Bep pho ximang cai tien

Chia sẻ bởi Trần Hữu Tuyên | Ngày 25/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: bep pho ximang cai tien thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

I. CÁC BỘ PHẬN CỦA BẾP PHÒ
1. Thân bếp
2. Tấm hoa sen
3. Chảo thủng
4. Quạt gió
5. 4 viên gạch lỗ tròn
6. Miếng đỡ

II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA BẾP
1. Thân bếp
Thân bếp đắp bằng ximăng và cát, có hình trụ đứng với chiều cao khoảng 22cm, đường kính đáy dưới là 24cm, đường kính miệng trên khoảng 29cm. Ở chính giữa là một lỗ thông khí có chiều cao 8cm, đường kính 8cm. Kèm theo là một lỗ nhỏ nằm ngang để đặt ống thổi của quạt gió. Phía trên của bếp là 3 trụ dùng để đặt chiếc chảo thủng.
2. Tấm hoa sen
Tấm hoa sen làm bằng tol, hình tròn với đường kính khoảng 12cm, có đục lỗ để thông khí từ dưới quạt gió lên. Tấm hoa sen được đặt ngay tại miệng lỗ thông khí.
3. Chảo thủng
Thảo thủng đúc bằng hợp kim nhôm, có dạng một chiếc chảo nhưng thủng đáy. Chảo thủng có nhiều kích thước to nhỏ khác nhau nhưng được đặt vừa vào 3 trụ của thân bếp và có tác dụng cản lửa đi vào thân xoong nồi hay chảo khi đun nấu, làm giảm bớt nhọ nồi cho xoong chảo.

4. Quạt gió
Quạt gió là loại quạt điện nhưng có công suất nhỏ. Cánh quạt được đặt trong một hộp tròn nhỏ, kín xung quanh. Khi quạt luồng khí được thông tới một ống nhỏ để dẫn lên thân bếp.
5. 4 viên gạch ống tròn
Được xếp thành 2 chồng ở hai bên của quạt gió, mỗi bên có 2 viên. Các viên gạch có tác dụng bảo vệ, không cho than của bếp rơi vào quạt, có thể làm hỏng quạt. Đồng thời chúng làm thân đỡ cho miếng đỡ bên trên.
6. Miếng đỡ
Miếng đỡ là từ gỗ hoặc viên gạch tàu. Nhưng chú ý là miếng đỡ không được cao quá hoặc thấp quá so với miệng trên của thân bếp. Vì khi đó sẽ làm cho củi khó bắt lửa.
III. ĐẶC TÍNH CỦA BẾP PHÒ
So với bếp củi truyền thống thì loại bếp phò ximăng có những ưu điểm nổi bật như sau.

1. Kích thước của bếp nhỏ gọn hơn so với bếp truyền thống.
Có thể bếp phò nặng hơn bếp truyền thống nhưng khối lượng không đáng kể.
2. Việc nhóm bếp không mất nhiều thời gian như bếp truyền thống.
Để nhóm bếp thì trước tiên chúng ta cần chuẩn bị một ít củi khô, chẻ nhỏ để cho dễ bắt lửa. Sau đó chúng ta bắc xoong hoặc chảo lên bếp, phía dưới để ít giấy hoặc lá dừa khô hoặc bất cứ loại vật liệu nào dễ cháy, phía trên là ít củi. Tiếp đó là mở quạt gió và châm lửa. Nhờ có quạt gió thổi liên tục nên củi bắt lửa rất nhanh, cháy đượm chứ không mất nhiều thời gian như khi nhóm bếp truyền thống.
3.Tiết kiệm và tận dụng được nhiều loại củi
Khi củi đã bắt lửa rồi thì chúng ta có thể cho vào bếp bất cứ loài củi nào: củi vụn, củi chắc, củi dừa, mùn cưa,…thậm chí là củi có ướt một chút thì nhờ có chiếc quạt gió mọi loại củi vẫn cháy như thường. Một lần đun có thể chỉ cần 3 thanh củi chắc mà lửa bếp vẫn to. Với bếp củi truyền thống đôi khi lửa cháy không được lớn, đồng thời đòi hỏi củi phải thật khô, ướt một chút là khói…lòi con mắt. Quạt gió sử dụng dòng điện xoay chiều nhưng vì công suất nhỏ nên cho dù thời gian đun có lâu thì hao phí điện năng cũng không đáng kể.
Đun nấu là công việc thường xuyên và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Hiện nay, trong gia đình sử dụng nhiều loại bếp khác nhau như: bếp ga, bếp dầu, bếp củi, bếp than, bếp rơm rạ,…Nhưng các loại nhiên liệu như ga, dầu ngày càng đắt và không phù hợp đối với các gia đình nông dân có mức thu nhập thấp. Hơn nữa, ở khu vực miền Tây Nam Bộ từ lâu bếp củi là một hình thức được sử dụng phổ biến. Do đó tôi tin tưởng rằng nó luôn là sự lựa chọn của nhiều bà nội trợ. Hi vọng loại bếp phò này đem đến cho mọi người cảm giác thân thiện, gần gũi và cả sự tiện lợi, rẻ tiền nữa.
Mọi chi tiết về loại bếp phò xin mọi người vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0123 9955 808 hoặc email [email protected]
Xin chân thành cám ơn.


Một số hình ảnh phò

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Tuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)