BỘ SƯU TẬP ẢNH CÁC NHÀ VĂN LỚP 6

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thủy | Ngày 21/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: BỘ SƯU TẬP ẢNH CÁC NHÀ VĂN LỚP 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bộ sưu tập ảnh các tác giả ngữ văn 6
Tô hoài, Nhà văn
* Tên khai sinh: Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội.
*Quê: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, hiện ở thị trấn Nghĩa Đô, Hà Nội.
* Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám. Từ 1945-1958: Làm phóng viên rồi chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Từ 1957-1958: Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam. Từ 1958-1980: Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1986-1996: Chủ tịch hội văn nghệ Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1981).
* Tác phẩm chính: 150 tác phẩm, trong đó nổi bật là Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1942); Tự truyện (hồi ký, 1965); Quê nhà (tiểu thuyết, 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1991); Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (2 tập, 1994).
- Nhà văn đã nhận: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1956, Giải thưởng của Hội Nhà văn á Phi năm 1970 ;Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- Nghệ thuật (đợt1- 1996).
đoàn giỏi - Nhà văn
(Các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư).
Tên khai sinh : Đoàn Giỏi , sinh ngày 17 tháng 05 năm 1925
Quê: Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông làm việc ở Mỹ Tho, sau đó về công tác tại ty văn hoá- Thông tin Rạch Giá với cương vị Phó trưởng ty. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Từ năm 1955 ông chuyển về sáng tác, là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III.
* Những tác phẩm chính: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ,1947); Khí hùng đất nước( ký 1948); Những dòng chữ máu Nam Kỳ1940( ký 1948); Chién sĩ Tháp Mười( kịch thơ 1949); Đất rừng phương Nam( truyện 1957)...
Tạ duy anh - Nhà văn
(Các bút danh khác: Lão Tạ , Bình Tâm )
* Tên khai sinh: Tạ Viết Dũng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959.
* Quê: xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Tốt nghiệp khoá IV trường viết văn Nguyễn Du. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1993).
* Tạ Duy Anh sau khi giải ngũ lên làm việc tại công trường thuỷ điện Hoà Bình, từ đó, Anh viết văn. Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, anh ở lại trường làm cán bộ giảng dạy cho đến nay.
* Tác phẩm chính: Bước qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991); Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992); Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa thiếu nhi, 1993); Luân hồi (tập truyện, 1994).
* Nhà văn đã được nhận giải thưởng: Giải truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, Nông nghiệp và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội).
võ quảng - Nhà thơ
* Tên khai sinh: Võ Quảng, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920.
*Quê: Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hiện nghỉ hưu ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam (1965).
* Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935. Năm 1939 làm tổ trưởng tổ thanh niên phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941 bị Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Năm 1945 làm uỷ viên tư pháp thành phố Đà Nẵng. Sau đó làm phó chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1947 làm hội thẩm chính trị (tức là phó chánh án) toà án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm uỷ viên ban thiếu niên nhi đồng trung ương, đồng thời phụ trách nhà xuất bản Kim Đồng và xưởng phim hoạt hình. Năm 1971 về hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách văn học thiếu nhi.
* Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Quê nội, tảng sáng (truyện, 1973); Bài học tốt (truyện, 1975); Vượn hú (truyện, 1993); Kim tuyến, vĩ tuyến (truyện, 1995); Gà mái hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm (thơ, 1970); Măng tre (thơ, 1972); .
Minh Huệ - Nhà thơ
(Các bút danh: Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái)
* Tên khai sinh: Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927.
* Quê : Bến thuỷ- Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ an
* Minh Huệ tham gia Việt Minh(5-1945) và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An(8-1945). Hội trưởng hội sáng tác văn nghệ liên khu IV. Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình, văn học dịch nhà xuất bản văn học. Uỷ viên uỷ ban hành chính kiêm trưởng ty văn hoá Nghệ An. Chủ tịch hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, uỷ viên uỷ ban Trung Ương hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam(1984-1991).Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học văn, hội viên hội nhà văn Việt Nam(1957).
*Tác phẩm chính: Tiếng hát quê hương (thơ 1959); Đất chiến hào (thơ 1970); Mùa xanh đến (thơ 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ 1985); rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận,1992).
*Giải thưởng văn học: Giải nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn Sở thông tin tuyên truyền khu Bốn 1954. Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ Tĩnh 1986( tập thơ Đêm nay Bác không ngủ).
tố hữu - nhà thơ
* Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920. * Quê: Làng Phù Lai nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thùa Thiên.
* Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Giác ngộ cách mạng và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm1937-1938. Tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt, giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3- 1942, vượt ngục Đac Lay, tiếp tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến 1945, làm Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa Thừa Thiên- Huế. Hiện nay là đặc phái viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,.Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam(1957).
*Tác phẩm chính: Từ ấy(thơ,1946); Việt Bắc(thơ, 1954); gió lộng(thơ 1961); Ra trận(thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992).
- Giải thưởng văn học:- Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ việt nam 1954-1955; Giải thưởng văn học ASEAN(1996)- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật(đợt 1,1996).
Trần đăng khoa - Nhà thơ
Bút danh đồng thời là tên khai sinh, sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958
* Quê: thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.
* Nhà thơ Trần Đăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện văn học thế giới mang tên M.Gooky (CHLB Nga), từng là lính hải quân học viên trường sĩ quan lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí văn nghệ quân đội. Nổi tiếng là "thần đồng" thơ từ khi 7,8 tuổi. Tập thơ từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Đồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Khoa là em ruột nhà thơ Trần Nhuận Minh. Nhà thơ còn viết phê bình văn học.Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam (1977).
* Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em (thơ 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ 1968); thơ Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970), Khúc hát người anh hùng (trường ca 1974); Trường ca trừng phạt (thơ 1973); Trường ca dông bão (thơ 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ 1986); Thơ Trần Đăng Khoa (phần 2,1983)
-Nhà thơ đã được nhận giải thưởng thơ, báo thiếu niên tiền phong (1968, 1969, 1971 - 3 lần), giải A cuộc thi thơ báo văn nghệ (1981 -1982).
Nguyễn tuân - Nhà văn (1910 - 1987)
(Các bút danh: Thanh Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc)
* Tên khai sinh: Nguyễn Tuân, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội.
*Quê: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là Nhân Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội. Mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội
* Thời niên thiếu, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi. Năm 1929, tham gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học, sau đó, ông đã hai lần bị bắt, bị tù .Từ những năm 30, Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết và nổi tiếng từ 1938.Sau cách mạng, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác tại khu V . Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam. Từ 1958, ông là uỷ viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
* Những tác phẩm chính: Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua (tuỳ bút, 1941); Một chuyến đi (du ký, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943); .
*Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu lụân phê bình văn học. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật(đợt I- 1996).
Thép Mới - Nhà văn ( 1925- 1991)
(Bút danh khác: ánh Hồng )
*Tên khai sinh: Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925 tại Nam Định, ông mất ngày28 tháng 8 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh.
*Quê: Quảng An- Tây Hồ- Hà Nội.
*Thép Mới tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm, từng làm nhiều công tácvà chức vụ: phó tổng biên tập báo Nhân dân; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, ông sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm chính: Thời gian ủng hộ chúng ta (dịch tuỳ bút, 1954); Cây tre Việt Nam (thuyết minh phim, 1958); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (bút kí, 1964).
Duy khán, Nhà thơ (1934 - 1993)
* Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán. Sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934, mất ngày29 tháng 1 năm 1993 tại Hải Phòng.
*Quê: Xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc.
* Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo. Đang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ.Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội. Về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, phóng viên, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Về hưu, quân hàm Đại tá. .Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1979).
* Tác phẩm chính: Trận mới (tập thơ 1972); Tâm sự người đi (tập thơ 1987); Tuổi thơ im lặng (truyện 1986).
- Duy Khán đã được nhận giải thưởng văn học hội nhà văn Việt Nam 1987 với tác phẩm: Tuổi thơ im lặng.
XIN CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)