BIEN PHAP TU TU

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Tỵ | Ngày 10/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: BIEN PHAP TU TU thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

A. Ẩn dụ:
1. (văn, ngôn ngữ), biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra) giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv.). Dựa vào chức năng, có thể chia ẩn dụ thành ba loại: 1) ÂD định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ. Vd. đầu làng, chân trời, tay ghế, mạng lưới giao thông, làn sóng đấu tranh, vv. 2) ÂD nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa. Vd. tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn, cuộc sống lênh đênh, vv. Hai loại ÂD này đều ít có giá trị tu từ. 3) ÂD hình tượng hoặc ÂD tu từ là phương tiện diễn đạt có giá trị hình tượng, có sức mạnh biểu cảm. ÂD tu từ được dùng trong văn chính luận cũng như trong thơ ca đặc biệt là thơ trữ tình. Vd. "Hoa" mang ý nghĩa ÂD, chỉ người phụ nữ có nhan sắc, trong câu: "Giá đành trong nguyệt trên mây, Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa" (Truyện Kiều).
2. (mĩ thuật), ÂD là bố cục tạo hình xây dựng những hình ảnh cụ thể nhưng gợi liên tưởng đến những ý niệm trừu tượng. Bức tranh "Công lí và sự báo phục truy nã tội phạm" của Pruđông (P. P. Proudhon) là bức tranh ÂD. Tranh Tết Việt Nam như tranh "Gà", "Lợn", gợi liên tưởng đến cảnh con cháu đầy đàn, cảnh làm ăn sung túc ấm no; tranh "Tùng", "Cúc", "Trúc", "Mai" gợi liên tưởng đến sự tuần hoàn của trời đất, đến khí chất thanh cao của hiền nhân quân tử.
B. HOÁN DỤ: biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này thay thế cho tên gọi của đối tượng khác trên cơ sở liên tưởng mối liên hệ lôgic khách quan giữa hai đối tượng. Trong tiếng Việt, dùng tên gọi của cái bộ phận để chỉ cái toàn thể (vd. nhà có ba miệng ăn), dùng tên gọi cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng (vd. bàn tay vàng), dùng tên riêng để chỉ tính cách, đặc trưng (vd. Sở Khanh)... là những HD.
Chơi chữ
Chơi Chữ là một nghệ thuật, đòi hỏi phải nhanh trí và có một kiến thức rộng lớn. Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm, pha chút châm chọc, ngạo đời .....
bm trước khi vào đề xin định nghĩa về : 1- Chơi chữ là gì?
Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và lí thú Ngày xưa các cụ nhà ta thích dùng chữ để tả cảnh, tả tình, nhiều khi dùng chữ lắc léo để " móc " nhau, hoặc mĩa mai. Có những câu đố đọc lên rất tục, nhưng lúc giảng thì thanh như :" Da trắng vỗ bì bạch ". Hoặc nói lái nghe ra tục tĩu nhưng giảng thanh tao. Dùng cùng một vần, âm điệu giống nhau:
"Phất phất phóng phong phan, pháp phái phi phù, phù phụng Phật. Căng căng canh cổ kệ, ca cao kỉ cứu, cứu cùng kinh". ( Phất phất cờ phướng bay trước gió, đạo pháp làm phép đốt bùa, bùa thờ Phật ; Oanh oanh hòa giọng đọc kệ cổ, cất cao tiếng nghiền ngẩm kinh, nghiền ngẩm đến cùng .) Đó là câu chọc ghẹo ông sư móm và chú Tiểu ngọng của cụ Nguyễn Khuyến. Vậy chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa khác hẳn nhau đựơc biểu đạt bởi cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa. Càng làm phong phú thêm ngôn ngữ, văn chương Việt Nam. 2- Chơi chữ trong văn chương. Trong văn chương có hai lối chơi chữ dựa vào các phương tiện ngôn ngữ đựơc thể hiện trong văn bản và kiểu chơi chữ dựa vào tiền giả định là dữ kiện văn học, văn hóa. 2.1 Bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết. a- Mô phỏng âm thanh.
"Hu ta tồ hề! Tòng Xích Tùng chi tung tịch cốc ; Phu nhi tri hĩ! Trắc Hỗ Sơn chi trắc tùng bi." Nguyễn Khuyến. Hay một câu đố nhân gian, do đám học trò đến thăm thầy đồ, thấy nhà đóng cửa mà bên trong thì nghe có tiếng rúc rích và tiếng giường kêu ọt ẹt, các trò bấm nhau cười. Thầy thấy thẹn liền ra câu đối, nếu đối đựơc thì mới mở cửa : " Sĩ đáo ngọai gia, thầm bất thầm, thì bất thì, thầm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Tỵ
Dung lượng: 77,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)