BO DE THI HKII MON SU 7 11-12

Chia sẻ bởi Trần Thị Loan | Ngày 16/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: BO DE THI HKII MON SU 7 11-12 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Môn: Sử 7 Năm 2011 - 2012
1. Nước Đại Việt thời Lê sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào?
2. Vị vua được coi là anh minh nhất trong thời Lê sơ là ai? Thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì?
3. Bộ luật “Quốc triều hình luật” (luật Hồng Đức) được biên soạn và phát hành vào thời vua nào?
4. Thời Lê sơ tôn giáo chiếm vị trí độc tôn đó là?
5. Đâu là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Trong, Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII?
6. Thế kỷ XVI – XVIII, tình hình ngoại thương của nước ta phát triển nhất là thời gian nào?
7. Từ thế kỷ XVI – XVIII, các thế lực phong kiến nước ngoài nào đã tiến hành xâm lược nước ta?
8. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vào năm nào? Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế vào năm?
9. Sử quán triều Nguyễn có những bộ sử nào?
10. Cố đô Huế xây dựng đạt đến quy mô hoàn chỉnh dưới triều vua nào?
11. Thời kỳ nào sau đây nước ta được chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc?
12. Phủ Gia Định gồm mấy dinh là những dinh nào?
13. Nguyễn Ánh chiếm thành Quy Nhơn vào thời gian nào?
14. Ông là nhà bác học lớn nhất thế kỷ XVIII. Ông là ai? Người thầy thuốc có uy tín lớn nhất Việt Nam thế kỷ XIX là ai?
15. Bộ “Hoàng triều luật lệ thời” Nguyễn được ban hành vào năm nào?
16. Vào nửa đầu thế kỷ XIX nền văn học nước ta có một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm đó là?
C 17: Sau khi đánh đuổi quân Minh nhà Lê đã ban hành những biện pháp gì để phục hồi và phát triển nền kinh tế nông nghiệp?
Ban hành chính sách quân điền, phân chia ruộng công làng xã cho nhân dân.
Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
Đặt các chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp.
Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
Cấm giết mổ trâu bò bừa bãi để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Tổ chức nhân dân đắp đê, đào kênh mương …
C18: Theo em tổ chức quân đội thời Lê sơ có điểm gì giống và khác với thời Trần?
Giống nhau:
Quân đội đều gồm 2 bộ phận.
Đều được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.
Được tổ chức chặt chẽ và huấn luyện võ nghệ hằng năm, có năng lực chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Khác:
So với thời Trần, quân đội thời Lê sơ không có quân đội của các vương hầu, quý tộc.
Thời Lê sơ, vua trực tiếp nắm quyền tổng chỉ huy quân đội.
Đến thời Lê sơ quân đội có thêm các binh chủng: tượng binh, kị binh.
C19: Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu đã được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ?
Vì:
Sống dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong thế kỷ XVIII, sống cuộc của nhân dân ta rất cơ cực. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.
Nghĩa quân Tây Sơn lấy khẩu hiệu: “Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”, xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế… rất phù hợp với lòng dân nhất là dân nghèo nên đã được đông đảo nhân dân ủng hộ, tin theo.

C 20: Trình bày tóm tắt diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 của nghĩa quân Tây Sơn và nói rõ vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm?
Diễn biến:
- Tháng 1 – 1875, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút và nhử địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
- Bị tấn công bất ngờ Quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong.
Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm vì:
Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2km.
Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
C21: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Loan
Dung lượng: 37,94KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)