Biện pháp dạy học vần hiệu quả và vui
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tín |
Ngày 07/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Biện pháp dạy học vần hiệu quả và vui thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
Trần Thị Hoàng Anh
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
(Sưu tầm và bổ sung)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
1. Giảm thời gian luyện viết chữ trong phần dạy viết
trong tiết học vần.
Mục đích của phần dạy viết trong tiết học vần là giúp học sinh nắm cấu tạo chữ viết của vần hay tiếng tiêu biểu có chứa âm vần ấy, thông qua đó giúp học sinh khắc sâu vào trí biểu tượng chữ viết ghi âm, vần đang học. Thế nhưng, hiện nay, giáo viên thường dành nhiều thời gian cho học sinh tập viết vào vở trong tiết dạy Học vần (tiết 2).
Để có thời gian luyện tập kỹ năng giải mã và nhận diện từ cho học sinh, chỉ nên cho học sinh viết mẫu vài chữ hoặc 1 – 2 dòng tại lớp, sau đó cho tập viết ở nhà hoặc những thời gian còn thừa của buổi học hay trong giờ học buổi chiều (2 buổi/ngày) vì sau phần viết này học sinh còn có tiết học tập viết riêng.
Lưu ý : GV cần sử dụng thật tốt phương pháp trực quan khi rèn kĩ năng viết cho học sinh.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
2. Giảm phần luyện đọc phát âm nếu như âm, vần đó hầu hết học sinh không gặp khó khăn, dành thời gian đánh vần, đọc trơn.
Vì ở đây là học sinh Việt học tiếng Việt. Đến tuổi vào lớp một, hầu hết các em đã có thể sử dụng đúng các âm, vần của tiếng mẹ đẻ trong khi nói. (Dĩ nhiên, ở đây cần loại trừ điều đòi hỏi học sinh mọi miền đều nói chính âm - tạm chấp nhận theo phương ngữ lớn).
Ví dụ : Học sinh đã phát âm đúng e, c, o, a, am, ac, ...
Tuy nhiên, GV phải biết được đối tượng HS của lớp mình, địa phương mình âm, vần nào là HS dễ phát âm; âm, vần nào HS phát âm khó hay nhầm lẫn mà dành thời gian luyện phát âm nhiều hay ít. Khi luyện HS phát âm GV phải sử dụng phương pháp trực quan và làm mẫu thật tốt (GV phát âm theo chính âm hoặc phương ngữ lớn – phương ngữ miền Nam).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
3. Dành thêm thời gian cho học sinh đánh vần vần, đọc trơn hoặc đọc nhẩm kết hợp viết trên không các vần, tiếng đã học.
Với những vần khó, GV phải đánh vần mẫu trước không nên để HS tự đánh vần sai rồi GV mới sửa thậm chí không sửa.
Đặc biệt đối với lớp có nhiều học sinh trung bình, yếu GV cần dành nhiều thời gian để học sinh đánh vần vần, đọc trơn hoặc đọc nhẩm kết hợp viết trên không các vần, tiếng đã học để giúp các em có thể hình dung ra cấu tạo chữ viết trong trí mình một cách rõ ràng.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4. Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học:
4.a. Học sinh có thẻ ghi âm, vần đã học, nghe giáo viên đọc một dãy từ, nếu nghe thấy tiếng mang âm, vần ấy thì giơ cao thẻ âm, vần đang có và đọc trơn tiếng ấy.
Ví dụ 1: Dạy bài 41, kiểm tra bài cũ bài 40 – iu, êu
* Chuẩn bị :
- HS có thẻ ghi vần iu, êu (HS có thẻ trắng, HS tự ghi vần iu, êu).
- GV : thẻ từ ngữ : mếu máo, bĩu môi, kêu gào,thiu thối.
* Cách thực hiện :
- GV đọc các từ ngữ trên (mếu máo, …).
- HS nghe và chọn bảng giơ vần (iu hay êu) và đọc trơn tiếng có vần ấy (êu - mếu) (Gv đính thẻ từ ngữ có vần iu, êu lên bảng cho HS đọc).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.a
Ví dụ 2 : Củng cố bài vần iêu, yêu.
* Chuẩn bị :
- HS có thẻ ghi vần iêu, yêu.
- GV : thẻ từ: củ kiệu, yếu đuối, hủ tiếu, riêu cua, yểu điệu.
* Cách thực hiện : (tương tự)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.b. Đọc bài thơ ngắn, truyện ngắn vui, câu văn dí dỏm trong đó có chứa tiếng mang âm vần đã, đang học học, yêu cầu học sinh lắng nghe phát hiện và nói các tiếng, từ ấy.
(Giáo viên đọc câu văn dí dõm, đoạn thơ ngắn nên là những tiếng có chứa âm vần đã, đang học, học sinh phát hiện tìm tiếng có âm vần đang học hoặc tìm tiếng có âm vần theo yêu của giáo viên.)
Ví dụ : Tìm tiếng có vần iêu (sau khi dạy bài vần iêu, yêu).
Tú biếu chú Thái sáu trái bí.
Tìm tiếng có vần ong (sau khi dạy bài vần ong).
Con cò có cái cổ cong cong.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui tươi
4.c. Chơi trò lô tô:
Giáo viên đưa ra một số bảng gồm các âm hay vần đã và đang học. Photo bảng này cho mỗi em một tờ. Mỗi học sinh có một số hạt đậu hay nút áo, sỏi. Giáo viên đọc từng vần kèm theo ví dụ một từ có chứa vần đó. Học sinh lắng nghe các vần được giáo viên đọc lên, đặt hạt đậu hay nút áo, sỏi lên các vần trong bảng. Khi học sinh nào có đủ các vần theo một hàng trên bảng thì người này sẽ hô là "Thắng rồi“.Giáo viên và học sinh kiểm tra bảng vần của học sinh vừa hô "Thắng" và nêu tên người thắng cuộc. Cuối cùng cho các em đọc trơn các từ ở một vài hàng trong bảng từ. (cả bài ôn)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui tươi
4.c Chơi trò lô tô:
Ví dụ : Tổ chức cho hs chơi ở phần củng cố sau khi dạy bài vần iêu, yêu.
Bảng 1 :
Bảng 2 :
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.c Chơi trò lô tô:
Bảng ....
Gv đọc vần iu ví dụ chịu khó, yêu ví dụ yếu đuối,
ui - vui vẻ, iêu – siêu thị.
Bảng 1 Bảng 2
HS có bảng 1 thắng
iu
iu
yêu
yêu
iêu
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.c Chơi trò lô tô:
Bảng từ cho học sinh đọc :
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
5. Khai thác kinh nghiệm âm thanh (ngôn ngữ nói) của học sinh trong phần giới thiệu bài mới để giúp các em ý thức về sự tương hợp giữa âm thanh và nghĩa (cái mà các em đã từng sử dụng, từng nghe) với chữ viết (cái mà em đang học trong tiết học vần) của từ ngữ
Hiện nay, giáo viên thường dùng tranh ảnh để khơi gợi kinh nghiệm học sinh nói về các tiếng từ có chứa âm vần mà học sinh sẽ học, để từ đó giới thiệu bài học vần hoặc giới thiệu bài trực tiếp. Ngoài hình thức giới thiệu bài như trên, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách khác để tránh tình trạng đơn điệu trong khâu giới thiệu bài.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
5. a. Giáo viên đưa ra một chủ đề thí dụ như trái cây, rau, cá, yêu cầu học sinh nêu ra các từ về chủ đề. Giáo viên dừng lại và nhấn mạnh vào tên một loại trái cây hay rau …. nào đó có mang âm vần sẽ học Từ đó giáo viên giới thiệu âm vần và chữ ghi âm vần cần học.
Ví dụ 1 : Vần ua
Kể tên các con vật sống dưới biển (bể).
(.... cua )
Ví dụ 2 : Vần uôi, ươi
Kể tên các loại trái cây mà em biết. (... chuối, bưởi)
Hoặc giáo viên giới thiệu bằng câu đố :
Ví dụ 3 : Vần ua
Con gì tám cẳng hai càng ? (cua)
5. b Ngoài khai thác âm thanh để giới thiệu bài gv còn có thể giới thiệu bài mới từ bài cũ :
Ví dụ : Giới thiệu bài mới vần ôi, ơi từ bài cũ vần oi, ai.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui tươi
6. Tăng cường hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học :
6.a. Giáo viên đưa ra một bảng từ hay âm, vần. Giáo viên chọn đọc một từ trong mỗi hàng. Học sinh lắng nghe; nhận ra âm, vần hay từ nghe được và khoanh tròn âm, vần hay từ đó. Hoặc viết ra trên bảng con. Hoạt động này có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hay toàn lớp.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
6.a Ví dụ : Bảng từ
(những từ này chứa vần học sinh đã và đang học)
- GV đính bảng từ lên bảng lớp.
- Học sinh nghe giáo viên đọc, nhận diện từ được nghe, lên bảng khoanh tròn từ đó, lớp quan sát nhận xét.
(Ví dụ : KTBC bài vần iu – êu)
Hoặc GV chuẩn bị mỗi HS 1 bảng từ, HS nghe GV đọc, nhận diện từ được nghe khoanh tròn từ đó.
dịu
rêu
tếu
nhíu
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
6. Tăng cường hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học:
6.a. Hoặc giáo viên đọc một từ cho học sinh nghe, viết vào bảng con. (GV không đính bảng từ lên bảng - việc này GV thường làm).
6.b. HS nghe một câu, đoạn thơ, câu văn dí dỏm, một câu hát, phát hiện và viết các tiếng, từ có chứa tiếng mang âm vần đang học (nên cho học sinh biết rõ số lượng tiếng, từ cần tìm ).
Ví dụ : - Vần iêu (Tìm 1 tiếng có vần iêu trong câu dưới đây)
Tú biếu chú Thái sáu trái bí.
- Vần ua, ưa (Tìm 1 tiếng có vần ua (ưa) trong 2 dòng thơ dưới đây)
Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đu đưa
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
6.c. Cho vài câu, mỗi câu với một chỗ trống, trên mỗi chỗ trống giáo viên đưa ra một vài con chữ đầu gợi ý và yêu cầu HS điền vần để có một từ hoàn chỉnh cần điền. (GV dùng bảng viết sẵn hay băng giấy cứng đính lên bảng, hs viết từ, tiếng có vần cần điền vào bảng con, gạch dưới vần cần điền.)
Ví dụ : Điền ôp hay ơp ?
a/ Mẹ đựng kẹo trong h...ï...
b/ Nhà l...ï... ngói rất mát.
(Sau đó HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh – lưu ý HS đọc còn chậm)
Biện pháp dạy đọc, viết trong học vần hiệu quả và vui
6.d. Cho học sinh xem tranh, ảnh, vật thật đoán tên tranh, ảnh, vật thật viết tên tranh, ảnh, vật đó rồi đọc lại.
Ví dụ 1 : Bài 30 - Vần ua, ưa
Bài 39 - Vần âu
HS xem tranh, ảnh : Con rùa, quả dừa, con ngựa, con gấu, con trâu,… HS viết : rùa, dừa, ngựa, .... (GV trình chiếu trên màn ảnh rộng hoặc đính tranh, ảnh.)
Biện pháp dạy đọc, viết trong học vần hiệu quả và vui
6.d. Cho học sinh xem tranh, ảnh, vật thật đoán tên tranh, ảnh, vật thật viết tên tranh, ảnh, vật đó rồi đọc lại.
Ví dụ 2 : Bài 38 - Vần au - âu
(Xem vật thật : quả bầu, quả cau, quả táo - củng cố vần ao trước đó để tránh HS viết sai chính tả, đây cũng là biện pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ.)
6.e. Học sinh tự tìm tiếng hoặc từ có tiếng chứa âm vần đang học viết vào bảng con. (GV cũng đã thực hiện biện pháp này.)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
7. Tăng cường hoạt động tạo từ, tiếng có chứa âm, vần đang học :
7.a. Ghép các con chữ thành vần hay tiếng:
- HS dùng một số con chữ vừa bằng số lượng con chữ mà một vần hay tiếng có, ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng.
Ví dụ : tiếng thoi (HS có 4 con chữ t, h, o và i), HS ghép thành tiếng thoi.
- HS dùng một số con chữ nhiều hơn số lượng con chữ mà một vần hay tiếng có, chọn ra những con chữ thích hợp để ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng.
Ví dụ :Sau khi học xong bài vần oi, với bộ chữ cái HS ghép những tiếng có vần oi theo yêu cầu của GV hoặc HS tự ghép tiếng có vần oi mà mình thích (thực hiện cuối tiết 1).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
7.b. Chơi trò "Tôi có vần gì ?" hoặc "Tôi có âm đầu gì?” (dạy bài vần mới hoặc bài ôn) :
Giáo viên đưa ra một hay nhiều bảng gồm các từ (từ có 1 tiếng) có chứa âm vần đã và đang học (mỗi bảng 1 từ), có thể photo cho mỗi em một tờ hoặc học sinh tự tìm viết vào bảng con. Đến mỗi từ, một học sinh tự giới thiệu từ của mình và hỏi "Tôi có vần gì? ", hay "Tôi có âm đầu gì?” Cả lớp cùng trả lời hoặc mời một bạn trả lời (hình thức học theo nhóm hoặc lớp).
Ví dụ: Đến bạn có bảng là chữ “gấu", một học sinh nói : "Tôi là “gấu". Đố bạn tôi có vần gì?
Trả lời : Vần âu
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
8. Thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu cấu tạo của các chữ viết, nói thành lời miêu tả cấu tạo của các chữ viết hoặc trình bày vào bảng, đặc biệt đối với các vần khó.
8.a. Giáo viên đưa ra một bảng từ gồm nhiều từ khác nhau, yêu cầu học sinh nhóm từng cặp từ có cấu tạo gần giống nhau (chỉ khác biệt một hay hai nét nào đó).
Ví dụ : (làm việc cá nhân hoặc nhóm)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
8.b. Trình bày các vần có cấu tạo gần giống nhau thành bảng, học sinh cho ví dụ từ kèm theo mỗi vần (làm việc cá nhân hay nhóm). Cá nhân, nhóm nào có nhiều từ thí dụ sẽ được khen thưởng.
Ví dụ :
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
8.c. Đưa ra các thẻ từ hay bảng gồm các từ chứa các vần mà học sinh của lớp thường viết sai và đề nghị học sinh quan sát, nhận xét và đưa ra cách sửa.
Ví dụ : hyếu thảo, iếu đuối, ...
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
9. Quan tâm đồng đều đến các học sinh, khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả các em hoạt động :
9.a. Luôn kết hợp cả ba hình thức học tập: cá nhân, nhóm/cặp, toàn lớp trong một tiết dạy.
- GV nên thay đổi hình thức dạy học để tránh học sinh nhàm chán; tạo điều kiện cho tất cả học sinh được học tập và rèn luyện.
- Luôn quan tâm HS đọc, viết còn chậm, sai để sau mỗi bài học sinh đạt được mục tiêu của bài (chuẩn KT, KN của bài).
- GV cần xây dựng một lớp học có nền nếp học tập tốt.
- Trong mọi hình thức dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn HS học tập và rèn luyện, GV tránh nói nhiều làm thay học sinh.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
9.b. Tránh sử dụng quá nhiều kiểu đàm thoại toàn lớp như :
- GV hỏi, cả lớp trả lời chung.
- HS đọc đồng thanh quá nhiều.
- GV nói bỏ lững để học sinh đồng thanh tiếng còn lại (vuốt đuôi).
- Không nên để “HS làm thay GV” : một HS lên bảng lớp chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh, GV làm việc khác hoặc ra khỏi lớp.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
9.c. Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh làm việc với sách giáo khoa, sử dụng sách giáo khoa như phương tiện tìm tòi khám phá.
Đối với ngữ liệu mà sách đã có rất rõ và đẹp thì tránh sao chụp, phóng to làm đồ dùng trực quan theo kiểu học toàn lớp, ngoại trừ nếu thấy với phương tiện trực quan ấy, giáo viên có thể thực hiện tiết dạy hiệu quả hơn (tranh phải rõ ràng, đẹp).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
* Các biện pháp trên nhằm giúp giáo viên có thêm biện pháp dạy học sinh lớp 1 đọc, viết đạt chuẩn kiến thức kĩ năng.
Giáo viên chọn lựa biện pháp sao cho phù hợp nội dung bài dạy, điều kiện dạy và học, đối tượng học sinh. Một bài dạy có thể kết hợp nhiều biện pháp.
Chúc quý đại biểu thành công !
trong học vần hiệu quả và vui
Trần Thị Hoàng Anh
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
(Sưu tầm và bổ sung)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
1. Giảm thời gian luyện viết chữ trong phần dạy viết
trong tiết học vần.
Mục đích của phần dạy viết trong tiết học vần là giúp học sinh nắm cấu tạo chữ viết của vần hay tiếng tiêu biểu có chứa âm vần ấy, thông qua đó giúp học sinh khắc sâu vào trí biểu tượng chữ viết ghi âm, vần đang học. Thế nhưng, hiện nay, giáo viên thường dành nhiều thời gian cho học sinh tập viết vào vở trong tiết dạy Học vần (tiết 2).
Để có thời gian luyện tập kỹ năng giải mã và nhận diện từ cho học sinh, chỉ nên cho học sinh viết mẫu vài chữ hoặc 1 – 2 dòng tại lớp, sau đó cho tập viết ở nhà hoặc những thời gian còn thừa của buổi học hay trong giờ học buổi chiều (2 buổi/ngày) vì sau phần viết này học sinh còn có tiết học tập viết riêng.
Lưu ý : GV cần sử dụng thật tốt phương pháp trực quan khi rèn kĩ năng viết cho học sinh.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
2. Giảm phần luyện đọc phát âm nếu như âm, vần đó hầu hết học sinh không gặp khó khăn, dành thời gian đánh vần, đọc trơn.
Vì ở đây là học sinh Việt học tiếng Việt. Đến tuổi vào lớp một, hầu hết các em đã có thể sử dụng đúng các âm, vần của tiếng mẹ đẻ trong khi nói. (Dĩ nhiên, ở đây cần loại trừ điều đòi hỏi học sinh mọi miền đều nói chính âm - tạm chấp nhận theo phương ngữ lớn).
Ví dụ : Học sinh đã phát âm đúng e, c, o, a, am, ac, ...
Tuy nhiên, GV phải biết được đối tượng HS của lớp mình, địa phương mình âm, vần nào là HS dễ phát âm; âm, vần nào HS phát âm khó hay nhầm lẫn mà dành thời gian luyện phát âm nhiều hay ít. Khi luyện HS phát âm GV phải sử dụng phương pháp trực quan và làm mẫu thật tốt (GV phát âm theo chính âm hoặc phương ngữ lớn – phương ngữ miền Nam).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
3. Dành thêm thời gian cho học sinh đánh vần vần, đọc trơn hoặc đọc nhẩm kết hợp viết trên không các vần, tiếng đã học.
Với những vần khó, GV phải đánh vần mẫu trước không nên để HS tự đánh vần sai rồi GV mới sửa thậm chí không sửa.
Đặc biệt đối với lớp có nhiều học sinh trung bình, yếu GV cần dành nhiều thời gian để học sinh đánh vần vần, đọc trơn hoặc đọc nhẩm kết hợp viết trên không các vần, tiếng đã học để giúp các em có thể hình dung ra cấu tạo chữ viết trong trí mình một cách rõ ràng.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4. Tăng cường hoạt động nhận diện âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học:
4.a. Học sinh có thẻ ghi âm, vần đã học, nghe giáo viên đọc một dãy từ, nếu nghe thấy tiếng mang âm, vần ấy thì giơ cao thẻ âm, vần đang có và đọc trơn tiếng ấy.
Ví dụ 1: Dạy bài 41, kiểm tra bài cũ bài 40 – iu, êu
* Chuẩn bị :
- HS có thẻ ghi vần iu, êu (HS có thẻ trắng, HS tự ghi vần iu, êu).
- GV : thẻ từ ngữ : mếu máo, bĩu môi, kêu gào,thiu thối.
* Cách thực hiện :
- GV đọc các từ ngữ trên (mếu máo, …).
- HS nghe và chọn bảng giơ vần (iu hay êu) và đọc trơn tiếng có vần ấy (êu - mếu) (Gv đính thẻ từ ngữ có vần iu, êu lên bảng cho HS đọc).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.a
Ví dụ 2 : Củng cố bài vần iêu, yêu.
* Chuẩn bị :
- HS có thẻ ghi vần iêu, yêu.
- GV : thẻ từ: củ kiệu, yếu đuối, hủ tiếu, riêu cua, yểu điệu.
* Cách thực hiện : (tương tự)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.b. Đọc bài thơ ngắn, truyện ngắn vui, câu văn dí dỏm trong đó có chứa tiếng mang âm vần đã, đang học học, yêu cầu học sinh lắng nghe phát hiện và nói các tiếng, từ ấy.
(Giáo viên đọc câu văn dí dõm, đoạn thơ ngắn nên là những tiếng có chứa âm vần đã, đang học, học sinh phát hiện tìm tiếng có âm vần đang học hoặc tìm tiếng có âm vần theo yêu của giáo viên.)
Ví dụ : Tìm tiếng có vần iêu (sau khi dạy bài vần iêu, yêu).
Tú biếu chú Thái sáu trái bí.
Tìm tiếng có vần ong (sau khi dạy bài vần ong).
Con cò có cái cổ cong cong.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui tươi
4.c. Chơi trò lô tô:
Giáo viên đưa ra một số bảng gồm các âm hay vần đã và đang học. Photo bảng này cho mỗi em một tờ. Mỗi học sinh có một số hạt đậu hay nút áo, sỏi. Giáo viên đọc từng vần kèm theo ví dụ một từ có chứa vần đó. Học sinh lắng nghe các vần được giáo viên đọc lên, đặt hạt đậu hay nút áo, sỏi lên các vần trong bảng. Khi học sinh nào có đủ các vần theo một hàng trên bảng thì người này sẽ hô là "Thắng rồi“.Giáo viên và học sinh kiểm tra bảng vần của học sinh vừa hô "Thắng" và nêu tên người thắng cuộc. Cuối cùng cho các em đọc trơn các từ ở một vài hàng trong bảng từ. (cả bài ôn)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui tươi
4.c Chơi trò lô tô:
Ví dụ : Tổ chức cho hs chơi ở phần củng cố sau khi dạy bài vần iêu, yêu.
Bảng 1 :
Bảng 2 :
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.c Chơi trò lô tô:
Bảng ....
Gv đọc vần iu ví dụ chịu khó, yêu ví dụ yếu đuối,
ui - vui vẻ, iêu – siêu thị.
Bảng 1 Bảng 2
HS có bảng 1 thắng
iu
iu
yêu
yêu
iêu
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
4.c Chơi trò lô tô:
Bảng từ cho học sinh đọc :
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
5. Khai thác kinh nghiệm âm thanh (ngôn ngữ nói) của học sinh trong phần giới thiệu bài mới để giúp các em ý thức về sự tương hợp giữa âm thanh và nghĩa (cái mà các em đã từng sử dụng, từng nghe) với chữ viết (cái mà em đang học trong tiết học vần) của từ ngữ
Hiện nay, giáo viên thường dùng tranh ảnh để khơi gợi kinh nghiệm học sinh nói về các tiếng từ có chứa âm vần mà học sinh sẽ học, để từ đó giới thiệu bài học vần hoặc giới thiệu bài trực tiếp. Ngoài hình thức giới thiệu bài như trên, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách khác để tránh tình trạng đơn điệu trong khâu giới thiệu bài.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
5. a. Giáo viên đưa ra một chủ đề thí dụ như trái cây, rau, cá, yêu cầu học sinh nêu ra các từ về chủ đề. Giáo viên dừng lại và nhấn mạnh vào tên một loại trái cây hay rau …. nào đó có mang âm vần sẽ học Từ đó giáo viên giới thiệu âm vần và chữ ghi âm vần cần học.
Ví dụ 1 : Vần ua
Kể tên các con vật sống dưới biển (bể).
(.... cua )
Ví dụ 2 : Vần uôi, ươi
Kể tên các loại trái cây mà em biết. (... chuối, bưởi)
Hoặc giáo viên giới thiệu bằng câu đố :
Ví dụ 3 : Vần ua
Con gì tám cẳng hai càng ? (cua)
5. b Ngoài khai thác âm thanh để giới thiệu bài gv còn có thể giới thiệu bài mới từ bài cũ :
Ví dụ : Giới thiệu bài mới vần ôi, ơi từ bài cũ vần oi, ai.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui tươi
6. Tăng cường hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học :
6.a. Giáo viên đưa ra một bảng từ hay âm, vần. Giáo viên chọn đọc một từ trong mỗi hàng. Học sinh lắng nghe; nhận ra âm, vần hay từ nghe được và khoanh tròn âm, vần hay từ đó. Hoặc viết ra trên bảng con. Hoạt động này có thể tổ chức theo hình thức cá nhân hay toàn lớp.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
6.a Ví dụ : Bảng từ
(những từ này chứa vần học sinh đã và đang học)
- GV đính bảng từ lên bảng lớp.
- Học sinh nghe giáo viên đọc, nhận diện từ được nghe, lên bảng khoanh tròn từ đó, lớp quan sát nhận xét.
(Ví dụ : KTBC bài vần iu – êu)
Hoặc GV chuẩn bị mỗi HS 1 bảng từ, HS nghe GV đọc, nhận diện từ được nghe khoanh tròn từ đó.
dịu
rêu
tếu
nhíu
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
6. Tăng cường hoạt động nghe viết hay tự viết những tiếng, từ, cụm từ có chứa âm vần đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học:
6.a. Hoặc giáo viên đọc một từ cho học sinh nghe, viết vào bảng con. (GV không đính bảng từ lên bảng - việc này GV thường làm).
6.b. HS nghe một câu, đoạn thơ, câu văn dí dỏm, một câu hát, phát hiện và viết các tiếng, từ có chứa tiếng mang âm vần đang học (nên cho học sinh biết rõ số lượng tiếng, từ cần tìm ).
Ví dụ : - Vần iêu (Tìm 1 tiếng có vần iêu trong câu dưới đây)
Tú biếu chú Thái sáu trái bí.
- Vần ua, ưa (Tìm 1 tiếng có vần ua (ưa) trong 2 dòng thơ dưới đây)
Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đu đưa
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
6.c. Cho vài câu, mỗi câu với một chỗ trống, trên mỗi chỗ trống giáo viên đưa ra một vài con chữ đầu gợi ý và yêu cầu HS điền vần để có một từ hoàn chỉnh cần điền. (GV dùng bảng viết sẵn hay băng giấy cứng đính lên bảng, hs viết từ, tiếng có vần cần điền vào bảng con, gạch dưới vần cần điền.)
Ví dụ : Điền ôp hay ơp ?
a/ Mẹ đựng kẹo trong h...ï...
b/ Nhà l...ï... ngói rất mát.
(Sau đó HS đọc câu đã điền hoàn chỉnh – lưu ý HS đọc còn chậm)
Biện pháp dạy đọc, viết trong học vần hiệu quả và vui
6.d. Cho học sinh xem tranh, ảnh, vật thật đoán tên tranh, ảnh, vật thật viết tên tranh, ảnh, vật đó rồi đọc lại.
Ví dụ 1 : Bài 30 - Vần ua, ưa
Bài 39 - Vần âu
HS xem tranh, ảnh : Con rùa, quả dừa, con ngựa, con gấu, con trâu,… HS viết : rùa, dừa, ngựa, .... (GV trình chiếu trên màn ảnh rộng hoặc đính tranh, ảnh.)
Biện pháp dạy đọc, viết trong học vần hiệu quả và vui
6.d. Cho học sinh xem tranh, ảnh, vật thật đoán tên tranh, ảnh, vật thật viết tên tranh, ảnh, vật đó rồi đọc lại.
Ví dụ 2 : Bài 38 - Vần au - âu
(Xem vật thật : quả bầu, quả cau, quả táo - củng cố vần ao trước đó để tránh HS viết sai chính tả, đây cũng là biện pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ.)
6.e. Học sinh tự tìm tiếng hoặc từ có tiếng chứa âm vần đang học viết vào bảng con. (GV cũng đã thực hiện biện pháp này.)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
7. Tăng cường hoạt động tạo từ, tiếng có chứa âm, vần đang học :
7.a. Ghép các con chữ thành vần hay tiếng:
- HS dùng một số con chữ vừa bằng số lượng con chữ mà một vần hay tiếng có, ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng.
Ví dụ : tiếng thoi (HS có 4 con chữ t, h, o và i), HS ghép thành tiếng thoi.
- HS dùng một số con chữ nhiều hơn số lượng con chữ mà một vần hay tiếng có, chọn ra những con chữ thích hợp để ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng.
Ví dụ :Sau khi học xong bài vần oi, với bộ chữ cái HS ghép những tiếng có vần oi theo yêu cầu của GV hoặc HS tự ghép tiếng có vần oi mà mình thích (thực hiện cuối tiết 1).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
7.b. Chơi trò "Tôi có vần gì ?" hoặc "Tôi có âm đầu gì?” (dạy bài vần mới hoặc bài ôn) :
Giáo viên đưa ra một hay nhiều bảng gồm các từ (từ có 1 tiếng) có chứa âm vần đã và đang học (mỗi bảng 1 từ), có thể photo cho mỗi em một tờ hoặc học sinh tự tìm viết vào bảng con. Đến mỗi từ, một học sinh tự giới thiệu từ của mình và hỏi "Tôi có vần gì? ", hay "Tôi có âm đầu gì?” Cả lớp cùng trả lời hoặc mời một bạn trả lời (hình thức học theo nhóm hoặc lớp).
Ví dụ: Đến bạn có bảng là chữ “gấu", một học sinh nói : "Tôi là “gấu". Đố bạn tôi có vần gì?
Trả lời : Vần âu
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
8. Thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu cấu tạo của các chữ viết, nói thành lời miêu tả cấu tạo của các chữ viết hoặc trình bày vào bảng, đặc biệt đối với các vần khó.
8.a. Giáo viên đưa ra một bảng từ gồm nhiều từ khác nhau, yêu cầu học sinh nhóm từng cặp từ có cấu tạo gần giống nhau (chỉ khác biệt một hay hai nét nào đó).
Ví dụ : (làm việc cá nhân hoặc nhóm)
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
8.b. Trình bày các vần có cấu tạo gần giống nhau thành bảng, học sinh cho ví dụ từ kèm theo mỗi vần (làm việc cá nhân hay nhóm). Cá nhân, nhóm nào có nhiều từ thí dụ sẽ được khen thưởng.
Ví dụ :
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
8.c. Đưa ra các thẻ từ hay bảng gồm các từ chứa các vần mà học sinh của lớp thường viết sai và đề nghị học sinh quan sát, nhận xét và đưa ra cách sửa.
Ví dụ : hyếu thảo, iếu đuối, ...
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
9. Quan tâm đồng đều đến các học sinh, khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả các em hoạt động :
9.a. Luôn kết hợp cả ba hình thức học tập: cá nhân, nhóm/cặp, toàn lớp trong một tiết dạy.
- GV nên thay đổi hình thức dạy học để tránh học sinh nhàm chán; tạo điều kiện cho tất cả học sinh được học tập và rèn luyện.
- Luôn quan tâm HS đọc, viết còn chậm, sai để sau mỗi bài học sinh đạt được mục tiêu của bài (chuẩn KT, KN của bài).
- GV cần xây dựng một lớp học có nền nếp học tập tốt.
- Trong mọi hình thức dạy học, GV là người tổ chức hướng dẫn HS học tập và rèn luyện, GV tránh nói nhiều làm thay học sinh.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
9.b. Tránh sử dụng quá nhiều kiểu đàm thoại toàn lớp như :
- GV hỏi, cả lớp trả lời chung.
- HS đọc đồng thanh quá nhiều.
- GV nói bỏ lững để học sinh đồng thanh tiếng còn lại (vuốt đuôi).
- Không nên để “HS làm thay GV” : một HS lên bảng lớp chỉ cho cả lớp đọc đồng thanh, GV làm việc khác hoặc ra khỏi lớp.
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
9.c. Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh làm việc với sách giáo khoa, sử dụng sách giáo khoa như phương tiện tìm tòi khám phá.
Đối với ngữ liệu mà sách đã có rất rõ và đẹp thì tránh sao chụp, phóng to làm đồ dùng trực quan theo kiểu học toàn lớp, ngoại trừ nếu thấy với phương tiện trực quan ấy, giáo viên có thể thực hiện tiết dạy hiệu quả hơn (tranh phải rõ ràng, đẹp).
Biện pháp dạy đọc, viết
trong học vần hiệu quả và vui
* Các biện pháp trên nhằm giúp giáo viên có thêm biện pháp dạy học sinh lớp 1 đọc, viết đạt chuẩn kiến thức kĩ năng.
Giáo viên chọn lựa biện pháp sao cho phù hợp nội dung bài dạy, điều kiện dạy và học, đối tượng học sinh. Một bài dạy có thể kết hợp nhiều biện pháp.
Chúc quý đại biểu thành công !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tín
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)