Qua bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ đã phê phán sự khai thác đất đai và hủy hoại môi trường sống của người da trắng, đại diện cho CNTB chỉ quan tâm tới lợi nhuận, đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn của con người: Phải quý trọng, bảo vệ đất đai, môi trường, chỉ có thế xã hội mới có thể phát triển bền vững. ý nghĩa thời sự to lớn của bức thư được khẳng định bởi Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường năm 1992 ở Ri-ô-Đgia-nê-rô (braxin) và năm 2002 ở Giô-ha-net-bớc (Nam Phi)
b. Nghệ thuật
Bằng một lối văn truyền cảm mạnh mẽ, việc sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo, tác giả làm nổi bật hai cách sống, hai thái độ đối lập nhau đối với đất đai, thiên nhiên, môi trường.
Các biện pháp tu từ, phép lặp, phép đối lập được sử dụng đạt hiệu quả cao.
Giọng điệu chân thành, thẳng thắn, mềm dẻo, làm tăng tính thuyết phục
Nhiều hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng thể hiện tình yêu đất đai và thiên nhiên sâu sắc.
c. Ghi nhớ
GV yêu cầu hs đọc, nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
IV. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường
Việc tiến hành các hoạt động thực hành, thực tế cần theo một số nguyên tắc chung sau đây:
- Thiết thực, vừa sức, có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng của trường, lớp, địa phương.
- Đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi từng lớp, cấp, mang tính giáo dục cao.
- Kết hợp thực hiện dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất, gắn liền và tận dụng một phần của phần thực hành các tiết học chính khóa, luyện tập, chương trình địa phương.
- Có kế hoạch cả năm từ đầu năm học, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Gợi ý một số nội dung thực hành, thực tế, ngoại khóa:
1. Thực hành về giáo dục môi trường có rất nhiều cơ hội
2. Môn ngữ văn có rất nhiều cơ hội để thực hành, thực tế dựa vào các bài học cụ thể.
IV. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường
Việc tiến hành các hoạt động thực hành, thực tế cần theo một số nguyên tắc chung sau đây:
- Thiết thực, vừa sức, có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng của trường, lớp, địa phương.
- Đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi từng lớp, cấp, mang tính giáo dục cao.
- Kết hợp thực hiện dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất, gắn liền và tận dụng một phần của phần thực hành các tiết học chính khóa, luyện tập, chương trình địa phương.
- Có kế hoạch cả năm từ đầu năm học, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Gợi ý một số nội dung thực hành, thực tế, ngoại khóa:
1. Thực hành về giáo dục môi trường có rất nhiều cơ hội
2. Môn ngữ văn có rất nhiều cơ hội để thực hành, thực tế dựa vào các bài học cụ thể.
3. Có thể tổ chức cuộc thi sáng tác văn học về đề tài bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức cho học sinh đi tham quan các danh lam thắng cảnh
5. Tổ chức thi vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường
6. Tổ chức diễn tiểu phẩm, ngâm thơ, kể chuyện, độc tấu về đề tài môi trường
7. Có thể mời các thầy cô giáo dạy môn Sinh học, những thầy am hiểu về môi trường trình bày ngoại khóa về những vấn đề toàn cầu, môi trường của nước ta và môi trường khu vực. Có thể sử dụng những hình ảnh lấy từ mạng về những vấn đề môi trường. Qua đó nâng cao ý thức về giữ gìn và bảo vệ môi trường.
8. Hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài thơ, mẩu chuyện, bức ảnh, tranh vẽ về đề tài môi trường.
9. Tổ chức các trò chơi về bảo vệ môi trường.
Câu hỏi thảo luận
Qua nội dung đã được tập huấn đồng chí hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn?
Theo sự phân công đồng chí hãy soạn một giáo án có tích hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Môi trường
Phòng giáo dục & đào tạo huyện tứ kỳ
Mục đích đưa giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn ở THCS
1. Do đổi mới chương trình nội dung của quốc hội và chỉ thị của thủ tướng chính phủ.
2. Căn cứ vào luật giáo dục và mục tiêu giáo dục của các cấp học.
3. Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa
Chương trình Ngữ văn THCS có sự điều chỉnh tiếp, tổng hợp lại nhữngnội dung cơ bản đã nắm vững mục tiêu giảm tính hàn lâm, tăng thực hành và tiến tới tổng tích hợp. Chính vì vậy nội dung GDBVMT trong các môn học cấp THCS trong đó có môn ngữ văn được biên soạn phù hợp với thực tế để phục vụ mục tiêu giáo dục.
Yêu cầu : Trong môn Ngữ văn đưa GDBVMT vào mục tiêu kép mang tính chất sinh hoạt chuyên môn toàn quốc.
Đưa GDBVMT lồng ghép trong môn Ngữ văn thì trước hết không thay đổi kế hoạch giáo dục, không làm nặng thêm nội dung dạy học
Giáo dục BVMT trong môn Ngữ văn ở THCS góp phần hoàn thiện nội dung chủ trương xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
I. Một số kiến thức cơ bản về môi trường
1. Định nghĩa
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
- Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
- Môi trường tự nhiên
- Môi trường xã hội
- Ngoài ra người ta còn phân biệt môi trường nhân tạo. Môi trường nhân tạo bao gồm.
2. Các chức năng cơ bản của môi trường
- Môi trường có 4 chức năng cơ bản:
a. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
b. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
- Các nguồn tài nguyên này bao gồm:
+ Rừng tự nhiên
+ Nguồn nước
+ Động vật và thực vật
+ Khí hậu
+ Các loại khoáng sản
c. Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống sản xuất
Vai trò của môi trường trong quá trình này được thực hiện qua:
+ Biến đổi lí - hóa
+ Biến đổi sinh - hóa
+ Biến đổi sinh học
d. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
+ Cung cấp thông tin
+ Cung cấp chỉ thị
+ Môi trường còn lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn.
3. Thành phần của môi trường
- Môi trường có những thành phần chủ yếu sau:
a. Thạch quyển
b. Thủy quyển
c. Khí quyển
d. Sinh quyển
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
II. Tình hình Môi trường việt nam hiện nay
- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế-xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội Việt Nam.Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
1. Về đất đai
2. Về Rừng
3. Về nước
4. Về không khí
5. Về đa dạng sinh học
6. Về chất thải
7. Về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn
III. Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp
1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền
- Giáo dục
- Mỗi cá nhân, tập thể cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường đã được thông qua.
2. Tăng cường, công tác quản lí nhà nước, tạo cơ chế pháp lí và chính sách.
- Quản lí môi trường bằng pháp luật
- Kiểm soát nghiêm ngặt
- Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng
- Thực hiện chương trình quốc gia của Việt Nam về "biến đổi khí hậu" và "bảo vệ tầng ôzôn".
3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tạo cơ sở pháp lí và cơ chế, chính sách khuyến khích
- Tăng cường sự tham gia của nhân dân và các ngành kinh tế
- Mỗi người phải ý thức được rằng bảo về môi trường
- Khuyến khích, động viên các sáng kiến, phát minh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. áp dụng các biện pháp kĩ thuật trong bảo vệ môi trường
a. Phát triển công nghệ sạch, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị xử lí chất thải
b. Thay đổi cách tiêu dùng có lợi cho môi trường
c. Thực hiện chương trình phục hồi và phát triển rừng
5. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Đầu tư
- Tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia nghiên cứu và các kĩ thuật viên về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
IV. Một số vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường
1. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học, chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
a. Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học
b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THCS
- Hiểu biết bản chất
- Nhận biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường
- Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và không ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc.
Mục tiêu giáo dục BVMT trong chương tình giáo dục phổ thông:
Kiến thức:
Học sinh hiểu về:
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng.
- Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo tài nguyên và phát triển bền vững.
- Dân số - môi trường.
- Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Các biện pháp BVMT
Thái độ- tình cảm
- Có tình cảm yêu qúy, tôn trọng thiên nhiên
- Có tình yêu quê hương, đất nước, tôn trọng di sản văn hóa
- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có ý thức
+ Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng.
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí.
+ Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động
+ ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động BVMT, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
Kĩ năng - hành vi:
- Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh.
- Có hành động cụ thể BVMT
- Tuyên truyền, vận động BVMT trong gia đình, nhà trường, cộng đồng.
3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS
a. Nguyên tắc
b. Phương pháp giáo dục
c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường
Phần thứ hai: giáo dục bảo vệ môi trường
Trong môn ngữ văn
I. Những địa chỉ bài tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong sách ngữ văn thcs
II. Cách tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn
1. Các nguyên tắc tích hợp
(1) Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép.
(2) Đảm bảo đặc trưng của môn học
(3) Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải
(4) Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lí.
(5) Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường.
2. Một số cách thức tích hợp
Theo quan niệm của chúng tôi, không có cái gọi là phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn ngữ văn. Như vậy sẽ không chính xác về thuật ngữ. Mặt khác khi dạy ngữ văn, các phương pháp được xác định cho từng phân môn là những phương pháp được tổng kết, bổ sung và hoàn thiện trong những năm đổi mới gần đây. Muốn đảm bảo được đặc trưng môn học, chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp đó.
Tuy nhiên khi áp dụng các phương pháp cho dạy Văn, Tiếng việt, tập làm văn trong các bài có liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao cho hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số ví dụ, gợi ý về cách tích hợp của một số bài học để tham khảo.
III. Một số bài soạn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Lớp 6
Bài 30: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Qua bức thư, giúp học sinh hiểu được tình yêu đất đai, tình yêu thiên nhiên, môi trường của người da đỏ và phê phán thái độ lạnh lùng khai thác cạn kiệt đất đai của người da trắng thực dụng. Bức thư càng có ý nghĩa to lớn khi thực tế lịch sử đã cho mọi người thấy rằng con người phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường nếu không muốn bị hủy diệt.
2. Bức thư đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh tương phản, điệp ngữ rất thành công, làm nổi bật tình cảm gắn bó của người da đỏ với đất đai và phê phán những "người da trắng" - đại diện chủ nghĩa tư bản lạnh lùng tàn phá thiên nhiên.
3. Giáo dục tinh thần bảo vệ thiên nhiên, môi trường tình yêu quê hương đất nước và ý thức tham gia vào các hoạt động gìn giữ môi trường "sanh, sạch, đẹp".
4. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích nội dung và nghệ thuật một bức thư giàu tình cảm về đất đai, môi trường.
II- Tiến trình tổ chức bài học
Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Vì sao có thể nói cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội?
Sau khi hs trả lời, giáo viên bổ sung, nhận xét và cho điểm. GV kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của hs.
2. Giới thiệu bài mới
( Mỗi người dạy nên suy nghĩ để chọn cho mình một cách giới thiệu bài mới cô đọng và ngắn gọn, tạo không khí thích hợp với việc tìm hiểu bài học.
Dưới đây xin nêu lên một cách giới thiệu) :"Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ". Đây là những lời trong bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời ý định mua đất của tổng thống thức 14 của nước Mĩ Phreng-klin pi-ơ-xơ. Bức thư được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ bức thư này.
3. Đọc và tìm hiểu chung
GV đọc và yêu cầu học sinh đọc. Chú ý thể hiện được tình cảm yêu qúy, gắn bó với đất đai, thiên nhiên, môi trường của người da đỏ, thái độ phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cách ứng xử vụ lợi làm cạn kiệt môi trường của người da trắng-đại diện cho chủ nghĩa tư bản.
Phần đọc - hiểu văn bản trong sách giáo khoa đã gợi ý chia bức thư làm 3 đoạn. Vì vậy khi phân tích sẽ dựa theo các đoạn đã chia.
4. Phân tích
a. Đoạn đầu của bức thư
GV: Qua đoạn đầu của bức thư chúng ta hiểu mối quan hệ của đất với người da đỏ là mối quan hệ như thế nào? Thủ lĩnh da đỏ đã dùng những hình ảnh nghệ thuật nào để thể hiện điều đó?
Yêu cầu cần đạt: Qua đoạn đầu của bức thư, mối quan hệ của đất với người da đỏ là mối quan hệ ruột thịt và thiêng liêng, mối quan hệ gắn bó khăng khít. Đất là mẹ của người da đỏ. "Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi". Thủ lĩnh da đỏ đã dùng những hình ảnh nhân hóa: "bông hoa ngát hương là người chị, người em". Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều "cùng chung một gia đình".
Biện pháp so sánh cũng góp phần làm tăng tính chất gắn bó máu thịt:
- Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới dòng sông, con suối là máu của tổ tiên
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông
Như vậy đất đai không chỉ là đất đai, mà còn là người mẹ, mọi thứ trên mặt đất đều chung một gia đình, và ông cha, tổ tiên người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong âm thanh của côn trùng và những dòng nước chảy.
GV: Em hãy chỉ ra sự lặp lại từ ngữ trong những câu mở đầu. Tác dụng của sự lặp lại đó trong cách diễn đạt.
Yêu cầu cần đạt: ở đây thủ lĩnh da đỏ đã lặp lại từ "mỗi": tấc đất, lá thông, bờ cát, hạt sương, bãi đất, tiếng thì thầm của côn trùng. Các vật thể được nhắc đến có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có vị trí khác nhau nhưng có điểm chung là chúng thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm. Việc lặp lại đó nhấn mạnh ý nghĩa của đất đai đối với người da đỏ, sự gắn bó của người da đỏ với đất đai là vô cùng bền chặt, sâu sắc.
b. Đoạn giữa bức thư
GV: Trong đoạn đầu bức thư, thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên sự khác biệt giữa người da đỏ và da trắng đối với đất đai. Đoạn hai lại tiếp tục nói về sự khác biệt với đất đai. Em hãy chỉ ra sự khác biệt này.
Yêu cầu cần đạt: Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng đối với đất đai thể hiện trong đoạn một là: Người da trắng quan niệm khi chết, họ lên thiên đường, dạo chơi giữa các vì sao, và do đó họ quên đi đất nước họ sinh ra. Còn người da đỏ thì mãi mãi gắn bó với đất đai, không bao giờ quên mảnh đất tươi đẹp.
ở đoạn hai, sự khác biệt ở chỗ người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đất như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Mặt khác người da trắng chỉ biết khai thác đất. Họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần, học sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
GV: Gọi hs đọc từ "Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của ngài.."cho đến.đượm hương thơm của phấn thông".và nêu câu hỏi:
- Sự khác biệt của người da dỏ và người da trắng tiếp tục thể hiện như thế nào? Giọng điệu của thủ lĩnh da dỏ khi trình bày có điều gì đáng chú ý?
Yêu cầu cần đạt: Sự khác biệt của hai bên thể hiện ở việc đánh giá sự yên tĩnh của môi trường. ở thành phố của người da trắng "chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của công trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn lăng mạ trong tai ". Đó là sự ồn ào của cuộc sống công nghiệp đã phá vỡ sự yên tĩnh, thư thái của con người.
Thủ lĩnh da đỏ cho rằng đó là sự khác biệt của cách sống. Ông nói thẳng thắn "Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt của người da đỏ", nhưng lại trình bày với giọng nhún nhường "Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?" Sự thực, thủ lĩnh da đỏ chỉ rõ mặt trái của cuộc sống công nghiệp đã phá vỡ sự êm đềm và chất thơ của thiên nhiên và tỏ ý phê phán cách sống đó.
c. Đoạn cuối bức thư
GV yêu cầu hs đọc và nêu câu hỏi:
- ý chính của đoạn cuối bức thư là gì? Sự trình bày có điều gì giống và khác với hai đoạn trên?
Yêu cầu cần đạt: ý chính của cuối bức thư là yêu cầu tổng thống Mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai, coi đất là mẹ, bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
Đoạn này không nêu lên sự khác biệt nữa, và cũng không đặt giả thiết nếu chúng tôi bán thì ngài tổng thống phải làm gì. cũng không có sự nhún nhường ở các mức khác nhau.(có lẽ, người da đỏ hoang dã và tối tăm chăng?) "Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu..") Đoạn cuối bức thư là một lời yêu cầu với ba câu cầu khiến liên tiếp "Ngài phải dạy", "Ngài phải bảo", "Hãy khuyên bảo.." Đến đây vị thủ lĩnh da đỏ đưa ra những yêu cầu đối với đất đai. Đây là sự tổng kết tất cả những điều đã trình bày: "Đất là Mẹ, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất".
Vị thủ lĩnh da đỏ đã hoàn toàn thuyết phục người đọc về tầm quan trọng sống còn của môi trường và trách nhiệm của tất cả mọi người trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống.
5. Tổng kết - ghi nhớ
a. Nội dung
Qua bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ đã phê phán sự khai thác đất đai và hủy hoại môi trường sống của người da trắng, đại diện cho CNTB chỉ quan tâm tới lợi nhuận, đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn của con người: Phải quý trọng, bảo vệ đất đai, môi trường, chỉ có thế xã hội mới có thể phát triển bền vững. ý nghĩa thời sự to lớn của bức thư được khẳng định bởi Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường năm 1992 ở Ri-ô-Đgia-nê-rô (braxin) và năm 2002 ở Giô-ha-net-bớc (Nam Phi)
b. Nghệ thuật
Bằng một lối văn truyền cảm mạnh mẽ, việc sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo, tác giả làm nổi bật hai cách sống, hai thái độ đối lập nhau đối với đất đai, thiên nhiên, môi trường.
Các biện pháp tu từ, phép lặp, phép đối lập được sử dụng đạt hiệu quả cao.
Giọng điệu chân thành, thẳng thắn, mềm dẻo, làm tăng tính thuyết phục
Nhiều hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng thể hiện tình yêu đất đai và thiên nhiên sâu sắc.
c. Ghi nhớ
GV yêu cầu hs đọc, nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
IV. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường
Việc tiến hành các hoạt động thực hành, thực tế cần theo một số nguyên tắc chung sau đây:
- Thiết thực, vừa sức, có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng của trường, lớp, địa phương.
- Đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi từng lớp, cấp, mang tính giáo dục cao.
- Kết hợp thực hiện dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất, gắn liền và tận dụng một phần của phần thực hành các tiết học chính khóa, luyện tập, chương trình địa phương.
- Có kế hoạch cả năm từ đầu năm học, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Gợi ý một số nội dung thực hành, thực tế, ngoại khóa:
1. Thực hành về giáo dục môi trường có rất nhiều cơ hội
2. Môn ngữ văn có rất nhiều cơ hội để thực hành, thực tế dựa vào các bài học cụ thể.
IV. Hướng dẫn thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường
Việc tiến hành các hoạt động thực hành, thực tế cần theo một số nguyên tắc chung sau đây:
- Thiết thực, vừa sức, có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng của trường, lớp, địa phương.
- Đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi từng lớp, cấp, mang tính giáo dục cao.
- Kết hợp thực hiện dưới các hình thức thường xuyên và đột xuất, gắn liền và tận dụng một phần của phần thực hành các tiết học chính khóa, luyện tập, chương trình địa phương.
- Có kế hoạch cả năm từ đầu năm học, hướng dẫn cụ thể, kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Gợi ý một số nội dung thực hành, thực tế, ngoại khóa:
1. Thực hành về giáo dục môi trường có rất nhiều cơ hội
2. Môn ngữ văn có rất nhiều cơ hội để thực hành, thực tế dựa vào các bài học cụ thể.
3. Có thể tổ chức cuộc thi sáng tác văn học về đề tài bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức cho học sinh đi tham quan các danh lam thắng cảnh
5. Tổ chức thi vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường
6. Tổ chức diễn tiểu phẩm, ngâm thơ, kể chuyện, độc tấu về đề tài môi trường
7. Có thể mời các thầy cô giáo dạy môn Sinh học, những thầy am hiểu về môi trường trình bày ngoại khóa về những vấn đề toàn cầu, môi trường của nước ta và môi trường khu vực. Có thể sử dụng những hình ảnh lấy từ mạng về những vấn đề môi trường. Qua đó nâng cao ý thức về giữ gìn và bảo vệ môi trường.
8. Hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài thơ, mẩu chuyện, bức ảnh, tranh vẽ về đề tài môi trường.
9. Tổ chức các trò chơi về bảo vệ môi trường.
Câu hỏi thảo luận
Qua nội dung đã được tập huấn đồng chí hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn?
Theo sự phân công đồng chí hãy soạn một giáo án có tích hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)