Biến đổi khí hậu dong bang song cuu long

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Bá | Ngày 11/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: biến đổi khí hậu dong bang song cuu long thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

3. Biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang đặt ra không ít thách thức đối với nhiều khu vực, lãnh thổ, quốc gia. Trong đó, ĐBSCL là một trong những điểm nóng của thế giới về BĐKH, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này.
- Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) là vùng đất thấp ven biển của Việt Nam sẽ là khu vực bị tác hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu ( BĐKH) gây ra. Trong các tháng mùa khô , nhiều tỉnh vùng ĐBSCL đang bị nước biển xâm nhập mặn sâu làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều khu vực đã thiếu nước ngọt phục vụ sinh họat. Không chỉ gây mất đất sản xuất nông nghiệp, BĐKH còn có nhiều tác động nặng nề đến môi trường thủy sản ở ĐBSCL. Nhiệt độ không khí tăng sẽ làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát, phá vỡ các hệ sinh thái khu vực sinh sản của động vật thủy sinh, làm giảm số lượng và mức độ tập trung của các đàn cá lớn,… khiến nguồn tài nguyên thủy sản ở đây ngày càng cạn kiệt.
Đê biển Tây (Cà Mau) bị sạt lở nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu
Trước đây, ĐBSCL ít bị bão. Thế nhưng, năm 1997 cơn bão Linda đã đi qua khu vực này và năm 2006, đuôi bão Durion quét qua, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Mức độ tàn phá của những cơn bão kiểu như bão Durion gây ra ở ĐBSCL sẽ còn lớn và khốc liệt hơn nhiều nếu mực nước biển dâng lên cao hơn so với hiện nay
Ngập lụt hàng năm
Dự báo trong tương lai, nước biển dâng lên, ĐBSCL sẽ có khoảng 20.000km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của cư dân trong vùng. Theo Báo cáo của Bộ NN-PTNT đã đưa ra kịch bản, nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất trồng lúa.
Hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa, nhưng do ảnh hưởng của BĐKH, thời tiết tại khu vực ĐBSCL có nhiều thay đổi, xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây ngập lụt nhà cửa, đường giao thông. . Đặc biệt, trong thời gian chưa đầy 2 tuần (cuối tháng 4 đến ngày 9-5-2011), TP Cần Thơ đã xảy ra 3 điểm sạt lở, với tổng chiều dài trên 100m, làm 2 người thiệt mạng, trên 10 căn nhà, ki-ốt bán hàng của người dân địa phương đổ sụp xuống sông.
Dự báo đến năm 2030, ĐBSCL sẽ có khoảng 45% đất có nguy cơ nhiễm mặn cục bộ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Sự nhiễm mặn ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và giảm năng suất của lúa. . Trung bình, năng suất lúa có thể giảm đến 20 - 25%, thậm chí đến 50%.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu BĐKH - Trường Đại học Cần Thơ) dự đoán: “Khi nước biển dâng cao 1m sẽ có 8,5 triệu người ở ĐBSCL bị mất nhà ở. Đồng thời, nếu nhiệt độ nhích lên 100C, năng suất lúa giảm 10%. Và, hệ lụy của BĐKH là nguồn lợi thủy sản giảm, lũ mạnh trong mùa mưa, thiếu nước ngọt trong mùa mưa...”.
Theo dự báo của các nhà khoa học và tổ chức quốc tế đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Peter and Greet 2008; Dasgupta et al 2009, IPCC 2007; UNDP 2007; WB 2007; ADB 1994). Tác động nóng ấm toàn cầu thể hiện rõ nhất là ảnh hưởng của triếu cường ngày càng trầm trọng. Nó ảnh hưởng lớn ở cả nông thôn và thành thị. Phần lớn các thành phố ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, đều ngập khi triều cường.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình của mùa khô sẽ tăng từ 33-35 0C lên 35-37 0C
- Lượng mưa đầu vụ Hè thu (15/4-15/5) sẽ giảm khoảng 10-20%
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường
- Khi mực nước biển dâng thêm 65cm, diện tích đất bị ngập 5.133 km2 (12,8%)
-Khi mực nước biển dâng thêm 75cm, diện tích bị ngập 7.580 km2 (19%)
- Khi nước biển dâng 1 m ước tính diện tích bị ngập là 15.116 km2 (27,8%)
- Khi đó diện tích lúa 2 vụ giảm 1,8% cho đến giữa thập niên 2030
- Diện tích lúa 3 vụ giảm 2,7% khi đến thời gian trên (Nguyễn  Văn Sánh 2010)
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
An ninh lương thực
bi đe dọa
Diện tích canh tác
và năng suất giảm
Nghèo đói, dịch bệnh
gia tăng
Tài nguyên tự
nhiên bị xâm hại
Di dân từ nông
thôn lên thành thị
Biến động tiêu cực
về kinh tế - xã hội
Ô nhiễm và suy giảm
chất lượng môi trường
Rừng suy kiệt và
không bền vững
Chuỗi dây chuyền tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu - nước biển dâng
lên hệ sinh thái, sản xuất và đời sống (Lê AnhTuấn, 2009)
Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã kêu gọi lãnh đạo các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong xã hội tích cực tham gia ứng phó với BĐKH. Đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các quốc gia, tổ chức trên thế giới nhằm nhằm giúp Việt Nam giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với những thay đổi do BĐKH gây ra.
- ĐBSCL là một trong những điểm nóng của thế giới về BĐKH, những diễn biến thời tiết ngày càng xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này. Trong khi đây là vùng trọng điểm lương thực của Việt Nam được biết đến là vựa lúa của cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, 58% sản lượng thủy sản; chiếm 90% tổng lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Ứng phó bằng cách nào ?
Những thay đổi, tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL là quá trình lâu dài, có thể dự báo trước nhưng ứng phó có kịp thời, hiệu quả hay không còn tùy vào động thái của cả cộng đồng. Sự thân thiện với môi trường, bảo tồn tài nguyên để phát triển sẽ là giải pháp hữu hiệu. Và để có kế hoạch hành động khả thi, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp lãnh đạo, nhà khoa học, các ban ngành có liên quan. Trong đó, chính quyền đóng vai trò chủ đạo, bởi công tác chuẩn bị, hành động ứng phó lệ thuộc rất nhiều vào thể chế.
Tại cuộc hội thảo về biến đổi khí hậu mới đây, nhiều vấn đề đã được bàn thảo, như: lập kế hoạch hành động, giải pháp thích ứng, sống chung với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường... Do đó, việc xây dựng các dự án kiểm soát mặn ở vùng ven biển Gò Công, Bến Tre, Nam Măng Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp, tứ giác Long Xuyên; chuyển đổi thời vụ thích hợp để tránh thời kỳ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn; xây dựng củng cố các tuyến đê biển và đê cửa sông để kiểm soát mặn và giảm thất thoát nguồn nước… được xem là giải pháp cấp bách . Trong đó, bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn là giải pháp được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Các nhà khoa học cũng đề xuất một số giải pháp thủy lợi khả thi như: làm đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay tại ĐBSCL trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất; ứng dụng công nghệ vật liệu mới vào xây dựng các công trình để giảm chi phí... Ngoài ra, những hành động đơn giản cũng sẽ góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
- Những thay đổi, tác động của BĐKH đối với ĐBSCL là quá trình lâu dài, có thể dự báo trước nhưng ứng phó có kịp thời, hiệu quả hay không còn tùy vào động thái của cả cộng đồng, các ngành, các cấp ở khu vực ĐBSCL và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Bá
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)