BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH MỸ THUẬT VÀ PPDH

Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Quang | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH MỸ THUẬT VÀ PPDH thuộc Nghệ thuật

Nội dung tài liệu:


MỤC LỤC
Trang

A. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:………..………........2

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG :
Bài 1.
Chương VII : Khái niệm trang trí ………………………….…3
Bài 2.
Chương VIII: Bố cục trang trí ………………………….......9
Bài 3.
Chương IX : Họa tiết trang trí ………………………….…...13
Bài 4.
Chương X : Trang trí đường diềm……………..……...……17
Bài 5.
Chương XI : Trang trí hình vuông …………………….……21
Bài 6.
Chương XII : Trang trí hình tròn ………………………..…..24
Bài 7.
Chương XIII: Kẻ chữ in hoa ………………………………....28
Bài 8.
Chương XIV: Trình bày báo tường…………………….….…31
Bài 9.
Chương XV : Thu, phóng tranh ảnh ………………….……..33
Bài 10.
Chương XVI : Trang trí trường lớp ….…………………..……35

C. MỘT SỐ BÀI TRANG TRÍ ……………………………………….38

D. TRANG CHÚ THÍCH TÀI LIỆU THAM KHẢO………….…..41





BIÊN SOẠN BÀI GIẢNG
Môn học : Mỹ thuật và phương pháp dạy học ( HP II )
Thời lượng : 30 tiết (12 tiết LT, 18 tiết TH)
Giáo trình giảng dạy : THSP tiểu học 12+2
G.v biên soạn : Nguyễn Hữu Quang

A. Nội dung chương trình :
Học phần II: VẼ TRANG TRÍ
Chương VII : Khái niệm trang trí 1 tiết
Lý thuyết: 1 tiết
Chương VIII : Bố cục trang trí 1 tiết
Lý thuyết: 1 tiết
Chương IX : Họa tiết trang trí 5 tiết
Lý thuyết: 2 tiết ;Thực hành: 3 tiết
Chép 1 số hoa lá có hình dáng đẹp, chép 1 số hoạ tiết đơn giản - tập đơn giản hoa, lá thành hoạ tiết trang trí
Chương X : Trang trí đường diềm 3 tiết
Lý thuyết: 1 tiết ;Thực hành: 2 tiết
Vẽ một đường diềm bằng họa tiết hoa lá, chim thú hoặc hình kỹ hà.
Kích thước: 10 cm x 20 cm
Chương XI : Trang trí hình vuông 3 tiết
Lý thuyết: 1 tiết ;Thực hành: 2 tiết
Trang trí 1 hình vuông: 16 cm x 16 cm, hoạ tiết và màu sắc tự do.
Chương XII : Trang trí hình tròn 3 tiết
Lý thuyết: 1 tiết ; Thực hành: 2 tiết
Trang trí 1 hình tròn có đường kính 16 cm, hoạ tiết và màu sắc tự do.
Chương XIII : Kẻ chữ in hoa 5 tiết
Lý thuyết: 2 tiết ;Thực hành: 3 tiết
Kẻ một khẩu hiệu ngắn bằng kiểu chữ Baton hoặc Romain bằng bút chì hoặc màu
Chương XIV : Trình bày, báo tường 3 tiết
Lý thuyết: 1 tiết ;Thực hành: 2 tiết
Thực hành trang trí một đầu đề báo tường (tự chọn)
Chương XV : Thu, phóng tranh ảnh 3 tiết
Lý thuyết: 1 tiết ;Thực hành: 2 tiết
Phóng 1 bức tranh trong SGK tập đọc ở tiểu học làm đồ dùng giảng dạy
Chương XVI : Trang trí trường lớp 2 tiết
Lý thuyết: 1 tiết ;Thực hành: 1 tiết
Làm phác thảo trang trí phòng hội đồng giáo viên hoặc lớp học .
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG :
Học phần II: VẼ TRANG TRÍ (30 tiết)
Chương VII :
KHÁI NIỆM TRANG TRÍ
I. Khái niệm trang trí:
T
rang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người,là nghệ thuật làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin,giao tiếp với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trang trí là nghệ thuật sắp xếp bố trí hình mảng,đường nét,màu sắc,khối lượng…để tạo nên một vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần,thuận tiện cho lao động sản xuất,vui chơi,giải trí của con người hàng ngày.Trang trí là nhu cầu của trí tuệ,nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi người,mỗi xã hội ,mỗi thời đại từ xưa đến nay.
II. Mối quan hệ của trang trí với đời sống xã hội :


H.1 : Trang trí dụng cụ lao động thô sơ thời kỳ Đông Sơn .

Nghệ thuật trang trí cũng như các loại hình nghệ thuật khác đều tác động trực tiếp đến tâm sinh lý của con người,mỗi một sản phẩm trang trí nhằm đáp ứng 2 yêu cầu đó là tính thực dụng và tính thẩm mỹ. Vì vậy nghệ thuật trang trí thường có những tác động trực tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)