Bồi dưỡng HS về từ đồng nghĩa
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoa |
Ngày 10/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bồi dưỡng HS về từ đồng nghĩa thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Từ đồng nghĩa
Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị.
Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:
Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng.
Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.
Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.
Ví dụ trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.
Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được. Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.
Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,... rất khó xác định từ nào là trung tâm.
(Vấn đề trung tâm sẽ được nhắc lại ở điểm 3 tiếp theo).
Tập hợp đủ các nhóm từ đồng nghĩa, phân tích cho hết được những nét giống nhau, khác nhau giữa các từ trong mỗi nhóm, luôn luôn làm mong muốn của những người nghiên cứu và xử lí vấn đề từ đồng nghĩa.
Có nhiều thao tác ít nhiều mang tính kĩ thuật và nguyên tắc hoặc kinh nghiệm trong khi phân tích nhóm từ đồng nghĩa, nhưng tất cả đều nhằm vào mục đích chung của hai bước cơ bản sau đây:
. Lập danh sách các từ trong nhóm
Mỗi nhóm đồng nghĩa có thể nhiều hay ít tuỳ theo tiêu chí đưa ra để tập hợp nhưng phải luôn luôn dựa vào nghĩa biểu niệm của từ.
. Trước hết phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để tập hợp các từ. Từ này thường cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp các từu khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích và giải thích chúng. Ví dụ: Với từ “sợ” của tiếng Việt, ta tập hợp thêm một số từ khác và lập thành nhóm đồng nghĩa: sợ – hãi – kinh – khiếp – sợ hãi – khiếp sợ – ...
. Khi lập nhóm đồng nghĩa phải luôn luôn cảnh giác với các cách diễn đạt đồng nghĩa, với các hiện tượng chuyển nghĩa có tính chất phong cách, tu từ. Đó là những trường hợp “đồng nghĩa ngữ cảnh” hoàn toàn có tính chất lâm thời và thuộc về kĩ thuật tạo lập văn bản, do phong cách học nghiên cứu. Ví dụ:
Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Phân tích nghĩa của từng từ trong nhóm
Ở bước này phải phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các từ trong nhóm với nhau. Công việc cụ
Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị.
Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau, và ta có thể nêu quan niệm như sau:
Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai.
Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu, ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng.
Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác.
Ví dụ: Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà “coi” có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.
Ví dụ trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.
Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được. Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả năng kết hợp rộng.
Chẳng hạn, trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,... rất khó xác định từ nào là trung tâm.
(Vấn đề trung tâm sẽ được nhắc lại ở điểm 3 tiếp theo).
Tập hợp đủ các nhóm từ đồng nghĩa, phân tích cho hết được những nét giống nhau, khác nhau giữa các từ trong mỗi nhóm, luôn luôn làm mong muốn của những người nghiên cứu và xử lí vấn đề từ đồng nghĩa.
Có nhiều thao tác ít nhiều mang tính kĩ thuật và nguyên tắc hoặc kinh nghiệm trong khi phân tích nhóm từ đồng nghĩa, nhưng tất cả đều nhằm vào mục đích chung của hai bước cơ bản sau đây:
. Lập danh sách các từ trong nhóm
Mỗi nhóm đồng nghĩa có thể nhiều hay ít tuỳ theo tiêu chí đưa ra để tập hợp nhưng phải luôn luôn dựa vào nghĩa biểu niệm của từ.
. Trước hết phải chọn một từ đưa ra làm cơ sở để tập hợp các từ. Từ này thường cũng chính là từ trung tâm của nhóm, chẳng những nó được lấy làm cơ sở để tập hợp các từu khác mà còn là cơ sở để so sánh, phân tích và giải thích chúng. Ví dụ: Với từ “sợ” của tiếng Việt, ta tập hợp thêm một số từ khác và lập thành nhóm đồng nghĩa: sợ – hãi – kinh – khiếp – sợ hãi – khiếp sợ – ...
. Khi lập nhóm đồng nghĩa phải luôn luôn cảnh giác với các cách diễn đạt đồng nghĩa, với các hiện tượng chuyển nghĩa có tính chất phong cách, tu từ. Đó là những trường hợp “đồng nghĩa ngữ cảnh” hoàn toàn có tính chất lâm thời và thuộc về kĩ thuật tạo lập văn bản, do phong cách học nghiên cứu. Ví dụ:
Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Phân tích nghĩa của từng từ trong nhóm
Ở bước này phải phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các từ trong nhóm với nhau. Công việc cụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hoa
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)