Bidup nui ba

Chia sẻ bởi Phạm Thị Bạn | Ngày 23/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: bidup nui ba thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

I.Giới Thiệu Chung
Vườn quốc gia Bidoup Núi bà nằm toàn bộ trên địa hình vùng núi trung bình, núi cao của cao nguyên lâm viên thuộc phần cuối của dãy trường sơn nam, với độ cao trung bình từ 1500 đến 1800m. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp, có nhiều đỉnh núi cao: núi bi doup 2287m là một trong mười đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Là ranh giới hành chính giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đăk Nông. Phía Đông là ranh giới hành chính giữa tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Khánh Hòa và Ninh thuận. Phía Tây giáp với rừng phòng hộ là đường ranh giới tự nhiên vùng đồi núi của dãy Chư Yên Du, Yo Đa Myut, Benom Đa Trêu. Phía Nam giáp rừng phòng hộ Đa Nhim.
II. Hiện trạng về đa dạng sinh học.
1. Giới thiệu chung
Vườn quốc gia bi doup núi bà là khu vực đa dạng và phong phú về các loài chim. Đây là một trong  63 vùng chim quan trọng của Việt Nam và là một trong ba vùng chim quan trọng của Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà (Bidoup, Cổng Trời và Lang Biang).Nơi đây giành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học bởi tính độc đáo của hệ sinh thái núi cao và  sự có mặt của nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Và là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới. Các loài chim thường gặp: bách thanh, sáo sậu, cu gáy, gà gô, gà nước, bìm bịp, chèo bẻo, gõ kiến xanh. Bước đầu đã xác định có 3 loài chim đặc hữu trong khu vực: Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu đầu đen (Garrulax milleti), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguiloti )






2. Một số loài chim quý ở VQG
Qua hai đợt khảo sát ghi nhận được 5 loài chim nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh sách Đỏ IUCN (2010). Theo tài liệu trước đây của đoàn Việt-Nga làm về khu hệ chim của Vườn và danh lục chim của núi Bidoup đã ghi nhận được 12 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh sách Đỏ IUCN (2010).
2.1 Gà lôi trắng Lophura nycthemera:
Bộ lông có vằn đen trắng xen lẫn, phân bố từ Bắc Bộ đến Nam Bộ. Sinh sản của Gà lôi trắng từ cuối mùa xuân kéo dài đến cuối mùa hè. Làm tổ và đẻ trứng vào tháng 4-5, mỗi lứa đẻ 5-10 trứng. Nơi sống thích hợp là các rừng thường xanh nguyên, thứ sinh và rừng phục hồi.
.
2.2 Mi Langbiang Crocias langbianis: Bộ lông màu xám. Phần dưới cơ thể màu trắng nhạt, với vạch đen ở hai bên sườn và hông. Vùng mắt, má và tai màu đen. Sinh sản từ tháng 4-5, kiếm ăn trên tán cây rậm rạp. Phân bố ở Lâm Đồng.
2.3 Khướu đầu đen Garrulax millet:
Chim trưởng thành, đầu, họng và phần trên màu đen. Thường đi kiếm ăn thành đàn ở tầng giữa và thấp của rừng. Phân bố từ độ cao khoảng 800-1700m, sinh cảnh sống rừng lá rộng thường xanh và mùa sinh sản vào tháng 5 và 6. Là loài đặc hữu của Việt Nam, Lào, Campuchia
2.4 Sẻ thông họng vàng
Là một loài chim trong họ Sẻ Thông (Fringillidae). Chim trưởng thành bộ lông có màu nâu thẫm ở trán, đỉnh đầu, gáy, hai bên đầu, sau cổ, lưng, vai, đuôi, lông bao cánh và cáng. Mặt dưới có màu vàng ở cằm, họng, hai bên cổ, bụng và dưới đuôi. Ngực và sườn vàng nhưng có các vệt nâu thẫm ở giữa. Mặt nâu xám nhạt. Mỏ nâu sừng với chóp mỏ màu hồng


2.5 Khướu đầu đen má xám
Chim trưởng thành đầu đen, tai và má có màu xám bạc. Cổ, ngực và cánh hung vàng, trừ lông bao cánh nhỏ và góc cánh tạo thành một vệt màu đen. Đuôi nâu hung vàng. Vai, lưng, bụng rên và dưới đuôi xám xanh thẫm.
Loài chim đặc sản quý hiếm ở Việt Nam. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ
2.6 Trĩ sao
Trĩ sao là một loài chim lớn (dài tới 235 cm) và đẹp mắt với bộ lông màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, mỏ đỏ, mống mắt nâu và lớp da màu xanh lam xung quanh mắt.
2.7 Công
Công là tên gọi để chỉ một trong các loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Latinh là Pavo muticus (công, công lục hay công Java), Pavo cristatus (công lam hay công Ấn Độ) hoặc Afropavo congensis (công Congo). Công còn được gọi với tên Hán-Việt là Khổng tước.Tuy nhiên, cụm từ khổng tước còn được dùng để chỉ một số loài của chi Polyplectron mà tên gọi thuần Việt của chúng là gà tiền.
2.8 Gà gô
Tên khoa học của chúng là Lagopus mutus.
Thường sống trên cây và trong bụi rậm ở những khu vực rừng núi cao.
2.9 Gà so cổ hung

Chim trưởng thành trán, đỉnh đầu và gáy xám nâu lấm tấm đen. Một dải từ trên mắt màu trắng nhạt chuyển thành màu hung kéo dài đến 2 bên cổ. Tiếp theo là dải đen tuyến sau tai kéo xuống hai bên cổ và nối với yếm ngực cũng có màu đen. Trước mắt đen, nâu và hung vàng nhạt xen kẽ. Ngực nâu thỉnh thoảng có vệt đen. Bụng hung vàng nhạt. Sườn xám có vệt ngang đen trắng xen kẽ. Mắt nâu. Mỏ đen. Chân hồng
2.10 Và một số loài chim khác như
Trèo cây mỏ vàng Sitta solangiae.
Chào mào.
Gõ kiến
Chim chích ( chích chòe )
Chim đớp ruồi má xám…
Gõ kiến
Chào mào
Chích chòe
Chim đớp ruồi má xám
III. Phương pháp bảo tồn
Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và các loại động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm gắn kết với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ.
Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển thành phố Đà Lạt,
Bảo tồn các đặc trưng văn hóa bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nguyên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.

IV. Đánh giá nguồn lợi và giá trị kinh tế

Lâm đồng là nơi tập trung nhiều loài chim quý của Việt Nam và thế giới, sự giàu có về các loài chim hoang dã phát hiện tập trung ở vườn quốc gia Bi Doup núi bà. Khu vực này được xem là nơi sinh sống đặc hữu của các loài chim hay còn được goi là “trung tâm vùng đặc hữu’’ của các loài chim.
Bảy loài chim có vùng phân bố hẹp là trĩ sao, trèo cây mỏ vàng, khướu đầu đen, khướu đầu xám, khướu đầu đen má xám, khướu mỏ dài và sẻ thông họng vàng (đó là chưa kể các loài mi Langbiang được cho là chỉ có ở vùng rừng Đà Lạt vừa mới được phát hiện nơi cư trú mới của chúng tại khu vực Đa Nhim gần với vùng Bidoup).

Nhờ đa dạng các loài chim nên mang lại giá trị kinh tế cao cho vườn quốc gia Bi Doup Núi Bà, với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa dân tộc k’ho đặc sắc, vườn quốc gia bi doup núi bà đã trở thành điểm dừng chân lý thú cho du khách khi đến cao nguyên Đà Lạt.
Đánh giá nguồn lợi
Thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Đem lại nguồn lợi kinh tế cao từ các loài chim lạ và quý.
Đóng góp vào sách đỏ thế giới nhiều loài chim mới.
Góp phần đa dạng hệ sinh thái.
Đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
Giá trị kinh tế
Cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao (tổ yến, gà ác, bồ câu …)
Giá trị mỹ quan
Đa dạng hệ sinh thái loài
Gồm nhiều loài có hình dáng và màu sắc khác nhau
Phân bố ở nhiều vùng khác nhau
Đặc điểm sinh sản khác nhau
Cách thức tìm nguồn thức ăn khác nhau
Là nguồn cung cấp chim cảnh( chào mào,đỗ quyên, két…)

Giá trị đạo đức
Mỗi loài chim đều có lợi ích và giá trị riêng vì thế con người phải có trách nhiêm bảo vệ chúng.
Mỗi loài đều có quyền được tồn tại mà con
người không thể xâm hại.
Tất cả các loài đều có quan hệ với nhau.
Chúng có giá trị tinh thần và thẩm mỹ vượt
xa giá trị kinh tế của nó.
IV. Công tác tuyên truyền, bảo vệ
Để ngăn chặn tình trạng suy giảm đa dạng sinh học của các loài chim nói riêng và các loài động vật nói chung, nhất là những loài động vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, cần phải có các cơ quan chức năng đủ mạnh tại các khu bảo tồn để đổi mới cách quản lý hệ thống, duy trì được các đặc trưng cốt lõi cho khu bảo tồn đa dạng sinh học.
Giám sát quản lý
Để thực hiện tốt việc bảo tồn sự đa dạng sinh học ban quản lý thường xuyên theo dõi diễn biến của hệ sinh thái trong vườn chim, đề ra nhiều biện pháp bảo tồn sự ổn định và phát triển của các quần thể sinh vật.
Về lâu dài, phải tiến hành xây dựng các mô hình rừng trồng bền vững, để chim có nơi trú ngụ nhằm giữ các loài chim hiện có và thu hút các loài mới tạo sự đa dạng loài.
Xây dựng năng lực
Chi bộ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ra nghị quyết để ban giám đốc chỉ đạo cho hạt kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, trước mắt và trọng tâm là ngăn chặn nạn săn, bắt, bẫy, bắn động vật hoang dã trên vườn quốc gia.
Lực lượng kiểm lâm  được cũng cố và tăng cường cả về số lượng và chất lượng phối hợp với cơ quan chức năng quản lý tốt các loại vũ khí quân dụng .
Thường xuyên tuần tra truy quét, kiểm tra phát hiện ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đúng pháp luật các đối tượng vi phạm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
Nhờ công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các trường học đã tích cực tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân và học sinh trong khu vực về việc tham gia bảo vệ rừng quốc gia.
Thường xuyên vận động, giải thích các đối tượng chuyên săn bắn từ bỏ việc làm vi phạm pháp luật chuyển sang nghề khác
Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Hiền người dân huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng: “Tôi thấy dù cơ quan chức trách đã tổ chức tuyên truyền và thực hiện rất nhiều biên pháp để bảo vệ rừng nhưng tình trạng phá rừng và săn bắt trái phép vẫn diễn ra nên tôi nghĩ cần phải có những biện pháp mạnh hơn đối với việc làm trái phép đó.”
V. Đề xuất, kiến nghị của nhóm
Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng mặc dù được đầu tư nâng cấp, phát triển trong thời kỳ qua nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Sự phối hợp đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước giữa ngành du lịch với các ngành chức năng còn phân tán thiếu đồng bộ. Công tác quản lý các nguồn lực tài nguyên về rừng, môi trường, cảnh quan thiên nhiên,…còn phụ thuộc theo địa giới hành chính.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã được quan tâm chú trọng phát triển nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ để đáp ứng phát triển.
Các cấp, các ngành chưa nhận thức yêu cầu rõ đầy đủ về tầm quan trọng của thiên nhiên nên cần được quan tâm, khắc phục tình trạng này.
Nên ban hành sửa đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển thiên nhiên.
Để bảo tồn tài sản thiên nhiên quí giá của đất nước, chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ. Ranh giới vườn quốc gia Bi Doup Núi Bà được phân định tương đối rõ ràng được bảo vệ tự nhiên nhờ địa hình chia cắt khá phức tạp, có những địa hình hiểm trở phần lớn cách xa các khu dân cư, sẽ giảm khó khăn hơn cho công tác bảo vệ tài nguyên rừng và giữ mãi màu xanh cho Nam Tây Nguyên.
Cùng chung sức, chúng ta sẽ thay đổi được tình trạng này!
THÔNG ĐIỆP CỦA NHÓM

Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quan trọng, cần được gìn giữ bảo tồn để duy trì cân bằng sinh thái cho toàn bộ các dạng sống được tạo nên từ Trái Đất, trong đó có chính bản thân chúng ta và các thế hệ mai sau.

Hãy chung tay bảo vệ vườn Quốc gia Biduop vì một tương lai tốt đẹp hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Bạn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)