BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN
Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu |
Ngày 20/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Khoa Dịch tễ
Tháng 9 năm 2011
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG LỘC HÀ
MỤC TIÊU:
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ, tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát và lan rộng.
Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
Hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra tử vong.
Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng cho người dân về phòng chống bệnh Tay chân miệng.
Các biện pháp xử lý ổ dịch
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
1. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống sôi
Các biện pháp xử lý ổ dịch
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
2. Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
3. Thầy, cô giáo, hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện sốt, xuất hiện loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, y tế xử lý kịp thời.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
4. Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ. Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “phân-miệng” khác như ăn chín, uống sôi.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
5.Làm sạch các dụng cụ, vật dụng thường xuyên sờ mó của trẻ, nhà vệ sinh bằng nước và xà phòng, sau đó lau bằng chloramin B 2% hàng ngày;
6.Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bị nhiễm dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng và lau bằng chloramin B 2%; để xa khỏi tầm tay trẻ em.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
7.Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc, chén: Phải được ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.
8. Thường xuyên làm thông gió lớp học.
Tại gia đình bệnh nhân
Bệnh nhân phải được cách ly. Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,5 C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tại gia đình bệnh nhân
Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan sang người khác.
Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng chloramin B;
Quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%
Tại gia đình bệnh nhân
Đối với người chăm sóc bệnh nhân: hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; thường xuyên vệ sinh răng miệng.
Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh.
Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay-chân-miệng, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi, ...
Tại gia đình bệnh nhân
Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tại các cơ sở điều trị bệnh nhân
Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc để phòng ngừa lây lan trong bệnh viện:
Rửa tay ngay bằng dung dịch sát trùng khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không có mang găng tay.
Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.
Đối với cộng đồng
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân đặc biệt là những phụ huynh học sinh, người làm công tác hậu cần ở nhà trường các kiến thức về đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống bệnh tay- chân- miệng:
Đối với cộng đồng
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh răng miệng, thông gió nhà cửa hàng ngày.
Làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết và bài tiết của bệnh nhân bằng dung dịch chloraminB 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
Che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan.
Đối với cộng đồng
Khi có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
THÔNG ĐIỆP
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễn cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau
Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng và nước sạch.
Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
Cho trẻ ăn chín, uống chín, không chung thìa bát
4. Luộc sôi hoặc ngâm Cloramin B 2% quần áo tã lót của trẻ trước khi gặt sạch.
5. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Cloramin B 2% hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
6. Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ
7. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, Vôi bột, Tro bếp…Tránh là vỡ nốt phỏng của trẻ.
8. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân, hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Kính mong các thầy giáo, cô giáo chung tay cùng với nghành Y tế tích cực, chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng
Xin trân trọng cảm ơn!
Khoa Dịch tễ
Tháng 9 năm 2011
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG LỘC HÀ
MỤC TIÊU:
Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời trường hợp mắc bệnh, ca bệnh nghi ngờ, tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để dịch bùng phát và lan rộng.
Thực hiện tốt công tác cách ly, khử khuẩn phòng lây nhiễm.
Hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra tử vong.
Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng cho người dân về phòng chống bệnh Tay chân miệng.
Các biện pháp xử lý ổ dịch
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
1. Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là ở nhà trẻ mẫu giáo về tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống sôi
Các biện pháp xử lý ổ dịch
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
2. Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để cắt đứt đường lây truyền
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
3. Thầy, cô giáo, hoặc người hướng dẫn tại nhà trẻ phải theo dõi hàng ngày, đặc biệt khi trẻ đến lớp, các biểu hiện sốt, xuất hiện loét miệng, phỏng nước để thông báo cho gia đình, y tế xử lý kịp thời.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
4. Bảo đảm tất cả trẻ em, người lớn thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như vệ sinh răng miệng, rửa tay sạch và thường xuyên trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ. Thực hiện một số biện pháp hạn chế lây truyền theo đường “phân-miệng” khác như ăn chín, uống sôi.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
5.Làm sạch các dụng cụ, vật dụng thường xuyên sờ mó của trẻ, nhà vệ sinh bằng nước và xà phòng, sau đó lau bằng chloramin B 2% hàng ngày;
6.Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bị nhiễm dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng và lau bằng chloramin B 2%; để xa khỏi tầm tay trẻ em.
Tại nhà trẻ, mẫu giáo
7.Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc, chén: Phải được ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.
8. Thường xuyên làm thông gió lớp học.
Tại gia đình bệnh nhân
Bệnh nhân phải được cách ly. Khi có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,5 C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tại gia đình bệnh nhân
Bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác; che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan sang người khác.
Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng bằng chloramin B;
Quần áo, chăn màn dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng bằng đun sôi, ngâm dung dịch chloramin B 2%
Tại gia đình bệnh nhân
Đối với người chăm sóc bệnh nhân: hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ; thường xuyên vệ sinh răng miệng.
Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh.
Khi trẻ còn triệu chứng bệnh tay-chân-miệng, không cho phép tham gia các hoạt động, gặp gỡ đông trẻ em khác như đến lớp, đi bơi, ...
Tại gia đình bệnh nhân
Theo dõi các biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để có thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.
Điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Bệnh tay-chân-miệng ban hành kèm theo Quyết định số 2554/QĐ-BYT ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tại các cơ sở điều trị bệnh nhân
Cán bộ y tế phải áp dụng biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tiếp xúc để phòng ngừa lây lan trong bệnh viện:
Rửa tay ngay bằng dung dịch sát trùng khi có tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân dù có hay không có mang găng tay.
Mang trang phục phòng hộ cá nhân khi làm những thủ thuật trên bệnh nhân có nguy cơ tạo giọt bắn tới niêm mạc.
Đối với cộng đồng
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân đặc biệt là những phụ huynh học sinh, người làm công tác hậu cần ở nhà trường các kiến thức về đường lây truyền, vệ sinh cá nhân, cách ly bệnh nhân và các biện pháp phòng chống bệnh tay- chân- miệng:
Đối với cộng đồng
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: như rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và vệ sinh răng miệng, thông gió nhà cửa hàng ngày.
Làm sạch bề mặt và khử trùng các dụng cụ nhiễm bẩn chất tiết và bài tiết của bệnh nhân bằng dung dịch chloraminB 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
Che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện, không để vi rút lây lan.
Đối với cộng đồng
Khi có biểu hiện sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (>=39,50C), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
THÔNG ĐIỆP
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễn cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau
Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng và nước sạch.
Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
Cho trẻ ăn chín, uống chín, không chung thìa bát
4. Luộc sôi hoặc ngâm Cloramin B 2% quần áo tã lót của trẻ trước khi gặt sạch.
5. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Cloramin B 2% hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
6. Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ
7. Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, Vôi bột, Tro bếp…Tránh là vỡ nốt phỏng của trẻ.
8. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân, hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Kính mong các thầy giáo, cô giáo chung tay cùng với nghành Y tế tích cực, chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng
Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)