Bộ chuẩn 5 tuổi

Chia sẻ bởi Lê Thị Tuyết Nhung | Ngày 05/10/2018 | 101

Chia sẻ tài liệu: bộ chuẩn 5 tuổi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI NĂM HỌC 2011-2012

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI
(Kèm theo Công văn số 973 /SGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2011 Của Sở GD&ĐT )

PHẦN I. GIỚI THIỆU BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI
I. Chuẩn phát triển trẻ em
Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.
II. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em
1. Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.
a) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.
b) Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.

2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ
để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền,
hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong
việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm
nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em.
Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm
sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội.
III. Cấu trúc của Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được trình bày theo cấu trúc sau :
Lĩnh vực phát triển Chuẩn Chỉ số
Chuẩn PTTE 5 tuổi Việt Nam gồm:
4 lĩnh vực, 28 chuẩn và 120 chỉ số.
IV. Nội dung Bộ CPTTE năm tuổi
Bộ chuẩn PTTE năm tuổi gồm 4 lĩnh vực:
Phát triển Thể chất;
Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội;
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp;
Phát triển nhận thức.
Bốn lĩnh vực thể hiện được sự phát triển toàn diện của trẻ dựa trên cơ sở của các nghiên cứu khoa học. Trong Chuẩn PTTE năm tuổi, 4 lĩnh vực được thể hiện tách biệt nhau, nhưng trong thực tế, chúng liên quan chặt chẽ với nhau, sự phát triển ở lĩnh vực này ảnh hưởng và phụ thuộc vào sự phát triển ở những lĩnh vực khác và không có lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào.
V. CÁCH SỬ DỤNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TuỔI HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH GDMN.
1. Hỗ trợ việc xác định mục tiêu giáo dục theo 5 lĩnh vực
Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi gồm 28 chuẩn, 120 chỉ số. Đây chính là mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra của trẻ MG 5 tuổi cần đạt được trong và sau quá trình giáo dục.
120 chỉ số trong bộ chuẩn được thực hiện trong các chủ đề của năm học. Vào đầu năm học, căn cứ vào các chủ đề dự kiến giáo viên phân bổ các mục tiêu phù hợp nhất vào các chủ đề.
VD: gợi ý xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề thứ nhất ( Chủ đề bản thân)
Lĩnh vực phát triển thể chất
Tự mặc và cởi được áo, quần;( chỉ số 5)
Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2mx0,25mx0,35m)
( chỉ số 11)
Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;(chỉ số 15)
……………
Lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội
Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình ( chỉ số 27);
Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi ( chỉ số 43);
Biết lắng nghe ý kiến của ngườ khác ( chỉ số 48);
Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn ( chỉ số 54)
…………..
2. Hỗ trợ lựa chọn nội dung giáo dục
VD: Lựa chọn nội dung giáo dục trong lĩnh vực phát triển thể chất
Dựa vào mục tiêu giáo dục giáo viên cụ thể hoặc bổ sung nội dung GD trong chương trình GDMN tương ứng với mục tiêu ( các chỉ số)
VD gợi ý 2: Lựa chọn nội dung giáo dục trong lĩnh vực PT tình cảm và kỹ năng xã hội
3. Lựa chọn hoạt động giáo dục
Từ nội dung giáo dục được lựa chọn, giáo viên có thể lựa chọn, thiết kế hoạt động phù hợp với chủ đề để tổ chức cho trẻ hoạt động.
một nội dung giáo dục giáo viên có thể thiết kế các hoạt động khác nhau như trò chuyện, khám phá, chơi, học, lao động …phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ, điều kiện cơ sở vật chất sẵn có… các hoạt động này được tổ chức thực hiện vào các thời điểm phù hợp trong ngày.
Ví dụ gợi ý lựa chọn hoạt động trong ngày:

4. Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi là cơ sở xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ ( danh mục kiểm tra)
Mục đích sử dụng danh mục kiểm tra:
a.1. Đối với giáo viên:
- Theo dõi sự phát triển của trẻ,
Ghi chép lại những tiến bộ của từng trẻ em theo thời gian;
Tổng hợp kết quả thành một hồ sơ lớp học;
Sử dụng hồ sơ lớp học trong việc lập, điều chỉnh kế hoạch các hoạt động và thiết kế chúng phù hợp với nhu cầu của trẻ;
sử dụng làm thông tin để báo cáo, trao đổi với các bậc phụ huynh.
a.2. Đối với cán bộ quản lý:
- Bộ công cụ được sử dụng để đánh giá sự phát triển của trẻ, thông qua kết quả thu được có thể xác định cá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển của trẻ, làm căn cứ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch chung của nhà trường: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
a.3. Đối với cha mẹ:
Bộ công cụ được sử dụng để theo dõi sự phát triển của trẻ, phối hợp với giáo viên để thống nhất các biện pháp, hoạt động giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ.
B. Các bước xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ
Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ bao gồm:
- Phiếu theo dõi sự phát triển của trẻ ( danh mục kiểm tra)
- các bài tập đánh giá, các phương pháp theo dõi sự phát triển của trẻ
- các phương tiện: Các dụng cụ hỗ trợ như đồ dùng, đồ chơi, học liệu có liên quan…
Bước 1: Lựa chọn các chỉ số cần theo dõi
Xác định khoảng 30 – 40 chỉ số làm thành một danh mục kiểm tra.
Các chỉ số được lựa chọn cần:
+ Đại diện cho tất cả các lĩnh vực, chuẩn và chỉ số của bộ chuẩn;
+ Đại diện cho các kiến thức, kỹ năng, thái độ đang dạy trẻ;
+ Phù hợp với những gì đang dạy trẻ ở lớp 1;
+ Tính đến tần suất giáo viên sử dụng công cụ, các vùng miền/ bối cảnh khác nhau.
Bước 2. thống nhất thang điểm: đánh dấu +/-; có/ không;
Bước 3.nghiên cứu minh chứng của các chỉ số để lựa chọn phương pháp theo dõi, kiểm tra dụng cụ hỗ trợ.
Bước 4. Thảo luận về danh mục kiểm tra xem những phương pháp sử dụng cho kết quả có chính xác không? Các dụng cụ sử dụng kèm theo có phù hợp không; có dễ sử dụng không? Sửa và hoàn chỉnh.
Bước 5. Thử nghiệm danh mục kiểm tra bằng cách đóng vai trẻ và người kiểm tra để thống nhất cách thực hiện đối với từng chỉ số.
Có thể tóm tắt các bước xây dựng công cụ theo bảng sau:
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CÔNG CỤ THEO DÕI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA trẻ
(trình bày dưới dạng bảng)
c. Sử dụng bộ công cụ
Bước 1. Theo dõi, đo trên trẻ
Bước 2. Kết quả: đạt (+) và chưa đạt (-) dựa vào minh chứng ghi vào phếu theo dõi.
Mỗi chỉ số được đánh giá ở 2 mức độ:
Đạt: Trẻ thường xuyên làm được/đạt được/biết được (biểu hiện năng lực của trẻ ổn định và không phụ thuộc vào môi trường), kí hiệu (+)
Chưa đạt: trẻ chưa làm được/ chưa đạt được/chưa biết được (biểu hiện năng lực của trẻ còn chưa đạt, cần được giáo dục hỗ trợ thêm), kí hiệu (-)
d. Ghi kết quả vào phiếu theo dõi ( phiếu theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày; theo dõi theo chủ đề; theo dõi đánh giá trẻ cuối độ tuổi.)
.
d.1. Phiếu đánh giá sự phát triển cá nhân trẻ 5 tuổi (Đánh giá cuối độ tuổi)
Trường: ………………………………….Lớp …………….
Họ tên trẻ: ……………………………… Ngày sinh: …….
Ngày đánh giá: ………………………………………………
Giáo viên theo dõi đánh giá: ………………………………

d.2. Phiếu theo dõi sự phát triển của lớp, nhóm ( hàng ngày - theo chủ đề)

Trường: ………………………….Lớp: ………
Thời gian theo dõi đánh giá: Từ …….đến…..
c. Điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
Căn cứ vào bảng tổng hợp đánh giá sự phát triển của nhóm/lớp theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, giáo viên xem xét điều chỉnh kế hoạch của chủ đề, tuần, ngày tiếp theo
Điều chỉnh kế hoạch chủ đề tiếp theo
Cụ thể: đối với những chỉ số có số trẻ đạt dưới 70% thì giáo viên tiếp tục đưa vào mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo. Đối với những chỉ số có số trẻ đạt trên 70% giáo viên đếm số trẻ chưa đạt được chỉ số này để trẻ được rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được.
Do đó mục tiêu của chủ đề tiếp theo sẽ gồm:
- các chỉ số mới cộng thêm các chỉ số được chuyển từ chủ đề trước sang ( những chỉ số có số trẻ đạt <70%)
Điều chỉnh kế hoạch ngày
- Những chỉ số trẻ chưa đạt(-) giáo viên điều chỉnh các hoạt động phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
VI. THỐNG NHẤT VIÊC CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG THEO BỘ CHUẨN PTTE 5 TUỔI
1. Mục đích. Tạo sự liên kết và thống nhất giữa giáo viên và các bậc cha mẹ, trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở gia đình và nhà trường.
2. Nội dung:
- Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về vai trò, lợi ích của Bộ chuẩn PTT với việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi.
- Giới thiệu kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ theo các chỉ số đã lựa chọn nhằm tạo được sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trong thực hiện ở lớp học cũng như ở gia đình.
- Hướng dẫn các bậc cha mẹ có những mong đợi hợp lí với trẻ 5 tuổi. Đó là những mong đợi hướng vào tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ (thể chất và vận động, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, nhận thức). Cha mẹ cần có hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển của trẻ 5 tuổi, biết khuyến khích các thiên hướng và tài năng thật sự của con, nhưng tránh ép con vào một lĩnh vực nào đó với yêu cầu quá cao, trong khi các lĩnh vực khác lại chậm phát triển. Ví dụ: đọc thông viết thạo nhưng chậm phát triển về thể chất, đàn hay vẽ giỏi nhưng không biết kết bạn, chạy nhảy nhanh nhẹn nhưng cắt dán không khéo léo, nói không lưu loát…
- Gợi ý cho các bậc cha mẹ những hoạt động giáo dục tiếp nối trong gia đình để thực hiện các chỉ số của Bộ chuẩn PTT 5 tuổi. Ví dụ:
Vui chơi cùng với trẻ: cha mẹ và những người lớn trong gia đình có thể cùng chơi với trẻ các trò chơi đóng vai, đóng kịch, trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi dân gian.
Trò chuyện với trẻ: thông qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ và nâng cao hiểu biết của trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động lao động tự phục vụ, giúp cha mẹ những công việc vừa sức như trông em, quét nhà, nhặt rau, dọn bát đũa, lau bàn ghế, giặt khăn mặt.....
Cho trẻ đi tham quan, dã ngoại...để tăng cường sự hiểu biết của trẻ đối với thế giới xung quanh.
3. Cách thực hiện:
Để nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ 5 tuổi cho các bậc cha mẹ và cộng đồng, tạo sự thống nhất trong giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội , giáo viên có thể thực hiện thông qua những hình thức như sau:
- Giới thiệu về Bộ chuẩn PTT 5 tuổi tại góc tuyên truyền của trường và các lớp MG 5 tuổi.
- Sử dụng các hình thức tuyên truyền khác như tờ rơi, thư ngỏ cho phụ huynh để hướng dẫn gia đình phối hợp với nhà trường trong đánh giá mức độ phát triển của trẻ thông qua các chỉ số.
- Đọc bản tin tuyên truyền, cung cấp các thông tin cần thiết về Bộ chuẩn PTT 5 tuổi tới phụ huynh qua hệ thống phát thanh của nhà trường.
- Phổ biến cho các bậc cha mẹ về vai trò, lợi ích của Bộ chuẩn PTT đối với quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 tuổi, giới thiệu kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ theo các chỉ số đã lựa chọn tại các buổi họp phụ huynh định kỳ .
- Trao đổi, giải đáp thắc mắc của phụ huynh thông qua giờ đón, trả trẻ tại lớp.
- Mời phụ huynh tham quan, dự một số các hoạt động giáo dục của trẻ 5 tuổi, qua đó phụ huynh hiểu thêm về nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục hướng đến trẻ đạt các chỉ số trong Bộ chuẩn PTT 5 tuổi .
- Tổ chức tư vấn theo nhóm cho phụ huynh theo nhu cầu.
Câu hỏi thảo luận BGH
Căn cứ vào 120 chỉ số đ/c hãy xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ? ( Tất cả các nhóm thống nhất các chỉ số cần lựa chọn để đánh giá, ghi chỉ số bao nhiêu thuộc lĩnh vực nào? sau đó phân mỗi nhóm làm 8 -10 chỉ số đầy đủ các bước; 1 người ghi lại 30 -40 chỉ số đã lựa chọn lên giấy A0)
Nhóm1: N.Sơn, N.Phúc, B.Đào, Thanh Bình, Tân Thành.
Nhóm2:N.Bình,ThuýSơn,ĐôngThành,N.Khánh Hoa Mai.
Nhóm 3: N.thành, N.Tiến, N.Phong,Vân Giang, N.Nhất.
Câu thảo luận giáo viên
1. Đ/c hãy chọn những chỉ số thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ trong bộ chuẩn PTTE 5 tuổi?
( N.Tiến, B.Đào)
2. Đ/c hãy xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề bản thân?
( N.Thành, Thuý Sơn, V.Giang, T.Thành, N.Sơn, Hoa Mai, Đ.Thành) .
3. Đ/c hãy xây dựng nội dung giáo dục của chủ đề bản thân?
( N.Thành, Thuý Sơn, V.Giang, T.Thành, N.Sơn, Hoa Mai, Đ.Thành).
4. Đ/c hãy xác định mục tiêu giáo dục của chủ đề gia đình?
( N.Khánh, N.Phong, N,Phúc,N.Bình,T.Bình,N.Nhất).
5. Đ/c hãy xây dựng nội dung giáo dục của chủ đề gia đình?
( N.Khánh, N.Phong, N,Phúc, N.Bình, T.Bình,N.Nhất).
Các phương pháp theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ
Tạo tình huống;
Quan sát;
Trò chuyện với trẻ, phụ huynh, giáo viên;
Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ;
Bài tập.
Tạo tình huống: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
Quan sat tự nhiên ( hay còn gọi là quan sát) là sự tri giác trực tiếp, ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch các biểu hiện tâm lí, các hành vi của trẻ, các đánh trẻ thông qua các biểu hiện của trẻ trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
c. Trò chuyện là quá trình thu thập thông tin về trẻ thông qua việc đưa ra các câu hỏi theo một kế hoạch định trước cho những người trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ ( VD: cô giáo, cha mẹ trẻ …) hay trực tiếp với trẻ.
d. Phân tích sản phẩm của trẻ là dựa trên các sản phẩm hoạt động vật chất hoặc tinh thần của trẻ ( tranh vẽ, tranh xé dán, tô màu, công trình xây dựng, sản phẩm lắp ghép, câu chuyện kể …) người đánh giá về mức độ hình thành kiến thức kỹ năng, năng khiếu hay triệu chứng bệnh tật hay lệch lạc nào đó về tâm lý của trẻ.
e. Bài tập: GV có thể sử dụng các phương pháp đơn giản và đỡ mất thời gian hơn để theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ đó là thông qua quan sát, trò chuyện và phân tích các sản phẩm hoạt động của trẻ. Trong phụ lục trình bày các dấu hiệu nhận biết/ minh chứng của từng chỉ số, GV có thể căn cứ vào minh chứng lựa chọn phương pháp để đánh giá trẻ cho phù hợp. Giáo viên cũng có thể sáng tạo ra một cách đánh giá khác dựa trên các dấu hiệu nhận biết/ minh chứng về việc đạt được các chỉ số trong Bộ chuân phát triển trẻ 5 tuổi.
http://www.ninhbinh.edu.vn
Thank You !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tuyết Nhung
Dung lượng: 20,91KB| Lượt tài: 6
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)