BO DE KT SINH ON TN 2011

Chia sẻ bởi Dương Văn Cư | Ngày 26/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: BO DE KT SINH ON TN 2011 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT GIA LAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2011
NHÓM BIÊN SOẠN: Môn: Sinh học
Hồ Văn Hiền – Trường THPT Nguyễn Du Thời gian: 60 phút
Siu Kơn – Trường THPT Phan Chu Trinh ( Đề thi gồm 04 trang)
***
Họ và tên thí sinh: ……………………………………SBD:…………… Phòng thi: ………
I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH (gồm 32 câu từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Gen phân mảnh có
A. có vùng mã hoá liên tục.
B. chỉ có đoạn intrôn.
C. vùng không mã hoá liên tục.
D. chỉ có exôn.
Câu 2: Cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực theo trật tự:
A. ADN + prôtêin → Nuclêôxôm → Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Ống siêu xoắn → Crômatit
B. Nuclêôxôm → ADN + prôtêin → Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Ống siêu xoắn → Crômatit
C. ADN + prôtêin → Nuclêôxôm → Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Crômatit → Ống siêu xoắn D. ADN + prôtêin → Nuclêôxôm → Sợi cơ bản → Ống siêu xoắn → Sợi nhiễm sắc → Crômatit
Câu 3: Ở người có bộ NST 2n = 46. Số lượng NST được dự đoán ở thể 3 là
A. 24 B. 49 C. 45 D. 47
Câu 4: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thì
A. chỉ có bộ ba có thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
B. nhiều bộ ba nuclêôtit trong gen bị thay đổi.
C. toàn bộ các bộ ba nuclêôtit trong gen bị thay đổi.
D. các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
Câu 5: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là:
A. Quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. Sự phân ly không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kỳ sau của quá trình phân bào.
C. Cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
D. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
Câu 6: Trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN, trong hai mạch ADN mới được tổng hợp thì một mạch được tổng hợp liên tục, còn mạch kia được tổng hợp thành từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do:
A. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ đến 5’.
B. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của AND.
C. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’ đến 3’.
D. Mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN .
Câu 7: Trong chuổi thức ăn: cỏ → cào cào → ếch → rắn → đại bàng.
Đại bàng thuộc bậc dinh dưỡng nào?
A. Bậc1 B. Bậc 5 C. Bậc 2 D. Bậc 4
Câu 8: Bố hoặc mẹ truyền cho con nguyên vẹn yếu tố nào?
A. Alen B. Tính trạng C. Kiểu hình D. Kiểu gen
Câu 9: Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
A. Phản ánh sự tiến hóa phân li B. Phản ánh sự tiến hóa đồng qui
C. Phản ánh nguồn gốc chung D. Phản ánh chức năng qui định cấu tạo
Câu 10:Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng loài A giảm đi chút ít còn loài B giảm mạnh. Đây là mối quan hệ
A. đối địch B. hội sinh C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh
Câu 11: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Cho ruồi đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng, tỉ lệ phân tính ở F1
A. 50% cái mắt trắng : 50% đực mắt đỏ
B. 50% cái mắt đỏ : 50% đực mắt trắng
C. 25% cái mắt đỏ : 25% cái mắt trắng : 50% đực mắt đỏ
D. 25% cái mắt đỏ : 25% cái mắt trắng : 50% đực mắt trắng
Câu 12: Một quần thể ngẫu phối có 300 cây kiểu gen AA, 500 cây kiểu gen Aa, 200 cây kiểu gen aa. Tần số các alen của quần thể ở thế hệ đang xét là
A. p(A) = 0,2 ; q(a) = 0,8 B. p(A) = 0,45 ; q(a) = 0,55
C. p(A) = 0,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Cư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)