Biện pháp cải tạo đất mặn đất phèn

Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: biện pháp cải tạo đất mặn đất phèn thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy, cô về dự hội giảng
20-11
Người soạn: Nguyễn Thị Bình
Trường THPT Đại An – Ý Yên – Nam Định
Nội dung
Sự hình thành, tính chất chính của đất mặn và đất phèn
Biện pháp cải tạo, hướng sử dụng đất mặn và đất phèn
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
Em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thế nào là đất mặn?
Câu hỏi 2: Tác nhân chủ yếu để hình thành đất mặn ở nước ta là gì?
Câu hỏi 3: Ở nước ta, đất mặn được phân bố ở vùng nào?
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng
đất mặn, đất phèn
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất hoặc trong dung dịch đất.
Ở nước ta, đất mặn được hình thành do 2 nguyên nhân chính:
+ Nước biển tràn vào đất ngập mặn.
+ Mạch nước ngầm mặn: Về mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên đất hóa mặn
- Đất mặn ở nước ta phân bố ở vùng đồng bằng ven biển
2. Đặc điểm, tính chất đất mặn
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
Em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận, phát biểu về tính chất của đất mặn? Tính chất đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng và hoạt động sản xuất?
Nhóm 1
Thành phần cơ giới:…………………………………………………………..
Chất chứa đựng trong đất:…………………………………………………
Nhóm 2
Phản ứng của dung dịch đất:………………………………………………
Độ phì nhiêu:……………………………..………………………………….…
Vi sinh vật đất:………………………………….……………………………..
a) Cảnh quan chung
b) Mặt cắt phẫu diện
Thành phần cơ giới: Nặng, % sét cao tới 50- 60%.
Đất bí chặt, thấm nước kém. Khi khô: đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc. Khi ướt: đất dẻo, dính Vùng rễ cây hoạt động kém, đất khó làm.
Mặn: Chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4
Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn Ngăn cản các phản ứng, các quá trình trao đổi chất trong đất; quá trình hút nước, dinh dưỡng của cây trồng
Phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
Thuận lợi cho đời sống của cây.
Đất không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây
Độ phì nhiêu: Thấp; đất nghèo dinh dưỡng, mùn
Các chất hữu cơ phân giải chậm, đất không cung cấp kịp thời dinh dưỡng theo nhu cầu của cây
Vi sinh vật ít, hoạt động yếu
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. C?i t?o v� s? d?ng d?t m?n
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
2. Đặc điểm, tính chất đất mặn
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn
Em hãy cho biết, người ta thường sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất mặn?
Tác dụng của từng biện pháp cải tạo trên thể hiện như thế nào?
Nhóm 1
Câu hỏi 1: Biện pháp thủy lợi có những khâu nào? Nhằm mục đích gì?
Câu hỏi 2: Tại sao đất mặn có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tạo? (Viết phương trình phản ứng nếu có)
Nhóm 2
Câu hỏi 3: Phân hữu cơ bổ sung cho đất là những loại nào? Tác dụng của phân hữu cơ với đât?
Câu hỏi 4: Kể tên một số loại cây trồng để cải tạo đất mặn? Tác dụng cải tạo như thế nào?
Đắp đê ngăn nước biển tràn vào( do hoạt động thủy triều và sóng biển)
Xây dựng hệ thống mương máng: Tưới tiêu hợp lí, dẫn nước vào để rửa mặn
a) Biện pháp thuỷ lợi
Diễn ra phản ứng trao đổi ion giữa Ca2+ và Na+ Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất về trạng thái tự do
PTPƯ:

+ Ca2+ + 2Na+
Sau khi bón vôi một thời gian, tháo nước ngọt vào để rửa mặn

Na+
Na+
Ca2+
b) Biện pháp bón vôi

Bổ sung phân hữu cơ như chuồng, phân xanh, phân bắc ( chủ yếu là thân lá xanh) Tăng dinh dưỡng, mùn cho đất, giúp vi sinh vật tăng, giúp đất tơi xốp, tăng tỉ lệ hạt keo, hạt limon, tăng khả năng hấp phụ của đất
Bón phân hoá học một cách hợp lí Giúp cung cấp kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển
c) Biện pháp bổ sung phân hữu cơ, phân hoá học hợp lí
Trồng các cây như sú, vẹt, đước, cói, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ hải sản Giúp cố định đất, giữ đất và cải tạo đất
d) Biện pháp trồng cây chịu mặn, nuôi trồng thuỷ hải sản
Theo em trong các biện pháp nêu trên, biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành đất phèn
Là vùng đất, trước đây ngập mặn nhưng được đẩy sâu vào trong đất liền khoảng 5- 20 km
Là vùng lòng chảo, vùng đầm lầy, chứa nhiều xác cây sú, vẹt, đước, ……. ( giàu lưu huỳnh S). Sau nhiều năm, S kết hợp với Fe trong đất( do phù sa mang lại) tạo thành quặng pyrit( FeS2 )
Trong điều kiện thoát nước, thoáng khí: FeS2 bị oxi hóa tạo ra axit H2SO4 làm cho đất chua trầm trọng( pH<4). Vì vậy tầng chứa FeS2 còn gọi là tầng sinh phèn, đất này là “ đất phèn hoạt động”
2FeS2 + 7O2 + 2H2O 2FeSO4 + 2H2SO4
Trong điều kiện ngập úng, FeS2 chưa bị oxi hóa (pH từ 6- 7), đất này là “đất phèn tiềm tàng”
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển Nam Bộ
Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết: Đất phèn được hình thành như thế nào? Ở nước ta, thấy phân bố chủ yếu ở vùng nào?
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn
II. Cải tạo và sử dụng đất phèn
1. Nguyên nhân hình thành đất phèn
2. Đặc điểm, tính chất của đất phèn
Với điều kiện hình thành như vậy, theo em đất phèn sẽ có những đặc điểm, tính chất cơ bản nào?
Cùng phân bố ở vùng đồng bằng ven biển, theo em đất mặn và đất phèn sẽ có những đặc điểm, tính chất cơ bản nào giống và khác nhau?
Nhóm 1: Chỉ ra những đặc điểm, tích chất giống nhau cơ bản
Nhóm 2: Chỉ ra những đặc điểm, tích chất khác nhau cơ bản
a) Cảnh quan chung
b) Mặt cắt phẫu diện
Thành phần cơ giới: Nặng, % sét cao tới 50- 60%
Mặn: Chứa nhiều muối tan của Na+
Độ phì nhiêu: Thấp; đất nghèo dinh dưỡng, mùn
Vi sinh vất ít, hoạt động yếu
Đất rất chua (pH< 4) làm cho rễ cây hô hấp kém
Chứa nhiều chất độc hại: Al3+ , CH4 , H2S … Gây ngộ độc cho cây trồng

Em hãy nghiên cứu SGK, thảo luận về những tác động của con người nhằm nâng cao độ phì nhiêu cho đất phèn và cho biết các biện phàp nâng cao độ phì nhiêu cho đất mặn và đất phèn có gì giống và khác?
Nhóm 1: Chỉ ra những tác động giống nhau( Viết PTPƯ nếu có)
Nhóm 2: Chỉ ra những tác động khác nhau( Viết PTPƯ nếu có)
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn
a) Biện pháp thuỷ lợi
Xây dựng hệ thống mương máng: Tưới tiêu, thau chua rửa mặn
Hạ thấp mạch nước ngầm
b) Biện pháp bón vôi
Cố định Al3+ di động, khử chua
CaO + H2O Ca(OH)2

+ 2Ca(OH)2 + H2O + Al(OH)3

Tạo thuận lợi cho quá trình rửa mặn

+ Ca2+ + 2Na+ ( Sau một thời gian
tháo nước vào để rửa mặn)
c) Biện pháp bón phân hữu cơ, phân hoá học hợp lí: Giúp tăng dinh dưỡng giúp tăng mùn, tăng vi sinh vật, đất tơi xốp...




Na+
Na+
Ca2+
H+
Al3+
Ca2+
Ca2+
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn
3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn
d) Cày nông, bừa sục, phơi ải :
Các chất độc hại như pyrit lắng sâu, nếu cày sâu sẽ đẩy các chất độc hại lên tầng mặt;
Phơi ải, bừa sục làm đất tơi xốp, rễ cây hoạt động được
e) Lên liếp( luống) cao, hai bên có rãnh tiêu phèn
f) Giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
Không để pyrit bị oxi hoá làm đất chua
Làm cho tầng mặt không bị khô cứng, nứt nẻ
Làm giảm chất độc hại đối với cây trồng
g) Trồng các loại cây chịu phèn:
Trên “đất phèn tiềm tàng” vẫn có thể
trồng lúa như ĐB sông Cửa Long

I. Cải tạo và sử dụng đất mặn
1. Nguyên nhân hình thành đất mặn
2. Đặc điểm, tính chất đất mặn
3. Biện pháp cải tao và hướng sử dụng đất mặn

II. Cải tạo và sử dụng đất phèn

1. Nguyên nhân hình thành đất phèn

2. Đặc điểm, tính chất đất phèn

3. Biện pháp cải tao và hướng sử dụng đất phèn
Tiết 11- Bài 10
Biện pháp cải tạo và sử dụng
đất mặn, đất phèn
c?ng c?
Bài tập 1: Trong các biện pháp cải tạo đất mặn sau, biện pháp nào không phù hợp:
Đắp đê ngăn nước biển tràn vào
Bón vôi
Rửa mặn
d) Lên liếp( luống) cao
Bài tập 2: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
( chọn phương án trả lời thích hợp nhất)
Thực hiện phản ứng trao đổi ion với keo đất, giải phóng Na+, thuận lợi cho rửa mặn
Tăng nguên tố khoáng Ca2+ cho đất
Khử trùng
Giảm chua cho đất
Bài tập 3: Cải tạo đất mặn, đất phèn đều phải chú trọng bón phân hữu cơ để:
Tăng mùn cho đất
Tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động và phát triển, phân giải chất hữu cơ thành chất khoáng cho cây hấp thụ
Giảm độ chua
a và b

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)