Biện luận tìm kim loại

Chia sẻ bởi Phạm Văn Trọn | Ngày 09/05/2019 | 137

Chia sẻ tài liệu: biện luận tìm kim loại thuộc Hóa học 12

Nội dung tài liệu:

BI?N LU?N
TÌM KIM LO?I


BIỆN LUẬN THEO HÓA TRỊ
BIỆN LUẬN THEO CHU KỲ
BIỆN LUẬN THEO SỐ MOL
XÁC ĐỊNH OXYT S?T
PHƯƠNG PHÁP KHÁC: TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG, ĐLBT KHỐI LƯỢNG, THĂNG BẰNG ELECTRON.
BIỆN LUẬN THEO HÓA TRỊ
Lập biểu thức:
M = f(n)
Trong đó:
M: nguyên tử lượng kim loại
n: hóa trị kim loại.
Tìm M với các giá trị n = 1; 2; 3 hoặc (4)
Chọn giá trị M phù hợp với hóa trị. Ví dụ: M=24 với n=1 là không hợp lí; nhưng với n=2 phù hợp với kim loại là Mg.
VD1: Cho 7,8g kim loại R tác dụng với ddHCl dư thu được 1,12 lit khí ở 2 at; 00C và 500g ddA. Xác định R và C%ddA.
Số mol khí
Gọi kim loại ... Có hóa trị ...
Viết phương trình, đưa số vào phương trình.
Suy ra : M = f(n)
Biện luận.

Đáp số: Kali; 2,98%.
VD2: Hòa tan hết 51,8g một kim loại trong dung dịch HNO3 không thấy khí thoát ra thu được ddA. Đun A với NaOH dư thu được 22,4 lit khí ở đktc. Xác định kim loại.
Gọi kim loại, hóa trị.
Tính số mol khí.
Viết phương trình, chú ý không thoát khí chính là hiện tượng tạo NH4NO3.
Tính toán trên phương trình và biện luận.
Đáp số: Ba
BIỆN LUẬN THEO CHU KỲ
Thường dùng cho hai KLK hoặc KLKT thuộc hai chu kỳ liên tiếp.
Gọi kí hiệu chung của hai kim loại A, B là R với MR=MTB.
Xác định MR. Dựa vào chu kỳ suy ra kim loại.
Vd: MR = 24,89 với A, B thuộc IA ? A là Na và B là K.

VD1: Cho 6,4g hai KLKT thuộc hai chu kỳ liên tiếp tan hết trong dung dịch HCl thu được 4,48 lit khí ở đktc. Xác định hai kim loại.
Số mol khí : 4,48 / 22,4 = 0,2 mol.
Gọi kí hiệu chung của hai kim loại là R (II).
R + 2 HCl = RCl2 + H2
Mol: 0,2 0,2
Suy ra: MR = 6,4 / 0.2 = 32 đvC
Hay : MA < 32 < MB ? (24)Mg < 32 < Ca(40)
Vì thuộc nhóm IIA và hai chu kỳ liên tiếp nên hai kim loại là Mg và Ca.

VD2:
Hòa tan hết 26g hỗn hợp hai muối sulfit của hai KLK thuộc hai chu kỳ liên tiếp trong ddHCl, khí sinh ra làm mất màu vừa hết 200ml ddBr2. Xác định hai kim loại.

VD3:
Nung 10,4g hỗn hợp hai muối carbonat của hai kim loại IIA thuộc hai chu kỳ liên tiếp đến khối lượng không đổi. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 23,64g kết tủa. Xác định hai kim loại.
BIỆN LUẬN THEO SỐ MOL
Ta luôn luôn có:
MR = m / n
Tìm : ? < n < ?
Suy ra : ? < m/MR < ?
Biết m có thể suy ra: ? < MR < ? Từ đó có thể xác định được R.


VD1:
Lấy 0,152mol hỗn hợp hai kim loại A, B có hóa trị II td với ddHCl dư thu được ddX và 9,6g kim loại không tan. Cô cạn ddX thu được 0,254g muối khan. Hòa tan hết 9,6g kim loại trên trong ddHNO3 đặc nóng thu được hơn 6,6752 lit khí nâu đỏ duy nhất. Xác định A, B.
VD2:
Cho 12,42g hỗn hợp gồm một muối carbonat KLK và một muối carbonat KL IIA tan hết trong ddHCl thu được 13,74g hỗn hợp hai muối clorua. Mcarbonat<110đvC, số mol muối có phân tử khối nhỏ lớn hơn 0,04mol. Xác định hai kim loại.
XÁC ĐỊNH OXYT SẮT
Gọi CT oxyt sắt là FexOy (x,y nguyên dương)
Tìm x,y.
Nếu không tìm được x, y thì tìm tỉ lệ x:y
Nếu x:y = 1:1 ? FeO
Nếu x:y = 2:3 ? Fe2O3
Nếu x:y = 3:4 ? Fe3O4
Chú ý: trong FexOy sắt có số oxi hóa là +2y/x tức là sắt có hóa trị 2y/x.

VD1:
Hòa tan một oxyt sắt trong ddHNO3 đặc nóng tỉ lệ mol muối và khí sinh ra là 1:3. Xác định CT oxyt.
VD2:
Hòa tan một oxyt sắt trong ddH2SO4 đặc nóng số mol axit cần gấp ba lần số mol muối tạo thành. Xác định CT oxyt.
VD3:
Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp CuO và một oxyt sắt thu được 1,76g chất rắn, cho chất rắn thu được với HCl dư thu được 0,448 lit khí ở đktc. Xác định CT oxyt.

VD4:
Khử hết 16g một oxyt sắt bằng CO. Sau phản ứng khối lượng chất rắn giảm 4,8g. Xác định CT oxyt.
VD5:
Lấy 6,4g hỗn hợp Fe và một oxyt sắt tan trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit khí ở đktc. Nếu khử hết 3,2g hỗn hợp bằng khí hidro thí thu được 0,1g nước. Xác định CT oxyt.
VD6:
Khử hết một oxyt kim loại cần 8,96 lit H2. Lấy kim loại thu được hòa tan hết trong H2SO4 loãng dư thì thu được 6,72 lit khí. Các khí cho ở đktc. Xác định CT oxyt
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐẶC BIỆT
Nếu bài toán không thể lập phương trình thông thường cần chú ý với một trong ba vấn đề sau:
1. ĐLBT khối lượng.
2. Tăng giảm khối lượng.
3. Phương pháp cho nhận electron; ion.
Phân hủy một muối, kim loại tác dụng với dung dịch muối: tăng giảm khối lượng.
Nhiều kim loại tác dụng với nhiều axit (baz) : cho nhận electron.
Nhiều axit tác dụng với nhiều baz : phương pháp ion.

VD1:
Cho 5g hỗn hợp gồm Zn và Al vào 220ml dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xong thấy có 2,013g kim loại chưa tan, thu được 0,896lit (ở đktc ) hỗn hợp NO và N2O có tỉ khối so với hidro là 16,75. Tính khối lượng muối và CM dung dịch HNO3 ban đầu.
VD2:
Lấy 400ml dung dịch hỗn hợp hai axit HCl và HBr hòa tan một lượng quặng dolomit thu được V lit khí ở đktc. Cho toàn bộ khí qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 20g kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun sôi dung dịch nước lọc thì thu được 10g kết tủa nữa. Tính pH dung dịch axit ban đầu và khối lượng dolomit 25% tạp chất.
VD3:
Ngâm 41,2g hợp kim Al, Cu, Fe trong HNO3 63% ở 200C đến khối lượng không đổi thấy thoát ra 8 lít khí màu nâu đỏ ở 1,8at. Lọc lấy phần kim loại còn lại hòa tan hết trong HNO3 loãng thu được 7,84 lít hỗn hợp hai khí N2O và NO ở đktc có tỉ khối hơi so với metan là 2,25. Xác định %m hỗn hợp kim loại ban đầu. Bỏ qua sự hòa tan Al, Fe trong dung dịch Cu2+.
VD4:
Nhúng một thanh sắt vào 200ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh sắt ra cân lại thấy tăng 0,8g. Tính CM dung dịch CuSO4.
VD5:
Nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại R thu được 21,6 g chất rắn, khối lượng này giảm 36,47% so với lượng muối đem nhiệt phân. Xác định kim loại.
VD6:
Cho hỗn hợp gồm 72,45 g Pb và 11,88g Al vào V lit dung dịch Cu(NO3)2 2M. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 66,07g chất rắn. Tính V.
VD7:
Cho 2,144g hỗn hợp sắt và đồng vào dung dịch AgNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,168g chất rắn. Kim loại hết hay muối hết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Trọn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)