Biến đổi khí hậu việt nam

Chia sẻ bởi Thaiyuong Nguyen | Ngày 18/03/2024 | 1

Chia sẻ tài liệu: biến đổi khí hậu việt nam thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

BIỂU HIỆN CỦA CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NAM BỘ

Nội Dung
I. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam và khu vực Nam Bộ
II. Biến đổi khí hậu tại một số tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ
III. Ứng phó và thích ứng với BĐKH
VN là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và NBD, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất.
Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%.
Hậu quả của BĐKH đối với VN là nghiêm trọng và là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước.
Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; vùng đồng bằng và dải ven biển.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Dự tính năm 2020: 95,5 triệu người (mỗi năm tăng 1 triệu người).
Bình quân phát thải: 2,87 tấn CO2 tương đương /người/năm So với thế giới: để tránh ngưỡng “BĐKH nguy hiểm” (nhiệt độ tăng 2oC) thì hàm lượng khí CO2 trong khí quyển phải ổn định ở mức 450ppm, nghĩa là thế giới phải giảm 50% tổng lượng phát thải toàn cầu vào năm 2050 so với mức 1990 (tổng lượng phát thải CO2 sẽ là 14,5 tỷ tấn). Như vậy, phát thải bình quần đầu người là 2 tấn CO2/năm
Kết quả nghiên cứu hệ quả của BÐKH ở vùng rừng Ninh Thuận, Bình Thuận cho thấy, Vùng này trước kia có diện tích rừng 1.154.500 ha nhưng nay bị tàn phá tới 48% tổng diện tích rừng của tỉnh. Số diện tích rừng còn lại cũng chỉ là rừng thưa, cây thấp. Do rừng bị phá hoại nghiêm trọng, không có cây che phủ mà nguồn nước cạn kiệt, nhiệt độ đất và không khí tăng lên rõ rệt
Ðể ổn định được chế độ nhiệt ẩm ở vùng này, giải pháp duy nhất là trồng rừng và tích trữ nguồn nước.

Ðối với rừng ngập mặn ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng 8 có tới 400.000 ha (theo Maurand, 1943) chủ yếu ở Nam Bộ, đặc biệt là ở Cà Mau, Sóc Trăng và Biên Hoà. Rừng ngập mặn có tác dụng quan trọng là bảo vệ tốt vùng ven biển, hạn chế sự thâm nhập của mặn vào đất liền và duy trì một hệ sinh thái biển cân bằng.
Trong những năm gần đây, rừng ngập mặn ở Việt Nam bị phá hoại nghiêm trọng, một phần lớn do con người vì mục đích kinh tế (như phá để nuôi tồm sú, cá), mặt khác, do hoạt động của các dòng hải lưu nóng, mực nước biển dâng lên làm chìm ngập các rừng ngập mặn. Sự tăng dần mực nước biển là hệ quả của BÐKH.
Hiện nay, do việc cung cấp, tiêu thụ năng lượng thương mại ở Việt Nam gia tăng rất nhanh chóng, đặc biệt là tiêu thụ dầu hoả, xăng, nhớt và than. Do hậu quả đó mà các chất khí nhà kính tăng lên, thúc đẩy quá trình BÐKH ở Việt Nam.

BÐKH và tài nguyên nước
Việt Nam được mệnh danh là xứ sở của tài nguyên nước, nhưng hiện tại đã diễn ra sự phân phối nước không đồng đều, nơi thì thiếu nước do bị ô nhiễm, nơi thì thừa nước. Tình trạng thiếu nước đã ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo dự báo tới năm 2070 ở một số vùng, nhất là ở Trung Bộ, lũ lụt sẽ tăng từ 4 đến 8%. Nhưng cũng có một số vùng khác như ở miền Bắc Việt Nam lũ sẽ giảm đi.
Trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0.7oC.
DIỄN BIẾN VỀ LƯỢNG MƯA
XII,I,II
VI,VII,VIII
Năm
ĐỒNG HỚI
QUY NHƠN
NHA TRANG
Đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam và mùa bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm.
Cumulative tracks of tropical cyclones (1985–2005) [Nicholls et al.., 2007]
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Lượng mưa gia tăng vào mùa mưa (IX đến XI);
Lũ đặc biệt lớn xảy ra thường xuyên hơn ở Miền Trung và Miền Nam;
Lượng mưa giảm vào mùa khô (VII, VIII);
Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước;
BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
ENSO ảnh hưởng mạnh hơn đối với chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu của nhiều vùng ở Việt Nam.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo tính toán, đến năm 2100 (Viện KTTVMT - Thông báo QG lần thứ nhất):
Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC;
Mực nước biển có thể dâng 1 m.
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Nông nghiệp;
Tài nguyên nước;
Lâm nghiệp;
Thủy sản;
Dải ven bờ;
Năng lượng;
Giao thông;
Du lịch;
Sức khỏe và sinh kế;
Hệ sinh thái.
Tác động của biến đổi khí hậu
Dải ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng - Thái Bình, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, mật độ dân cư cao và tập trung, địa hình bằng phẳng và thấp (80% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long và 30% diện tích Đồng bằng sông Hồng có độ cao dưới 2,5m so với mặt nước biển).
Những ảnh hưởng đầu tiên là gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn, tình trạng ngập lụt trong mùa mưa bão, xói lở bờ biển, phá vỡ các hệ thống đê biển, hồ chứa nước và nhấn chìm những cánh đồng lúa ở vùng đồng bằng ven biển, gây tổn hại nhiều hơn đối với các khu vực đất ngập nước, rạn san hô, các hệ sinh thái và những ảnh hưởng quan trọng khác đến đời sống của người dân
Nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn
Việt Nam có hai vùng châu thổ rộng lớn là châu thổ lớn là sông Hồng ở phía Bắc - diện tích 17.000 km2) và châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) - diện tích gần 35.000 km2 ở phía Nam, trong đó vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thuỷ triều.
Thủy triều trong sông ở Đồng bằng sông Cửu Long là do từ biển truyền vào. Tính từ biển Đông thủy triều truyền vào hạ lưu châu thổ qua các sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu hoặc các sông nhỏ như: Gành Hào, Bồ Đề… Từ vịnh Thái Lan thuỷ triều truyền vào đồng bằng sông Cửu Long qua các sông Cái Lớn, Bảy Háp, Đông Cung, Ông Đốc, Cửa Lớn
Những hậu quả của quá trình xâm nhập mặn sâu vào nội đồng:
- Gây hạn nói chung với phạm vi ngày càng rộng hơn, trước hết là cho lúa đông xuân bởi vì không thể lấy nước ở kênh rạch để tưới.
- Làm chết hàng loạt trên những cánh đồng ruộng lớn, làm giảm năng suất cây trồng, hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản.
- Nước mặn tràn vào các ao, đìa nuôi thủy sản nước ngọt, sẽ làm giảm năng suất hoặc thất thu hoàn toàn.
Gây khó khăn trong cấp nước sinh hoạt: ở các vùng dân cư, nước ngọt trên các sông rạch là nguồn nước sinh hoạt duy nhất, khi nước mặn xâm nhập sẽ gây ra thiếu nước sạch.
Khô hạn kéo dài, ít mưa cũng góp phần làm xâm nhập mặn sâu hơn
Đối với hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguy cơ nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng bởi hệ thống sông này cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất cho một vùng kinh tế năng động và thành phố đông dân nhất Việt Nam
Một ảnh hưởng lớn khác là triều cường dâng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngập do triều cường tại Tp.Hồ Chí Minh diễn ra ngày càng trầm trọng do quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, cộng với mực nước biển có xu hướng ngày càng dâng cao. Từ năm 1990 đến nay, chỉ số mực nước triều tại 7 trạm đo ở Tp.Hồ Chí Minh liên tục tăng lên
Nguy cơ xói lở
Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ từ vài mét tới hàng chục mét mỗi năm và có xu hướng gia tăng mạnh trong một thập niên gần đây. Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây cũng góp phần gây ra sụt lở mạnh hơn. Sự tăng dòng chảy sông cũng là một nguyên nhân gây xói lở, nhưng thường chỉ xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng ngắn hạn
Bờ biển nước ta dài hơn 3.000 km, song chỉ có 2.800 km đê biển, trong đó có 1.400 km đê trực tiếp với biển và khoảng 1.400 km đê cửa sông. Tuy nhiên, hệ thống đê ở nước ta hầu hết đê được đắp bằng đất (như đê lấn biến, ngăn mặn).
Điều này dẫn tới các đoạn đê đó thường bị mối, đe doạ sạt lở và thẩm thấu qua chân công trình, không ngăn được nước biển tràn vào hoặc bị vỡ thì ruộng đồng sẽ bị nước biển làm cho nhiễm mặn và không thể gieo trồng được trong nhiều năm.
Bờ biển từ tỉnh Quảng Ngãi đến Bình Thuận hiện bị sóng biển xâm thực khá mạnh, nhiều khu vực có tốc độ sạt lở bờ biển từ 15-30m/năm.
Dải ven biển Đông từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến mũi Cà Mau cũng có một số đoạn bị sạt lở làm cho thảm rừng ngập mặn nhiều nơi bị thu hẹp dần, thậm chí có đoạn không còn rừng phòng hộ
Sản xuất nông nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch
Ví dụ năm 2004, đồng bằng sông Cửu Long có hơn 200.000 ha lúa và hoa màu bị khô hạn và nhiễm mặn. Nước mặn đã làm hàng trăm ha lúa hè thu ở Trà Vinh, Hậu Giang bị mất trắng
Năng suất lúa có thể giảm tới 20-25%, thậm chí tới 50%. Các vùng ven biển Việt Nam có dân số khoảng 20 triệu người, chiếm gần ¼ dân số cả nước trong đó diện tích đất sử dụng chỉ chiếm 16% tổng diện tích cả nước. 58% dân cư vùng ven biển chủ yếu sống dựa và nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản, khoảng 480.000 người trực tiếp làm nghề đánh bắt hải sản, 10.000 người chế biến hải sản và 2.140.000 người cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghề cá.
Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nhưng các nhà khoa học đang cảnh báo nguy cơ thu hẹp diện tích đất canh tác và những biến đổi bất thường của khí hậu mà khu vực này này có thể phải đối mặt
Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích gần 35.000 km2 , trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện ven biển. Trong các thập kỷ gần đây, yếu tố khí tượng thuỷ văn tại Đồng bằng Sông Cửu Long tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu.
Nuôi trồng thuỷ sản
Biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế ở các vùng ven biển Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển được coi là ngành có tăng trưởng quan trọng, có giá trị xuất khẩu cao và cũng là ngành chịu nhiều thiệt hại nhất do biến đổi khí hậu.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển của ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ở các vùng ven biển Việt Nam
Chỉ tính riêng năm 2006, hai cơn bão Chanchu và cơn bão Xangsane đã ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại nặng nề cho ngành chế biến thuỷ sản các tỉnh ven biển miền Trung: 3.974 ha đầm nuôi cá, tôm bị ngập kéo theo 494 tấn cá tôm bị phá huỷ, 951 tầu thuyền đánh cá bị chìm, ước tính thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu thay đổi trong thời gian vừa qua, mưa nhiều khiến cho dịch bệnh phát triển, nguồn nước thay đổi nhanh khiến cho các đối tượng nuôi khác như tôm hùm, rong sụn tại một số địa phương như Khánh Hoà, Phú Yên bị chết, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Đa dạng sinh học và hệ sinh thái
Biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đe dọa nhiều nhất đến các hệ sinh thái vùng ven bờ như hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn, cỏ biển và rạn san hô.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới đối với các sinh cảnh tự nhiên quan trọng ở Việt Nam, dựa trên những kịch bản nước biển dâng trong bản đồ các sinh cảnh tự nhiên chủ chốt, cứ 1m nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng tới 78 (27%) sinh cảnh tự nhiên ở những mức độ nhất định, bao gồm 46 (33%) khu bảo tồn, 9 (23%) các vùng có đa dạng sinh học chủ chốt và 23 (21%) khu vực cả bảo tồn và sinh cảnh chủ chốt
Từ lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rừng Tràm U Minh, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp. Tại đây có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn chim, sân chim.... Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... Ngoài vai trò sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, các vùng đất ngập nước còn đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hoà khí hậu địa phương, chống xói lở bờ biển, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm, là nơi giải trí, du lịch rất giá trị
Nước sạch và vệ sinh môi trường
Biến đổi khí hậu liên quan đến mực nước biển dâng còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của dân cư sống tại các vùng ven biển Việt Nam
Do ngập lụt trong thời gian dài, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, các chất thải khác… bị rửa trôi, xuống hồ ao, sông suối trôi nổi khắp nơi gây ô nhiễm môi trường. Các công trình cấp nước sạch tập trung bị hư hỏng hoặc do nguồn nước cấp bị ô nhiễm gây khó khăn cho việc xử lý nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân
Mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng
Lĩnh vực dễ tổn thương
Sử dụng kết quả tính toán của mô hình toàn cầu
Áp dụng Mô hình khí hậu khu vực (PRECIS) để tính cho khu vực Đông Nam Á
XÂY DỰNG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO ViỆT NAM
Miền tính
Kết quả bước đầu
BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM
SỐ NGÀY CÓ MƯA LỚN
THỜI KỲ CHUẨN
TƯƠNG LAI
Lượng mưa ngày > 50 mm
SỐ NGÀY NÓNG TRONG NĂM (Tmax>350C)
THỜI KỲ CHUẨN
TƯƠNG LAI

Biến đổi khí hậu ở khu vực Nam Bộ
Nhiệt độ:
Các biểu hiện chính của BĐKH ở
Khu vực Nam Bộ
Nguồn: Nguyễn Thị Hiền Thuận, 2004
Diễn biến nhiệt độ trung bình
tại ĐBSCL
Các biểu hiện chính của BĐKH ở
Khu vực Nam Bộ
Nguồn: Lương Văn Việt, 2007


Lượng mưa năm:
Tại các trạm ĐBSCL: tăng 200 – 400 mm.
So sánh giai đọan 1960-1990 và 1991-2000:
Vũng Tàu: lượng mưa tăng tương đối đều
Cần Thơ và Phú Quốc: ít thay đổi trong giai đọan trước, tăng đáng kể trong giai đoạn sau.
Nhiều cực trị, biến động mạnh giữa các năm: mưa lớn-lũ lụt/hạn hán


Các biểu hiện chính của BĐKH ở Nam Bộ
Xu thế biến đổi cường độ mưa trạm Tân Sơn Hòa
Xu thế gia tăng cường độ mưa giai đoạn 1955-2007 (mm)
Các biểu hiện chính của BĐKH ở Nam Bộ
Mực nước biển dâng trên Biển Đông
Từ tháng 10/1992 đến tháng 8/2002 (khoảng 10 năm), trên Biển Đông mực nước đã dâng gần 10 cm.
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG
Nguồn: Lương Văn Việt, 2007


Mực nước:
- Cả ba quá trình mực nước: trung bình, cực đại và cực tiểu năm tại Vũng Tàu (1979-2005) đều thể hiện xu thế tăng.
Các biểu hiện chính của BĐKH ở Nam Bộ
Nguồn: Bảo Thạnh, 2007
Xu thế mực nước cao nhất giai đoạn 1980-2007
Xu thế mực nước cao nhất giai đoạn 1980-2007, trạm Vũng Tàu
Trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai
Trong những năm gần đây, mực nước cao nhất đã vượt giới hạn quan trắc được trong nhiều năm qua.
Tháng 11/2006 và tháng 10/2007 mực nước cao nhất tại trạm Phú An (TP. HCM) đã vượt giá trị trong chuỗi số liệu lịch sử với giá trị tương ứng là 1,47 m và 1,49 m.
Tháng 11/2008: 1,52m


Chuỗi số liệu 87 năm (1884–1970): trong 2116 cơn bão và 1207 áp thấp tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, chỉ có 25 cơn ảnh hưởng đến ĐBSCL (0.75 %).

Trong 40 năm từ 1956 – 1997, trong 243 cơn bão và áp thấp, có đến 7 cơn ảnh hưởng đến ĐBSCL (2.88 %)
Bão ảnh hưởng đến Nam Bộ
Nguồn: www.thoitiet.net, 2008
Nguồn: Bảo Thạnh, 2008
Số lượng bão mạnh gia tăng; mùa hoạt động của bão dài hơn vào
cuối năm và số cơn bão ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Bộ nhiều hơn.
Gia tăng của mật độ bão trên khu vực phía nam Việt Nam
Hoạt động của bão trên khu vực ven biển Nam Bộ từ 1988-2007
Bão ảnh hưởng đến Nam Bộ
Nguồn: Lương Văn Việt, 2007
Bão số 5 (Linda, XI/1997):
Gây thiệt hại nặng nề ở Cà Mau
Bão ảnh hưởng đến Nam Bộ
Bão số 9 (Durian, XII/2006) gây nhiều thiệt hại ở Nam Bộ
Bão ảnh hưởng đến Nam Bộ
Nước biển dâng – Đồng bằng s. Cửu Long
Ứng phó và thích ứng với BĐKH
1. Lựa chọn kịch bản BĐKH.
2. Đánh giá tác động.
3. Xác định những ưu tiên.
4. Lựa chọn các giải pháp ưu tiên.
5. Xây dựng kế hoạch hành động.
6. Tăng cường thể chế, tổ chức, năng lực.
7. Rà soát các chủ trương, chính sách, cơ chế liên quan, các quy hoạch, kế hoạch phát triển.
8. Lồng ghép các giải pháp lựa chọn vào các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển
9. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực.
8 giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam
Chấp nhận tổn thất: Phương pháp thích ứng này là phản ứng cơ bản “không làm gì cả”.
Chia sẻ tổn thất: Chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng dân cư, bảo hiểm.
Làm thay đổi nguy cơ: giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Ngăn ngừa các tác động: Thích ứng từng bước và ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu và bất ổn của khí hậu.
Thay đổi cách sử dụng: biến đổi khí hậu khiến các hoạt động kinh tế không thể thực hiện thì có thể thay đổi cách sử dụng.
Thay đổi/chuyển địa điểm: thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động kinh tế.
Nghiên cứu: phát triển công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi.
đề xuất một số nhóm giải pháp như sau
CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TÀI CHÍNH
NÂNG CAO NĂNG LỰC, GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG
HỢP TÁC QUỐC TẾ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thaiyuong Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)