Bộ câu hỏi theo chuẩn vật lý 6

Chia sẻ bởi Nhữ Tuấn Nam | Ngày 22/10/2018 | 86

Chia sẻ tài liệu: Bộ câu hỏi theo chuẩn vật lý 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LỚP 6



Phần một













CÂU HỎI

CHƯƠNG I. CƠ HỌC


CÂU HỎI I.1

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.

 Trang số (trong chuẩn): 186*

CÂU HỎI:

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là :







A. 100 cm và 1 cm. B. 100 cm và 2 cm.
C. 100 cm và 2,5 cm. D. 100 cm và 10 cm.






Hình I.1














* Xem chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)


5
CÂU HỎI I.2

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

 Trang số (trong chuẩn): 186

CÂU HỎI:

Dùng một cái cốc đong một lượng nước gần đầy cốc thì người ta được kết quả 0,482 l. Hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất về giá trị của GHĐ và ĐCNN của cốc.

A. 0,5 l và 0,001 l. B. 0,4 l và 0,005 l.

C. 0,8 l và 0,004 l. D. 0,5 l và 0,005 l.

CÂU HỎI I.3

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.

 Trang số (trong chuẩn): 186

CÂU HỎI:

Một thước dùng để đo chiều dài của một thanh sắt (có chiều dài gần bằng chiều dài thước) thì được kết quả 1,48 m. Nhận xét nào sau đây về giá trị của GHĐ và ĐCNN của thước là đúng (ghi Đ vào ô) hay sai (ghi S vào ô)?
□ 1,5 m và 1 dm.

CÂU HỎI I.4

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

 Trang số (trong chuẩn): 187

6
CÂU HỎI:

Bạn muốn đo chính xác chiều dài của một gang tay của mình. Bạn nên chọn thước nào trong các thước sau?
A. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 cm. B. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 cm. C. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 mm. D. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 mm. CÂU HỎI I.5

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

 Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là :
A. 2200 ml. B. 1200 ml. C. 800 ml. D. 200 ml. CÂU HỎI I.6

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.

 Trang số (trong chuẩn): 187

CÂU HỎI:

Để xác định thể tích của quả chanh người ta buộc một vật nặng (không thấm nước) bằng một sợi chỉ vào quả chanh rồi bỏ vào bình tràn. Hứng

7
lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ở ngang vạch
221,5 cm3. Sau đó lại thả vật nặng (đã tháo khỏi quả chanh) vào bình chia độ thì thấy mực nước ở ngang vạch 250,5 cm3. Hãy cho biết thể tích của quả chanh.

CÂU HỎI I.7

Thông tin chung

 Chuẩn cần đánh giá: Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nhữ Tuấn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)