Biển Đông

Chia sẻ bởi Huynhhoang Hong Ngoc | Ngày 19/03/2024 | 14

Chia sẻ tài liệu: Biển Đông thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

BIỂN ĐÔNG
Thành viên:
Huỳnh Hoàng Hồng Ngọc
Bùi Ngọc Linh
Lưu Thào Mai Quỳnh
Lê Thị Minh Tâm
Nguyễn Văn Hoàng
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông, trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông.
Được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
Có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này.
Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ.
TIỀM NĂNG CỦA
BIỂN ĐÔNG
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm)
Cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang.
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày, có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới.
Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính.
Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia.
Khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.
Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á, là tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông, là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới.
Có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công  thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.
Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002  vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản.
Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực.
TẦM QUAN TRỌNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA Ở BIỂN ĐÔNG
Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới.
Có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (là yết hầu cho giao lưu hàng hoá của nhiều nước Châu Á)
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè...
Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.
ÂM MƯU CỦA
TRUNG QUỐC
???
Trung Quốc càng lớn mạnh thì càng hành xử manh động hơn và hung hăng hơn. Trung Quốc không chỉ bắt nạt các nước nhỏ như Việt Nam, Philippin ở Biển Đông mà Trung Quốc đang còn lấn lướt cả Nhật Bản.
Một số học giả Trung Quốc cho rằng “đường lưỡi bò” là cơ sở cho yêu sách về “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc đối với các đảo và vùng nước bên trong giới hạn của đường này. Những học giả này đưa ra lập luận rằng trong hơn nửa thế kỷ từ khi “đường lưỡi bò” xuất hiện trên các bản đồ của Trung Quốc đã không có quốc gia nào có phản đối chính thức qua đường ngoại giao. Sự im lặng như vậy có thể được coi là sự “chấp nhận” của cộng đồng quốc tế đối với yêu sách này.
Sự thiếu tin cậy của tấm bản đồ “đường lưỡi bò” còn thể hiện ở tính thiếu nhất quán của nó: ban đầu khi mới xuất hiện vào năm 1948 gồm 11 đoạn; đến năm 1953 Trung Quốc bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ còn lại 9 đoạn và các nét vẽ không đồng nhất trên các bản đồ khác nhau như vậy không thể lấy danh nghĩa lịch sử để gán ghép bừa bãi cho yêu sách “đường lưỡi bò” được.
Sở dĩ Trung Quốc luôn đề cao yếu tố lịch sử trong vấn đề biên giới lãnh thổ là vì họ muốn tạo cơ sở để gây sức ép, dọa nạt các nước láng giềng thực hiện tham vọng bá quyền về biên giới lãnh thổ phi lý của mình.
Nguồn:
nghiencuubiendong.vn
biendong.net
tranhchapbiendong.com
Google.com
Cám ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huynhhoang Hong Ngoc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)