Biện pháp tu từ: Điệp từ - Điệp ngữ

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 10/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Biện pháp tu từ: Điệp từ - Điệp ngữ thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
CHO HS TIỂU HỌC

Chuyên đề 2: Biện pháp điệp từ - Điệp ngữ


II. Biện pháp điệp từ ngữ :
1. Thế nào là điệp ngữ?
Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn
2. Các hình thức điệp ngữ
a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh
VD: Trong bài Sắc màu em yêu , cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất cả các dòng đầu của các khổ thơ. Việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước. Đó là những sự vật hiện tượng thân thiết xunh quanh bạn nhỏ
b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê
VD: Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát....
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bom
c) Lặp từ, cụm từ, cả câu nhằm tạo sự khẳng định
VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực...
Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể...
3) Thực hành
3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ
* Một số ví dụ tiêu biểu:
a) Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Tha hồ hái chén ngọt lành
Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Đứa thì ngồi lái máy bay
Nếu chúng mình có phép lạ
...........................................
Mãi mãi không còn mùa đông.
( Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải)
b) Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời
( Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu)
c) Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Có vừng đông
Đang chờ đón

Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón....
3.2)Thực hành làm một số bài tập
* Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy
- Bài tập ví dụ: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.....
(Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu)
b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)
c) Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng
(Đi cấy – Ca dao)
- > Sau đây là kết quả bài làm của một số em
a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)