Biến đổi khí hậu và những cơn ác mộng đe dọa sự sống loài người

Chia sẻ bởi Lưu Quốc Vinh | Ngày 25/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Biến đổi khí hậu và những cơn ác mộng đe dọa sự sống loài người thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

(sưu tầm)
Biến đổi khí hậu và những cơn ác mộng đe dọa sự sống loài người
Chính sự biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ "hủy diệt" toàn nhân loại nếu chúng ta không chung tay bảo vệ Trái đất xanh.
NASA đã từng ghi nhận năm 2014 là năm có nhiệt độ trung bình cao nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên điều đó sẽ không còn đúng vào thời điểm hiện tại nữa khi mà các nhà khoa học xác nhận rằng nửa đầu năm 2015 đã cho thấy dấu hiệu nhiệt độ tăng cao kỷ lục.
Theo một báo cáo vừa mới được công bố của Climate.gov, tháng 6 năm 2015 là thời điểm nóng nhất kể từ khi các dữ liệu này được thu thập từ năm 1880 đến nay. 
Cũng theo dữ liệu về nhiệt độ trên thế giới của Cục quản lý đại dương và khí quyển NOAA, tháng 6 năm 2015 là tháng nóng nhất, cao hơn khoảng 1,6 độ F (khoảng 0,9 độ C) so với nhiệt độ trung bình của các tháng 6 trong thế kỷ 20. Nó cũng cao hơn 0,22 độ F so với nhiệt độ kỷ lục của tháng 6 năm ngoái.
Những lời cảnh báo về sự biến đổi khí hậu dần trở thành hiện thực và tác động đến hệ sinh thái trên Trái đất cũng như ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống hàng ngày của con người. Cùng điểm lại một vài thảm họa cho thấy, biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra một cách nghiêm trọng và đe dọa cuộc sống chúng ta như thế nào.
1. Trái đất đang biến thành chảo lửa Thế giới đang phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ những đợt sóng nhiệt bất thường trong thời gian qua. Sóng nhiệt (heat wave) - hay đợt nóng - là giai đoạn hiện tượng thời tiết nóng bất thường, kéo dài từ vài ngày đến hơn một tuần. Hiện tượng này thường đi kèm với độ ẩm cao trong không khí, nhất là ở những nước gần biển, gây cảm giác khó chịu cho người dân.

/
Nắng nóng làm chảy cả nhựa đường tại  Ấn Độ
Những đợt sóng nhiệt quét qua Pakistan, Iran, Ấn Độ, châu Âu, và Nhật Bản trong mùa hè 2015 đã làm nóng chảy cả nhựa đường, khiến hàng ngàn người thiệt mạng vì nắng nóng.  
/
Ấn Độ là một trong những nước chịu hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu
Cụ thể, đợt nắng nóng kinh hoàng với mức nhiệt lên tới 44 độ C - cao nhất trong lịch sử Pakistan kể từ năm 1981 đã cướp đi mạng sống của 1.300 người ở Pakistan.
2. Hạn hán ở khắp nơi trên thế giới Rất nhiều nơi trên thế giới đang phải hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều nước.
/
Đợt hạn hán lần này được xem là tồi tệ  nhất trong lịch sử bang California trong vòng 1.200 năm trở lại đây. Chính quyền bang California thậm chí đã phải thả đến 96 triệu trái bóng “cứu hạn” vào các hồ nước nhằm đối phó với tình trạng mực nước thấp kỷ lục ở Mỹ.
/
Những trái bóng cứu hạn được thả tại Los Angeles, California, Mỹ Tại Đức, các đợt hạn hán kéo dài đã khiến mực nước sông Danube xuống đến mức thấp kỷ lục, tàu thuyền bị mắc cạn, hoạt động giao thông đường thủy trên sông Danube bị ngưng trệ.
/
Một con tàu bị mắc cạn ngay tại sông Danube Các vùng ở Brazil, Nam Phi và Bắc Triều Tiên cũng hứng chịu những đợt hạn hán do lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp. Hậu quả là lượng nước tại hồ chứa và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, có khả năng gây ra nạn đói trên diện rộng.
/
Hạn hán kéo dài khiến người dân châu Phi lâm vào tình trạng khan hiếm nước trầm trọng.  3. Đại dương đang bị axit hóa
Với tình trạng hạn hán kéo dài, những khu rừng trên thế giới sẽ không thể hấp thụ được khí CO2. Lượng CO2 tăng cao sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến hệ sinh thái của chúng ta.
Tuy nhiên, không chỉ bầu khí quyển Trái đất mà các đại dương cũng đang đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng này.

/
Các đại dương đang dần bị axit hóa.
Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã "hòa" vào các đại dương khiến cho nhiều loài sinh vật tuyệt chủng.

/
  Rạn san hô tại phía Tây Thái Bình Dương bị “tẩy trắng” hoàn toàn do hiện tượng axit hóa đại dương

CO2 là một loại khí có tính axit, do đó, khi hòa tan vào nước biển, biển sẽ bị axit hóa, đồng thời nhiệt độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Quốc Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)