Bí ẩn cột rồng đá khổng lồ ngàn tuổi ở Bắc Ninh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Xá | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bí ẩn cột rồng đá khổng lồ ngàn tuổi ở Bắc Ninh thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

Bí ẩn cột rồng đá khổng lồ ngàn tuổi ở Bắc Ninh (10/02/2012) 
 
Có một điều kỳ thú khiến các nhà khoa học say mê tìm hiểu, đó là làm cách nào mà người xưa, với công cụ thô sơ đã vận chuyển được khối đá khổng lồ này lên gần đỉnh núi Dạm? Theo tính toán, cột đá này nặng ít nhất 54 tấn.
Kinh Bắc là vùng đất cổ kính, với dày đặc các di tích lịch sử xếp hạng quốc gia. Tuy nhiên, trong một báo cáo đề xuất công nhận bảo vật quốc gia gửi đến Cục Di dản Văn hóa, Bảo tàng Bắc Ninh lại chọn cột đá chùa Dạm là bảo vật đứng đầu. Vậy cái cột đá chưa mấy ai biết đến đó có gì đặc biệt, được coi trọng như thế?
Những ngày đầu năm Nhâm Thìn này, tôi đã tìm về chùa Dạm, để được tận mắt cột rồng đá, bảo vật hàng đầu của tỉnh Bắc Ninh.

Chùa Dạm được dựng lại tạm bợ, chẳng có ai thăm viếng.
Chùa Dạm, dù tôi chưa đến bao giờ, song khi xướng cái tên đó lên, lại có vẻ như thân thuộc lắm. Người tứ phương, xe cộ nườm nượp đổ về quả núi Đại Lãm, thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tôi cũng hòa theo dòng người đó đến núi Đại Lãm. Nhưng hóa ra, dòng người đổ về chùa Hàm Long, nằm trên sườn Bắc núi Đại Lãm.
Lên chùa Dạm có 2 đường, một đường đi bộ theo các bậc đá quanh co từ chân lên đến đỉnh núi, một đường xe ủi mới mở chạy thẳng lên chùa. Cả hai đường đều vắng quay vắng quắt, chẳng có bóng người. Ngôi chùa tuềnh toàng, tạm bợ, nhỏ xíu cũng cửa khóa, chẳng có ai. Giờ tôi mới hiểu, chùa Dạm chỉ còn là thứ trong sách vở.

Cột đá chạm rồng uy nghi và bí ẩn trên núi Đại Lãm.
Thứ tôi cần tìm nằm uy nghi ngay cuối con đường mới mở từ chân núi lên tận ngôi chùa Dạm dựng lại tạm bợ. Tôi thực sự sững sờ trước một tuyệt tác đã đứng đó gần 1.000 năm. Trải bao mưa nắng, trơ gan cùng tuế nguyệt, công trình điêu khắc độc nhất vô nhị này vẫn chứa đựng những bí mật chưa được khám phá.
Thật không quá lời, khi các cán bộ Bảo tàng Bắc Ninh khẳng định rằng, cột đá chùa Dạm là công trình nghệ thuật đặc sắc bậc nhất thời Lý còn lưu truyền cho hậu thế.
 /
Những nét chạm khắc tinh xảo.
Lang thang loanh quanh khu vực núi Dạm, tôi gặp được cụ Nguyễn Thị Thập. Cụ Thập là Phật tử, thường xuyên lên chùa lau dọn, trông giữ những di vật để ngổn ngang, dãi dầu mưa nắng. Theo cụ Thập, truyền thuyết trong làng đều khẳng định rằng, cột đá chạm rồng có từ thời Lý.
Theo truyền thuyết, người phương Bắc đã trấn yểm linh hồn Cao Biền ở quả núi Dạm. Vì muốn xâm lược nước ta, nên tìm cách khiến Cao Biền sống dậy.
Họ đã mang 100 nén hương đến nhờ một người dân trong vùng đốt ở núi này. Khi đốt xong nén hương cuối cùng, Cao Biền sẽ sống dậy và nhà Lý sẽ sụp đổ, nước Nam sẽ về tay phương Bắc. Biết ý đồ xấu của họ, nên người này đã đốt luôn 100 nén cùng lúc, khiến Cao Biền không sống lại được. Cột đá được dựng lên vừa để tưởng nhớ người dân anh dũng kia, vừa là biểu tượng của sự vững bền.
 /
Thân giống rắn.
Chẳng thế mà, như lời hòa thượng Thích Thanh Dũng (trụ trì chùa Hàm Long kiêm chùa Dạm), dù trải ngàn năm, đổi thay thế sự, chùa bị nhiều đời phá hoại, nhưng cột đá vẫn vẹn nguyên. Các cụ truyền rằng, hễ ai động đến cột đá, lập tức thần sét sẽ giáng đòn chí mạng vào đầu. Chẳng ai dám động vào cái cột đá kỳ bí ấy.
Theo hòa thượng, các nhà khoa học đo đạc thấy rằng, không tính phần chôn sâu dưới đất, cột đá này cao 5m. Cấu trúc điêu khắc chia cột làm 2 phần. Phần dưới hình vuông, phần trên hình tròn. Có thể điều này biểu trưng cho quan niệm trời tròn đất vuông của cha ông ta.
 /
Phần dưới cột đá hình vuông, phần trên hình tròn biểu tượng "trời tròn đất vuông"?
Khối hộp vuông phía dưới có tiết diện một cạnh 1,4m và một cạnh 1,6m. Phần tròn trên thu nhỏ hơn một chút, nhưng đường kính cũng tới 1,3m.
Điểm nhấn của phần tròn và cũng là của toàn bộ cột đá này chính là tác phẩm điêu khắc rồng đá theo phong cách thời Lý. Thời Trần, Lê sau này điêu khắc rồng mang tính cách điệu cao, nhưng thời Lý thì rất chi tiết, tỉ mỉ. Đôi rồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Xá
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)