Bo chuan

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Trinh | Ngày 05/10/2018 | 112

Chia sẻ tài liệu: bo chuan thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI

Hoạt động 1. Thảo luận những vấn đề cơ bản của Bộ chuẩn PTTENT
Khái niệm về chuẩn PTTE
Mục đích ban hành Bộ chuẩn PTTENT
Cấu trúc của Bộ chuẩn PTTENT
Khái niệm về chuẩn
Chuẩn phát triển trẻ là những tuyên bố thể hiện sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục.
Chuẩn giúp cho GV, cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ để:
- Không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của trẻ.
- Hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình
- Theo dõi sự phát triển của trẻ để điều chỉnh các tác động kích thích sự phát triển của trẻ.
2. Mục đích ban hành Bộ chuẩn PTTENT
Thứ nhất : Hỗ trợ thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non
− Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để cụ thể hoá mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi.
− Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi.
Thứ hai : Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em.
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm:
4 lĩnh vực
28 chuẩn
120 chỉ số
Những khó khăn khi sử dụng bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện CTGDMN.
Hoạt động 1. Thảo luận
1. Các cô đã sử dụng Bộ chuẩn PTTENT hỗ trợ thực hiện CT như thế nào?
2. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Bộ chuẩn hỗ trợ thực hiện CT
3. Những giải pháp của các cô khi giải quyết khó khăn đó?
THÔNG TIN PHẢN HỒI

A. BỘ CHUẨN PTTENT HỖ TRỢ THỰC HIỆN CTGDMG5T
1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NĂM,
- Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm 28 chuẩn, 120 chỉ số. Đây chính là căn cứ xác định mục tiêu giáo dục cụ thể đầu ra của trẻ mẫu giáo 5 tuổi cần đạt được trong và sau quá trình giáo dục.
- 120 chỉ số trong Bộ chuẩn được thực hiện trong các chủ đề của năm học. Vào đầu năm học, căn cứ vào các chủ đề dự kiến giáo viên phân bổ các mục tiêu phù hợp nhất vào các tháng/chủ đề, vào các tuần
Mục tiêu:
Trẻ gọi được tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung( CS 92)
Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên; ( CS 93)

Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống;(CS 94)
Trẻ phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu, công dụng; ( CS 96)
Trẻ biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.(CS 106)
2.Căn cứ xác định nội dung

- Dựa vào mục tiêu giáo dục năm ( chỉ số) giáo viên cụ thể nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non tương ứng với mục tiêu
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC
3 Dự kiến thời gian thực hiệnchủ đề
- Từ nội dung giáo dục được lựa chọn, giáo viên dự kiến chủ đề và thời gian thực hiên thời gian thực hiện

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
1.Mục tiêu giáo dục chủ đề
- Mục tiêu phải đảm bảo đủ các lĩnh vực của chương trình (là một phần của mục tiêu năm)
Các chỉ số đang thực hiện chủ đề trước tiếp tục thực hiện chủ đề sau
- Các chỉ số chưa hoàn thành trước

- Chỉ số thực hiện qua nhiều chủ đề mới hoàn thành.. Ví dụ: chỉ số 63- Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi có thể được thực hiện trong các chủ đề như Trường mầm non – mùa thu, Nghề nghiệp, Giao thông, Thế giới động vật, Thế giới thực vật, v.v…
- Có những chỉ số chỉ thực hiện qua một chủ đề là hoàn thành: Chỉ số 96. Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng. VD ( Chủ đề gia đình) Thực hiện trong một chủ đề GĐ
2. Nội dung
Chuyển tải một phần nội dung của năm
Nội dung liên quan với chủ đề
LƯU Ý: 1 mục tiêu có thể chọn 1-2, 3 nội dung
3. Hoạt động
Từ nội dung giáo dục, giáo viên có thể lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ: có thể hoạt động học hay hoạt động chơi hay hoạt động ăn ngủ hay hoạt hoạt động lao động
Một nội dung giáo dục có thể tổ chức bằng 1-2 hoạt động.
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
B. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
HỌC VIÊN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU
1. Đánh giá sự PTTE để làm gì?
2. Đánh giá vào lúc nào?
3. Đánh giá bằng cái gì?
4. Ai là người xây dựng và đánh giá?
5. Kết quả đánh giá ghi vào đâu? Ghi vào để làm gì?
6. Hồ sơ theo dõi đánh giá sự PTT gồm những gì?
1. Mục đích đánh giá
Dựa vào kết quả đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch giáo dục (phương pháp, thời gian, nội dung, điều kiện giáo dục..) nhằm giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục - kết quả mong đợi trong giáo dục.
2. Đánh giá trẻ vào lúc nào
Sau khi dạy – tổ chức hoạt động giáo dục (sau khi đã tác động giáo dục) cho trẻ
Thời điểm đánh giá trẻ: sau khi tổ chức hoạt động giáo dục, cuối ngày, sau khi thực hiện chủ đề và đánh giá cuối độ tuổi

3. Đánh giá bằng cái gì?

Đánh giá bằng bộ công cụ
- Công cụ gồm mấy phần?
- Cách sử dụng công cụ?
- Ai là người xây dựng bộ công cụ?



CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ THEO DÕI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ



4. Người xây dựng bộ công cụ theo dõi sự phát triển trẻ 5 tuổi:

Cán bộ quản lí GDMN các cấp: tổ trưởng chuyên môn, phó HT, HT, cán bộ PGD
Giáo viên MN xây dựng lồng ghép trong kế hoạch ngày và sử dụng để KT trẻ sau 1 HĐ giáo dục, sau chủ đề...
5. Kết quả đánh giá ghi vào đâu? Ghi vào để làm gì?
Phiếu theo dõi sự phát triển của lớp/nhóm trẻ 5 tuổi
Trường: Lớp:
Thời gian theo dõi: từ.................đến...............
Chủ đề:

Mục đích ghi để biết sự PT của trẻ từ đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục giúp trẻ PT
* Điều chỉnh kế hoạch chủ đề/ tháng/ tuần tiếp theo
Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) dưới 70 % thì giáo viên tiếp tục đưa vào mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo.
Đối với những mục tiêu có tổng số trẻ đạt (+) trên 70% thì giáo viên điểm ra số trẻ chưa đạt được mục tiêu này để giúp trẻ rèn luyện mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giáo dục và phối hợp với phụ huynh để giúp trẻ đạt được.
Do đó mục tiêu giáo dục của chủ đề tiếp theo sẽ gồm các mục tiêu mới cộng thêm các mục tiêu được chuyển từ chủ đề trước sang (những mục tiêu có số trẻ đạt dưới 70%)
* Điều chỉnh kế hoạch ngày
- Những mục tiêu trẻ chưa đạt (-) giáo viên điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
Bảng theo dõi sự phát triển cá nhân trẻ 5 tuổi được sử dụng để thông báo và phối hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường và ở gia đình. Đồng thời giáo viên cũng sử dụng bảng này để trao đổi với đồng nghiệp về điều chỉnh kế hoạch giáo dục.

6. Hồ sơ theo dõi sự PT của trẻ 5 tuổi

- Bảng theo dõi sự PT của nhóm lớp 5 tuổi (mỗi chủ đề/tháng 1 bảng) có 9 bảng
- Phiếu theo dõi cá nhân ( mỗi trẻ 1 phiếu) được tách ra từ bảng của nhóm lớp
Xin trân trọng c?m ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Trinh
Dung lượng: 505,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)