Bo Giao trinh bien soan lai (01/2010)

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Hòa | Ngày 26/04/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: Bo Giao trinh bien soan lai (01/2010) thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3
(Các vùng kinh tế)

Chương 6.
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ.
A. VÙNG KINH TẾ

1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế
Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế.
Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, hoạt động & phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & cần phải nhận thức được những qui luật vận động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát triển một cách hướng đích.
Vùng là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh thổ, vùng kinh tế hình thành & hoạt động phù hợp với với những đặc trưng cơ bản của một hình thái KT-XH nhất định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT-XH trong lịch sử đều tồn tại vùng kinh tế. Cụ thể:
- Thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát triển, PCLĐXH theo lãnh thổ còn thô sơ, chưa có những tiền đề vật chất cần thiết cho việc hình thành vùng kinh tế.
- Đến thời kỳ TBCN, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mang tính chất phổ biến. Thời kỳ công trường thủ công là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh nền sản xuất hàng hóa, nhiều ngành mới xuất hiện, số lượng các ngành riêng biệt & độc lập tăng lên, thị trường được mở rộng đã hình thành các vùng SX CMH` thúc đẩy mạnh mẽ sự PCLĐ theo lãnh thổ. Công trường thủ công không chỉ tạo ra từng khu vực rộng lớn mà còn CMH` những khu vực đó nữa (sự phân công theo hàng hóa). Như vậy, đến thời kỳ công trường thủ công thì vùng kinh tế mới được hình thành..Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ phát triển, mỗi vùng nhất định chuyên sản xuất một bộ phận của sản phẩm được hình thành, và ta thấy "có mối quan hệ chặt chẽ giữa phân công (nói chung) và phân công (khu vực); Tức là một khu vực nhất định chuyên chế tạo một sản phẩm, đôi khi chuyên làm một loại sản phẩm, thậm chí làm một bộ phận nào đó của sản phẩm". Chính PTSX Tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ tính chất cô lập nền kinh tế tự nhiên của chế độ phong kiến, làm cho các mối liên hệ kinh tế giữa các thị trường dân tộc phát triển, thúc đẩy nhanh chóng thị trường thương mại quốc tế cùng với sự bành trướng của thị trường thế giới. Như vậy, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mối liên hệ có ý nghĩa thế giới & tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhiều vẻ, sự phân công lao động quốc tế này cũng tác động mạnh đến sự phân công lao động theo lãnh thổ ở trong từng khu vực và ở từng nước tư bản.
- Sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa, lực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển, phân công lao động (nói chung) & phân công lao động theo lãnh thổ (nói riêng) càng trở nên sâu sắc. Vùng kinh tế được hình thành nhưng khác tư bản chủ nghĩa ở chỗ là dựa trên cơ sở nhận thức tính qui luật khách quan của sự hình thành & phát triển vùng kinh tế và trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo các qui luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình (Tư bản chủ nghĩa, vùng kinh tế được hình thành dưới áp lực của tự do cạnh tranh & lợi nhuận). Nhà nước xã hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước; Nhà nước XHCN không chỉ có khả năng xây dựng những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng cải tạo những vùng kinh tế cũ một cách khoa học phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.
2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế
• Phân công lao động theo lãnh thổ (PCLĐ)
Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở - vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định; bằng việc CMH` sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện & đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó; Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất đặc thù - đó là một vùng kinh tế; Các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)