BO SUU TAP CAC TAC GIA PHAN VH HIEN DAI LOP 9

Chia sẻ bởi Lữ Hồng Ân | Ngày 21/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: BO SUU TAP CAC TAC GIA PHAN VH HIEN DAI LOP 9 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục đào tạo Phú xuyên
Trường thcs vân từ
Nhiệt liệt chào mừng
các vị đại biểu, ban giám khảo, các thầy cô giáo
về dự hội thi làm đồ dùng dạy học
huyện Phú xuyên năm 2010
chân dung các tác giả
thuộc phần văn học hiện đại việt nam
khối lớp 9
Lưu Quang Vũ
20
Nguyễn Đình Thi
10
Nguyễn Huy Tưởng
19
Nguyễn Quang Sáng
9
Lê Minh Khuê
18
Nguyễn Thành Long
8
Nguyễn Minh Châu
17
Kim Lân
7
Y Phương
16
Nguyễn Duy
6
Hữu thỉnh
15
Nguyễn Khoa Điềm
5
Viễn Phương
14
Bằng Việt
4
Thanh Hải
13
Huy Cận
3
Chế Lan Viên
12
Phạm Tiến Duật
2
Vũ Khoan
11
Chính Hữu
1
Tác giả
stt
Tác giả
stt
Mục lục
chính hữu
Nhà thơ
Tên khai sinh : Trần Đình Dắc .
Sinh ngày 15-12-1926 tại thành phố Vinh, quê gốc ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Đến tuổi thanh niên, ông ra Hà Nội học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp trong Trung đoàn Thủ đô.
Nhà thơ có ngót 40 năm hoạt động văn nghệ trong quân đội, từng là Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.
Thơ Chính Hữu không nhiều, nhưng có phong cách rõ ở sự gân guốc, tinh tế trong ngôn từ, nhịp điệu. Hình tượng người chiến sĩ trong thơ ông có giá trị tiêu biểu cho những anh bộ đội Cụ Hồ.
Tác phẩm chính là các tập : Đầu súng trăng treo (in 1966, tái bản 1972, 1984), Thơ Chính Hữu (tuyển - 1997), Tuyển tập Chính Hữu (1998), trong đó có các bài nổi tiếng như Đồng chí (1947), Ngọn đèn đứng gác (1965).
Năm 2000 Chính Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tên khai sinh: Phạm Tiến Duật, sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941.
Quê: thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay ở Hà Nội.
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học sư phạm Văn. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1970).
Các tác phẩm chính: "Vầng trăng quầng lửa" (thơ, 1970); "Thơ một chặng đường" (thơ, 1971); "ở hai đầu núi" (thơ, 1981); "Vầng trăng và những quầng lửa" (thơ, 1983); "Thơ một chặng đường" (tuyển tập, 1994); "Nhóm lửa" (thơ, 1996).
- Phạm Tiến Duật đã được nhận giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969 - 1970.
Nhà thơ
Phạm tiến duật
Nhà thơ huy cận
(1919 - 2005 )
Trước cách mạng tháng Tám 1945:
-Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
- Hình ảnh con người nhỏ bé, cô đơn,lạc lõng trước thiên nhiên.
- Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Lửa thiêng.
Sau cách mạng tháng Tám:
- Là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại VN.
- Hình ảnh con người với tư thế làm chủ thiên nhiên, tràn đầy niềm vui cuộc sống.
- Tác phẩm tiêu biểu:Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời.
? Ông được nhà nước trao giải thưởng HCM về VH NT(1996)
Bằng Việt - Nhà Thơ
*Tên khai sinh: Nguyễn Việt Bằng, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941,
*Quê: xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, hiện nay ở Hà Nội.
Đảng viên Đảng cộng Sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn việt nam (1969).
*Bằng việt học đại học Luật tại Liên bang Nga rồi về công tác tại Viện Luật học thuộc ủy ban Khoa học Xã hội. Sau đó chuyển sang làm công việc biên tập văn học tại Nhà Xuất bản Tác phẩm mới. Nhà thơ Bằng Việt đã từng làm Tổng thư ký Hội Văn nghệ Hà Nội. Hiện nay
*Tác phẩm chính: Hương cây bếp lửa (thơ, 1968); Khoảng cách giữa lời(thơ, 1983); Cát sáng(thơ, 1986); Bếp lửa-khoảng trời (thơ tuyển, 1988).
*Giải nhất văn học - nghệ thuật Hà Nội năm 1967 ;Giải thưởng chính thức về dịch thuật văn học quốc tế và phát triển giao lưu văn hóa quốc tế do Quỹ Hòa Bình Liên Xô trao tăng năm 1982.
-
nguyễn khoa điềm
Nhà thơ
Sinh ngày 15-4-1943 tại xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông từng giữ chức Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin .
Nhà thơ từng tham gia tích cực trong phong trào đấu tranh chống Mỹ- nguỵ từ trước năm 1975 tại quê hương. Từ đấy, đường thơ của ông cũng mở rộng dần và có những thành tựu nổi bật tiêu biểu cho thơ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
Ông đã được nhận giải thưởng do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng với tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1987).
Tác phảm chính : Đất ngoại ô (thơ-1973), Cửa thép (kí- 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca- 1974), Đất và khát vọng (1985), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ - 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990).
Nguyeãn Duy teân thaät laø Nguyeãn Duy Nhueä sinh naêm 1948, queâ ôû Thanh Hoaù, gia nhaäp quaân ñoäi naêm 1966.
- Laø göông maët tieâu bieåu cuûa lôùp nhaø thô treû trong khaùng chieán choáng Myõ.
- Thơ ông có giọng điệu trong sáng, tự nhiên, đậm chất suy tư, triết lí.
Nhà thơ Nguyễn Duy
Kim Lân - Nhà văn
Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1920.
Quê: thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện sống tại Hà Nội.
Nhà văn Kim Lân đã qua hoạt động văn hóa cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp công tác ở chiến khu Việt Bắc, Từng là ủy viên Ban phụ trách Nhà xuất bản Văn học, trường bồi dưỡng những người viết trẻ, tuần báo Văn Nghệ, nhà xuất bản Tác phẩm mới. Ông là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam (1957).
Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (truyện ngắn, 1955); con chó xấu xí (truyện ngắn, 1962); Hiệp sĩ gỗ, ông cản Ngũ.
Nguyễn thành long
( 1925 - 1991)
Các bút danh khác : Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo.
Sinh ngày 16-11-1925 tại thành phố Nha Trang, quê ở Kim Đồng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Ông là một cây bút truyện ngắn đặc sắc, từng được Giải thưởng Phạm Văn Đồng (Bát cơm Cụ Hồ- 1953). Nhà văn tham gia kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V, sau năm 1954 tập kết ra Bắc, chuyên về sáng tác và biên tập, biên dịch sách văn học tại Hội nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Văn nghệ (nay là nhà xuất bản Văn học).
Tác phẩm chính :
Bát cơm Cụ Hồ (1953-1954), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lí Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984), Tuyển tập Nguyễn Thành Long (1995). Trong đó có các truyện ngắn nổi tiếng: Lặng lẽ SaPa, Hạnh Nhơn, Núi Đỗ Quyên, Trong sương mù Đà Lạt ...
Nhà văn
Nguyễn thành long
Nguyễn quang sáng
Nhà văn
Bút danh khác : Nguyễn Sáng.
Sinh ngày 12-1-1932 quê ở xã Mĩ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang).
Nguyễn Quang Sáng viết và in tác phẩm từ 1957, nhưng thực sự được chú ý tìm đọc từ những năm chống Mỹ cứu nước. Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam nhiều khoá. Hiện là Tổng thư kí Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm chính gồm các tập truyện:
Con chim vàng (1957), Người quê hương(1958), Đất lửa (1963), Chiếc lược ngà (1968), Bông cẩm thạch (1969), Cái áo thằng hình rơm (1975), Người con đi xa (1977), Mua gió chướng (1975), Dòng sông thơ ấu (1985), Bàn thờ tổ của một cô đào (1985), Tôi thích làm vua (1988), Con mèo của Fujita(1992)...
Và một số kịch bản phim như : Mùa gió chướng (1977), Cánh đồng hoang (1978), Mùa nước nổi (1986)...
Nhà văn
Nguyễn quang sáng
Nguyễn Đình Thi ( 1924- 2003)
( Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch)
Sinh ngày�: 20-12-1924 tại Luang Prabang, Lào, mất ngày 16-4-2003.
Quê: làng Vũ Thạch, huyện Thọ Xương ( nay là phố Bà Triệu- Hà Nội).
Năm 1941, tham gia phong trào Việt Minh, từ năm 1942 bắt đầu viết sách báo. Sau cách mạng tháng Tám, làm Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Tiểu ban dự thảo Hiến pháp, Uỷ viên thường trực Quốc hội. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1- 1996.
Tác phẩm chính:
Về lý luận phê bình: Nhận đường, thực tại với văn nghệ, mấy vấn đề văn học( 1956); Công việc của người viết tiểu thuyết( 1964)...
Về thơ: Người chiến sĩ(1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Tia nắng, Trong cát bụi, Sóng reo(2001)...
Về văn xuôi: Xung kích; Bên bờ sông Lô; Vào lửa( 1966); Vỡ bờ( 1962-1970)...
Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch
Nguyễn đình thi
Tên khai sinh: Vũ Khoan, sinh ngày 7 tháng 10 năm 1937.Quê: Phú Xuyên- Hà Tây.
Ông tốt nghiệp trưường sư phạm Leningrad ( Liên Xô). Trình độ cử nhân kinh tế. Năm 1956, công tác ở bộ ngoại giao, làm việc tại Đại sứ quán nưước Việt Nam ở Liên Xô. Sau đó ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền nhà nưước Việt Nam ta. Sự nghiệp của ông là bề dày với các cuộc thưương thuyết, đàm phán: khởi sự là hoà đàm Paris trong thời chiến tranh, sau đó là vấn đề ngưười di tản, rồi việc Việt Nam ra nhập ASEAN và khu mậu dịch tự do của khối, và hiệp định thưương mại Việt- Mĩ, Việt Nam ra nhập WTO.
Ông chủ yếu viết các bài luận. Là phó thủ tưướng Chính phủ nưước Việt Nam từ tháng 8 năm2002 đến cuối tháng 6 năm 2006.
Nguyên Phó CT nước:
Vò Khoan
chế lan viên ( 1920 - 1989)
Tên khai sinh : Phan Ngọc Hoan , bút danh khác : Chàng Văn .
Sinh ngày 14-1-1920 tại Diễn Châu, Nghệ An, quê ở Đông Hà, Quảng Trị , mất ngày 19-6-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà thơ dạy học, sáng tác và sớm nổi tiếng với tập thơ Điêu tàn từ năm 1937. Thơ và văn xuôi của ông sắc sảo, giàu tính chính luận, triết lí thông qua một nghệ thuật biến hoá, uyển chuyển.
Tác phẩm chính :
- Thơ: Điêu tàn (1937), ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Hoa trước lăng Người (1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1985), Ta gửi cho mình (1986) ...
- Văn xuôi : Vàng sao (1942), Những ngày nổi giận (1966), Bay theo đường dân tộc đang bay (1976).
- Tiểu luận và phê bình : Vào nghề (1960), Suy nghĩ và bình luận (1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).
- Tuyển tập Chế Lan Viên (tập 1- 1985, tập 2- 1990).
Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930-1980).
Quê : Phong Điền - Thừa Thiên Huế.
Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu tiên.
Phong cách thơ : Chân chất, bình dị đôn hậu và chân thành đằm thắm.
+ Tác phẩm chính:
Huế mùa xuân
Dấu võng Trường Sơn.
Mưa xuân đất này.
Nhà thơ Thanh hải
Tên khai sinh: Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang
Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam.
Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm.
Nhà thơ
Viễn Phương
Hữu thỉnh - Nhà thơ
(Bút danh khác: Vũ Hữu)
Tên khai sinh: Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942
Quê: làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương (nay là huyện Tam Đảo), tỉnh Vĩnh Phúc.
Thu?c th? h? nh� tho tru?ng th�nh trong khỏng chi?n ch?ng M?.
Phong cách tho: trong tr?o, nh? nh�ng.
Tác phẩm chính : Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (trường ca - thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); . Ngoài ra còn viết nhiều bút kí văn học, viết báo.
Các giải thưởng chính: Giải 3 cuộc thi báo Văn nghệ 1973 ; Giải A cuộc thi thơ báo văn nghệ 1975 - 1976; Giải hưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980.
một số tác phẩm tiêu biểu
y phương - Nhà thơ
Tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948,
Quê: Lăng Hiếu, Trùng Khánh, Cao Bằng. Dân tộc Tày.
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến 1981 chuyển về công tác tại sở văn hoá thông tin Cao Bằng. Từ năm 1982- 1985, học tại trường viết văn Nguyễn Du. Năm 1986 về công tác tại sở văn hoá thông tin Cao Bằng và từ năm 1991 là Phó giám đốc sở văn hoá thông tin. Từ 1993 đến nay ông giữ chức chủ tịch hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Đảng viên đảng cộng sản việt nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam(1988).
Tác phẩm chính: Người hoa núi(kịch bản san khấu, 1982); Tiếng hát tháng giêng(thơ, 1986); Lửa hồng một góc(thơ in chung, 1987); Lời chúc(thơ 1991); Đàn then(thơ 1996).
Nhà thơ đã được nhận: giải A, cuộc thi thơ tạp chí văn nghệ Quân đội; Giải thưởng loại A giải thưởng văn học 1987 của hội nhà văn Việt Nam...
Nguyễn Minh châu
( 1930 - 1989)
Nhà văn
Sinh tai làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An . Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam 1972.
Hoạt động của ông khá phong phú và có những thành công đáng trân trọng. Chỉ riêng về lĩnh vực sáng tác, nhiều tác phẩm của ông đã trở thành đề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báobài nghiên cứu và những chuyên luận khoa học trong và ngoài nước.
Các tác phẩm chính: Cửa sông(tiểu thuyết-1967), những vùng trời khác nhau -1970, Dấu chân người lính -1972, Từ giã tuổi thơ - 1974, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành -1983, Mảnh đất tình yêu-1987, Cỏ lau- 1989, Trang giấy trước đèn - Tiểu luận - 1994.
Tác giả đã được nhận giải thưởng Bộ quốc phòng (1984,1989), Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam(1988,1989), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (2000).
Lê Minh khuê - Nhà văn
(Bút danh khác: Vũ Thị Mến)
Tên khai sinh: Lê Minh Khuê, sinh ngày 6 tháng 12 năm1949.
Quê: xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Tốt nghiệp phổ thông trung học, Lê Minh Khuê tham gia đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Những năm tháng ấy đã tạo cảm hứng cho những sáng tác của chị sau này. Năm 1969 chị là phóng viên báoTiền Phong. Năm 1973 - 1977 phóng viên Đài phát thanh giải phóng và sau đó là Đài truyền hình Việt Nam. Từ 1978 đến nay, nhà văn Lê Minh Khuê là biên tập viên văn học nhà xuất bản Hội nhà văn.Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1980).
Tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ (truyện ngắn, 1984); Đoàn kết (truyện ngắn, 1980); Thiếu nữ mặc áo dài xanh (tiểu thuyết, 1984); Một chiều xa thành phố (truyện ngắn, 1987); Em đã không quên (tiểu thuyết 1990); Bi kịch nhỏ (truyện ngắn, 1993); Lê Minh Khuê - truyện ngắn (1994).
- Đã được nhận: Giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987 (Tập truyện ngắn: Một chiều xa thành phố).
Nhà văn lê minh khuê
NGUYễN HUY TƯởNG
Nhà văn (1912- 1960)
Tên khai sinh: Nguyễn Huy Tưởng, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912. Mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội.
Quê: Làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam(1957).
Nguyễn Huy Tưởng tham gia cách mạng từ những năm 39 trong phong trào học sinh ở Hải Phòng. Sau Hoà bình(1954), tiếp tục hoạt động văn nghệ: uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam (khoá I): giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng.
Tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết,1942); Vũ Như Tô (kịch, 1943); An Tư ( tiểu thuyết 1944); Bắc Sơn ( kịch, công diễn 6-4-1946
- Nhà văn được nhận giải Ba truyện và ký sự giải thưởng Văn nghệ 1951 - 1952 của Hội văn nghệ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1, 1966).
Nhà văn nguyễn huy tưởng
Lưu Quang Vũ
*Tên khai sinh: Lưu Quang Vũ, Sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 tại Phú Thọ. Mất ngày 29-8-1988..
*Quê: Hải Châu, Quảng Nam, Đà Nẵng.Hội viên hội nhà văn Việt Nam
Năm 1965, xung phong vào bộ đội, thuộc quân chủng Phòng không Không quân, cuối năm 1970 xuất ngũ. Những năm sau đó làm nhiều nghề khác nhau: vẽ tranh, viết báo, làm thơ.Từ tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, làm phóng viên tạp chí sân khấu.
*Tác phẩm chính: Hương cây- bếp lửa (thơ, in chung,1968); Diễn viên và sân khấu (tiểu luận, in chung); Mùa hè đang đến (truyện, 1983); Người kép đóng hổ (truyện, 1984); Mây trắng của đời tôi (thơ, 1980).
*Các giải thưởng: - bảy huy chương vàng trong các thời kỳ hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc - Hai lần được giải thưởng của hội Văn nghệ Hà Nội.
Nhà thơ, nhà viết kịch lưu quang vũ

xin chân thành cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lữ Hồng Ân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)