Bộ đề khảo sát HKII - Lịch sử 7

Chia sẻ bởi Pgd-Đt Thủy Nguyên | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Bộ đề khảo sát HKII - Lịch sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


---------------



MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian:45 phút (Không kể thời gian giao đề)
--------------------


Câu 1:
Nền chuyên chế của các quốc gia phương Đông có gì khác nền chuyên chế ở các quốc gia Châu Âu? (4 điểm)
Câu 2:
Nêu nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)? (2 điểm)
Câu 3:
Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau? (4 điểm)

……………………HẾT……………………



















UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ I

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 MÔN: LỊCH SỬ 7

-----------------------



Câu
Đáp án
Biểu điểm

1
 -Phương Đông: nền chuyên chế đã có từ thời cổ đại.Sang XHPK, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện hơn, vua chuyên chế có thêm quyền lực, trở thành Hoàng đế hay Đại vương.
-Ở Châu Âu, thời Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã có các hình thức:
+ Dân chủ cộng hào và đế chế, thực chất đều là chế độ quân chủ. Chế độ chuyên chế thời cổ đại tiếp tục tồn tại ở thời phong kiến.
+ Ở giai đoạn đầu, quyền lực của nhà vua rât hạn hẹp, thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi, đó là chế độ phong kiến phân quyền.
+ Đến thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới được tập trung trong tay vua.











2
Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt:
- Chặn giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt
- Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
- Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến.
- Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

3
 Đảm bảo được các ý cơ bản sau:
*Nhà Trần:
- Biết dựa vào sức mạnh của toàn dân,đoàn kết toàn dân (Hội nghị diên Hồng).
- Vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược (Hội nghị Bình Than).
- Quân sĩ đều khắc vào cánh tay 2 chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng hản công giành thắng lợi quyết định.
*Nhà Hồ:
- Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc.
- Chiến đấu đơn độc, không kế thừa những bài học kinh nghiệm quý giá mà nhà Trần trước đó đã thành công trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
- Khi quân Minh mạnh thì nhà Hồ lại chỉ biết dựa vào thành lũy để chống giặc.




0,5đ
0,5đ

0,5đ

0,5đ


0,5đ




0,5đ

……………………HẾT…………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Pgd-Đt Thủy Nguyên
Dung lượng: 53,25KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)