Bộ đề TS môn Văn vào 10@newVinhPhuc

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Linh | Ngày 26/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề TS môn Văn vào 10@newVinhPhuc thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2011
----------------------
Số 001




Thời gian làm bài :120 phút ( không kể thời gian giao đề)

Đề bài

Câu 1: (2,0 điểm )
Cho câu thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà
Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều.
Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào? Tác giả là ai? Nêu vị trí đoạn trích và bút pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích đó?

Câu 2: ( 3,0 điểm)
Nêu suy nghĩ của em về câu ca dao trong một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi):
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu 3: (5,0 điểm)
Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân….

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
( Viễn Phương, Viếng lăng Bác, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD-2006, trang 58)

……………………..Hết …………………………..
ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2011
----------------------
Số 002
Thời gian làm bài :120 phút ( không kể thời gian giao đề)





Đề bài

Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc câu văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một – NXB Giáo dục năm 2009)
a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?
b. Hãy giải nghĩa:
- danh nho
- di dưỡng tinh thần
c. Phân biệt nghĩa của các từ: thanh đạm và thanh cao.

Câu 2. (3,0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) giới thiệu về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
--- HẾT ---

Họ và tên thí sinh: ..................................................Số báo danh:..................................
Giám thị 1: .................................................. Giám thị :.................................................







ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2011
----------------------
Số 003
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)





Đề bài

Phần I (7 điểm)
Cho đoạn trích:
“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lệ: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr 196)
Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc đến trong đoạn trích.
Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.” 
Lẽ ra cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc găp ấy lại khiến nhân vật “anh” “đau đớn”. Vì sao vậy? Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ điều đó.
Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm của người cha dành cho con trong một bài văn ngắn.
Phần II (3 điểm):
Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)